Theo số liệu thống kê trong bảng 2.3 ở trên từ phiếu trưng cầu ý kiến của 60 người kết quả như sau: Tổng số tiêu chí đưa ra trưng cầu, đánh giá về năng lực quản lý là 9 tiêu chí. Qua số liệu thống kê trong bảng cho thấy: Năng lực quản lý của CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng đạt ở mức khá tốt. Tỷ lệ xếp loại trung bình ở các tiêu chí vẫn còn nhiều.
2.2.3. Về độ tuổi và thâm niên quản lý
Bảng 2.4: Thống kê độ tuổi, thâm niên quản lý của nữ CBQL trường
Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng
TS: 6 Độ tuổi Thâm niên QL
< 30 30 – 35 36 - 40 41 – 45 < 5 năm
SL 0 2 2 2 6
% 0 33.3 33.3 33.3 100
2.2.3.1. Về độ tuổi
Cơ cấu về độ tuổi đội ngũ nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng năm học 2012 - 2013 được trình bày trong bảng 2.5.
Số liệu cho thấy, nữ CBQL ở độ tuổi 40 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ (33.3%). Độ tuổi này, các nữ CBQL sẽ có kinh nghiệm trong quản lý công tác giảng dạy và chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, với độ tuổi này sẽ có nhiều hạn chế, khó khăn nhất định khi chỉ đạo và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác quản lý.
Số lượng nữ CBQL ở độ tuổi dưới 30 không có, nữ CBQL ở độ tuổi 30 - 35 chiếm tỷ lệ 33.3%. Như vậy công tác trẻ hoá nữ CBQL là vấn đề cần phải được quan tâm, triển khai để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục ngày nay. Vì nữ CBQL trẻ sẽ nhanh nhạy nắm bắt yêu cầu đổi mới, tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc cao, sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, đội ngũ nữ CBQL trẻ cần phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt mới góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nhà trường phát triển hơn nữa.
2.2.3.2. Về thâm niên quản lý
Thâm niên quản lý của CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng được thể hiện trong bảng 2.5.
Qua bảng cho thấy số nữ CBQL đều có thâm niên quản lý dưới 5 năm. Đây là một khó khăn cho sự phát triển của Nhà trường cũng như công tác phát triển CBQL vì hầu hết nữ CBQL của Nhà trường đều mới được bổ nhiệm, kinh nghiệm quản lý chưa được tích lũy nhiều nên sẽ phải có thời gian để làm quen với công việc ở vị trí công tác mới, phải học hỏi, nâng cao trình độ quản lý.
2.2.4. Về trình độ
Bảng 2.5: Thống kê trình độ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng HP
Tổng số
Trình độ CM Trình độ chính trị Trình độ QL TC CĐ ĐH Trên ĐH Sơ cấp Trung
cấp Cao cấp Đã qua lớp BD Q.lý Tỷ lệ% SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6 0 0 0 0 3 50 3 50 1 16.7 3 33.3 0 0 3 33.3
2.2.4.1. Trình độ chính trị
- Cao cấp: 0 - Trung cấp: 3 - Sơ cấp: 01
2.2.4.2.Trình độ quản lí giáo dục
- Có 03 đồng chí đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.
2.2.4.3.Trình độ chuyên môn
- Trên đại học: 3 - Đại học: 3 - Cao đẳng: 0 - Trung cấp: 0
2.3. Đánh giá chung về đội ngũ nữ cán bộ quản lý trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng
2.3.1. Về số lượng
Nhìn chung nữ cán bộ quản lý trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng đủ so với định mức, so với số lượng các phòng chức năng của Nhà trường.
2.3.2. Về chất lượng * Ưu điểm:
Đội ngũ nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Nhận thức và hành động đúng với quan điểm, đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ nữ CBQL ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ phân công đúng pháp luật và đúng quy định. Thực hiện tương đối tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương.
* Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm, đội ngũ nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng còn bộc lộ những hạn chế sau: Việc trẻ hoá đội ngũ nữ CBQL ở
trường chưa thực hiện một cách triệt để thể hiện ở thâm niên quản lý. Có thể nói công tác này mới được quan tâm trong một vài năm gần đây. Nhà trường chưa có chiến lược lâu dài cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ nữ CBQL kế cận cho tương lai. Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ nữ CBQL chưa được thường xuyên, bài bản.
