Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức chi trả lương hưu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 43 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.5.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua nghiên cứu quá trình tổ chức và thực hiện hệ thống BHXH hƣu trí tại các nƣớc trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho VN nhƣ sau:

Thứ nhất: Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc quản lý quỹ hưu trí.

Trong tất cả các nƣớc, vai trò của Nhà nƣớc trong hệ thống hƣu trí là rất quan trọng. Nhà nƣớc với tƣ cách là ngƣời đề ra định hƣớng cho sự hoạt động của hƣu trí và là một sự bảo trợ rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống này, đặc biệt là bảo trợ về mặt tài chính ở các mức độ và hình thức khác nhau. Vì thế cần phải có sự chỉnh sửa trong các quy định cũng nhƣ cách quản lý quỹ hƣu trí, xây dựng luật pháp về hƣu trí ổn định lâu dài, tránh sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự bình yên của xã hội và cuộc sống của ngƣời lao động.

Thứ hai: Xây dựng quỹ hưu trí đủ khả năng chi trả lâu dài, từ thế hệ này sang thế khác. Hiện nay Việt Nam vẫn đang áp dụng phƣơng pháp PAYG (pay as you go: khoản tiền thu được hiện tại được dùng để chi trả cho chi phí hiện tại). Phƣơng pháp này có thể làm giảm khả năng tài chính quốc gia khi dân số già hóa nhanh và nợ lƣơng hƣu tiềm ẩn lớn, hơn nữa nó còn dẫn đến sự bất công bằng giữa các thế hệ tham gia hệ thống - thể hiện sự bất tƣơng ứng giữa mức đóng và mức hƣởng. Bởi vậy, việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống hƣu trí mới là hết sức cần thiết.

Thứ ba: Điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới. Hiện nay tại Việt Nam, tuổi nghỉ hƣu bình quân của lao động nữ mới đạt 51 tuổi, ít hơn 4 năm so với quy định, còn đối với nam giới là 55 tuổi. Từ kinh nghiệm của các nƣớc trên, chúng ta nên xem xét điều chỉnh độ tuổi nghỉ hƣu của nữ giới: thứ nhất là lao động nữ đƣợc quyền lựa chọn nghỉ hƣu sớm 5 năm; hoặc tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và làm việc đến 60 tuổi nhƣ nam giới. Phụ nữ vẫn đƣợc hƣởng quyền lƣơng hƣu khi đủ 55

tuổi nhƣ quy định hiện tại và công thức tính lƣơng hƣu của nữ giới dần dần đƣợc thay đổi để bình đẳng với nam giới. Thứ hai là tăng tuổi nghỉ hƣu cho lao động nữ lên độ tuổi 60.

Thứ tư: Phát triển hệ thống hưu trí tự nguyện, các quỹ hƣu trí tự nguyện để tạo điều kiện cho những lao động thuộc khu vực “phi chính thức” (lao động tự do) có cuộc sống ổn định khi hết tuổi lao động.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức chi trả lương hưu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 43 - 45)