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng
Để đánh giá được thực trạng phát triển đội ngũ nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng chúng tôi dùng phiếu khảo sát theo Mẫu số 2, số lượng người tham gia khảo sát gồm 50 người. Bảng cho điểm theo thang điểm 5 tương ứng với các loại: tốt (5 điểm), khá (4 điểm), trung bình (3 điểm), yếu (2 điểm), kém (1 điểm). Kết quả điều tra theo từng nội dung như sau:
2.4.1.Công tác quy hoạch
Với 6 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ nữ CBQL ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng việc xây dựng quy hoạch đội
ngũ nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng
TT Tiêu chí
Số lƣợng ngƣời cho điểm theo
từng tiêu chí trung Điểm bình
Thứ bậc 1
điểm 2 điểm3 điểm 4 điểm
5 điểm 1 Xác định đúng mục tiêu phát triển đội
ngũ nữ CBQL đến năm 2015. 2 8 16 17 7 3,38 3
2 Xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL 9 9 18 9 5 2,84 5
3 Xây dựng được tiêu chuẩn giáo viên trong diện quy hoạch CBQL 12 13 14 8 3 2,54 6
4 Dự kiến được các nguồn lực thực hiện quy hoạch 0 3 15 20 12 3,82 2
5 Lựa chọn các giải pháp thực hiện quy hoạch. 0 14 18 16 2 3,12 4
6
Quy hoạch luôn được xem xét, bổ sung, điều chỉnh, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, thúc đẩy được sự phấn đấu, vươn lên của cán bộ, giáo viên.
0 0 10 21 19 4,18 1
Theo số liệu bảng 2.6 ta thấy thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng còn rất nhiều nội dung cần quan tâm, các tiêu chí đều đạt ở mức trung bình khá, điểm trung bình chung cho các tiêu chí của công tác quy hoạch là 3.3, tỷ lệ này là thấp. Do đó, công tác này được đánh giá là chưa cao.
2.4.2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển
Với 5 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển đội ngũ nữ CBQL ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn, bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển đội ngũ nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng
T
T Tiêu chí
Số lƣợng ngƣời cho điểm theo từng tiêu chí Điểm trung bình Thứ bậc 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
1 Xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm
chất và năng lực của đội ngũ nữ CBQL 0 4 15 22 9 3,72 3 2
Thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển nữ CBQL theo đúng quy định.
4 11 13 16 6 3,18 4
3
Thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đã được Nhà nước, ngành quy định phù hợp với hoàn cảnh địa phương.
0 3 10 17 20 4,08 1
4
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển thực sự động viên, khích lệ được đội ngũ nữ CBQL.
0 3 15 20 12 3,82 2
5
Luân chuyển nữ CBQL của trường hợp lý, đúng nguyện vọng và hoàn cảnh.
4 12 15 10 9 3,16 5
Trong những năm qua nhà trường đã ban hành tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của nữ CBQL, công tác bổ nhiệm mới đã thực hiện tương đối tốt, song khi tiến hành bổ nhiệm lại không chú trọng xem xét theo các quy định và tiêu chuẩn mới. Điểm bình quân của các tiêu chí của công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển là 3.6 điểm, ở mức trung bình khá. Như vậy việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng cần quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa, góp phân nâng cao chất lượng quản lý cũng như chất lượng giáo dục của Nhà trường.
2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Với 6 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng
TT Tiêu chí
Số lƣợng ngƣời cho điểm
theo từng tiêu chí Điểm trung bình Thứ bậc 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác
định có tính khả thi. 0 10 15 12 13 3,56 3 2 Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
bằng nhiều hình thức. 0 5 19 17 9 3,6 2
3 Cử CBQL đi học các lớp lý luận chính
trị hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. 0 3 15 20 12 3,82 1 4 Cử CBQL đi học Đại học, thạc sỹ... 4 10 17 11 8 3,18 5 5 Sử dụng hợp lý CBQL sau khi họ kết
thúc khoá học bồi dưỡng hoặc đào tạo. 0 3 27 15 5 3,44 4 6
Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý.
5 12 14 13 6 3,06 6
Theo bảng 2.8, điểm bình quân các tiêu chí là 3,44 thể hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nữ CBQL ở mức trung bình. Hàng năm, Nhà trường cử giáo viên có năng lực nằm trong diện quy hoạch đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên vẫn chưa có kế hoạch riêng, mang tính lâu dài mà thường chỉ thực hiện riêng lẻ từng năm, chưa đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện. Mặt khác việc sử dụng CBQL sau khi đi học nâng cao trình độ về còn có chỗ chưa hợp lý. Đội ngũ giáo viên trong diện quy hoạch đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa triệt để, chưa toàn diện cả trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị.
2.4.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá
Công tác kiểm tra, đánh giá của Nhà trường do phòng Thanh tra - Pháp chế chịu trách nhiệm đối với đội ngũ CBQL nói chung, đội ngũ nữ CBQL nói riêng là việc làm thường xuyên, theo định kỳ. Hàng năm, phòng Thanh tra - Pháp chế xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm học, kế hoạch này được thông báo rộng xuống các đơn vị phòng, ban. Nội dung thanh tra, kiểm tra chủ yếu là việc thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong Nhà trường.
Qua kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá với 5 tiêu chí cho thấy công tác này đã được thực hiện tương đối tốt, điểm trung bình các tiêu chí là 4,5, có 4/5 tiêu chí đạt khá và tốt.
Mặc dù vậy, công tác thanh tra, kiểm tra không tránh khỏi một số hạn chế đó là: Những điều chỉnh sau khi thanh tra, kiểm tra chưa thực sự tốt, chưa có biện pháp phù hợp. Đôi khi, công tác thanh tra còn mang tính động viên, nhắc nhở; các nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra chưa được phong phú. Cụ thể công tác thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ trong bảng sau:
Bảng 2.9: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá
đội ngũ nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng
TT Tiêu chí Số lƣợng ngƣời cho điểm theo
từng tiêu chí Điểm trung bình Thứ bậc 1 điểm2 điểm3 điểm4 điểm5 điểm
1
Có kế hoạch cụ thể về việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý đối với nữ CBQL
0 0 7 11 32 4,5 3,5
2
Nội dung thanh tra, kiểm tra được thực hiện đúng với quy định, phù hợp để đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo của
CBQL nhà trường.
0 0 5 15 30 4,5 3,5
3
Có những điều chỉnh bằng các quyết định quản lý và có hiệu lực sau thanh tra, kiểm tra.
2 7 13 16 12 3,7 5
4
Công tác thanh tra, kiểm tra thực sự thúc đẩy, giúp CBQL nâng cao, phát triển về phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý, Lãnh đạo.
0 0 0 8 42 4,84 2
5
Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra, lấy đó là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng cuối năm học.
0 0 0 0 50 5,0 1
Điểm bình quân các tiêu chí 4,5
2.4.5. Công tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng đã thực hiện tốt các chế độ quy định của Nhà nước đối với CBQL như phụ cấp công vụ, công tác phí, thừa giờ, xét tăng lương trước thời hạn...Tuy nhiên, do áp dụng quy định mới về thi đua khen thưởng nên CBQL càng khó đạt danh hiệu thi đua sau mỗi năm học. Kết quả điều tra, khảo sát làm rõ vấn đề này như sau:
Bảng 2.10: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng việc thực hiện chế độ,
chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng
TT Tiêu chí
Số lƣợng ngƣời cho điểm theotừng tiêu chí Điểm trung bình Thứ bậc 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
1 Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ nữ CBQL. 0 0 0 0 50 5,0 1 2
Xây dựng chính sách riêng về đãi ngộ, khen thưởng của nhà trường đối với đội ngũ nữ CBQL.
10 10 13 10 7 2,88 3 3 Huy động được nguồn lực vật chất để thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nữ CBQL. 10 17 15 5 3 2,48 5 4 Thực hiện thường xuyên kịp thời các chính sách đãi ngộ đối với CBQL. 12 15 13 6 4 2,5 4 5 Thực hiện, áp dụng các hình thức kỷ luật đối với CBQL vi phạm. 3 5 12 19 11 3,6 2
Điểm bình quân các tiêu chí 3,3
Thực trạng phát triển đội ngũ nữ CBQL trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng qua điều tra, khảo sát thấy được những điểm mạnh và những điểm yếu khác nhau, căn cứ vào điểm bình quân các tiêu chí kết quả các công tác được mô hình hóa bằng biểu đồ sau:
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 1 2 3 4 5
1: Công tác quy hoạch 2: Công tác đào tạo, bồi dưỡng
3: Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển
4: Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá