trong nữ cán bộ quản lý trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng nói riêng
Trong những năm gần đây, bình đẳng giới hiện đang là vấn đề nóng bỏng mang tính chất toàn cầu. Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới đã có nhiều cải thiện, nhưng so với yêu cầu của xã hội vẫn còn nhiều điều chưa đạt được như mong muốn. Việc nâng cao nhận thức giới đang là yêu cầu cấp thiết của thiết chế xã hội từ hệ thống chính trị, Trường học, tôn giáo đến mỗi gia đình và mỗi một con Người.
Để nâng cao nhận thức giới, trước hết các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị trong Nhà trường phải làm tốt một số việc sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục dưới mọi hình thức phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương, đơn vị, tổ chức, ngành để mọi Người có nhận thức đúng về vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ.
-Tổ chức bằng nhiều hình thức nhằm quán triệt các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ, tư tưởng bình đẳng giới trong lãnh đạo, giáo viên nhằm nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, tạo bước chuyển biến rõ rệt, hiệu quả trong công tác phụ nữ của Nhà trường trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, vị trí của cán bộ nữ trong sự phát triển chung của Nhà trường; quan tâm đời sống vật chất, tinh thần, thông cảm, chia sẻ với chị em (đặc biệt đối với nam giới).
- Tăng cường tuyên truyền nhận thức về bình đẳng giới trong từng đơn vị bằng nhiều hình thức (ví dụ: tọa đàm, câu lạc bộ,...) nhất là cho nam giới.
- Tạo môi trường tốt: Xây dựng và triển khai các phong trào, hoạt động xã hội để chị em phụ nữ tham gia, nhận thức, vươn lên. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giới; chú ý yếu tố tỉ lệ nữ trong công tác quy hoạch, thuyên chuyển, tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng...
- Các nội dung về giới phải được thể chế hoá trong các nghị quyết của cấp ủy Đảng cũng như các văn bản quy định của các tổ chức chính trị trong Nhà trường. Phải đưa chiến lược ―Vì sự bình đẳng giới‖ vào việc đề ra các tiêu chuẩn thi đua của từng đơn vị trong Nhà trường.
- Tạo các điều kiện, cơ hội thuận lợi để phụ nữ nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ quản lý, kiến thức gia đình. Phải làm cho mọi Người nhận thức được sự tiến bộ của phụ nữ gắn liền với sự phát triển của Nhà trường để mọi Người (nhất là chị em phụ nữ) có ý thức hơn về vai trò, địa vị và trách nhiệm của mình đối với Nhà trường.
Phụ nữ có những nét đặc trng riêng biệt đó là : đức thuỷ chung, cần cù, hy sinh, lòng nhân hậu, vị tha. Đặc biệt, nhờ có sự nhạy cảm, tinh tế có tính chất bẩm sinh mà Người phụ nữ đã tạo ra được một phong cách riêng trong QL: họ biết chọn những mắt xích quan trọng để tạo ra những bước đột phá.
Lợi thế lớn nhất của nữ CBQL trước hết là họ có khả năng động viên đối với chính phụ nữ. Lực lượng này chỉ có thể phát huy được sức mạnh khi chúng ta có chính sách, phương pháp động viên phù hợp.
Người nữ CBQL hiểu rõ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, khó khăn cũng như khuyết điểm của giới mình theo nghĩa ―không ai hiểu mình bằng chính mình‖; Chính từ khả năng đó mà họ dễ tập hợp chị em cùng làm việc với mình.
Trong thực tế, nhiều nữ CBQL ít sai phạm trong quản lý và thực hiện quy chế chuyên môn. Như thế, Người phụ nữ có nhiều ưu thế đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của Nhà trường.
Để phát huy hơn nữa thế mạnh của nữ cán bộ quản lý, trước hết chúng ta phải giải quyết được vấn đề bất bình đẳng về giới, để họ được hưởng một địa vị như nam giới, để họ có cơ hội phát huy khả năng của mình và được hưởng quyền lợi từ kết quả đó.
Bình đẳng về giới cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
+ Bình đẳng về quyền lợi: Đó chính là việc tăng mức sống về vật chất và tinh thần cho phụ nữ, tạo điều kiện về thời gian và phương tiện để họ hoàn thành nhiệm vụ.
+ Bình đẳng về tiếp cận: Tiếp cận thông tin là một trong những tiếp cận quan trọng. Từ các nguồn thông tin tiếp cận được, chị em có thể lựa chọn để có những quyết định đúng đắn trong quản lý. Thông tin phải được coi là một nguồn lực thật sự. Từ nguồn lực này tạo ra các cơ hội, nguồn vốn, việc làm cho chị em. So với nam giới, hiện nay phụ nữ được tiếp cận ít hơn với các nguồn lực đó. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu bức xúc hiện nay là tạo điều kiện cho chị em được chủ động tiếp cận thông tin và các lĩnh vực khác, mạnh dạn giao việc, phân công công tác phù hợp với khả năng từng Người để chị em chủ động tiếp cận và xử lý công việc một cách khoa học và hiện đại.
+ Bình đẳng về nhận thức: là làm cho phụ nữ nhận thức rõ đặc trưng của giới mình để có quyết tâm cao trong hướng phấn đấu, kịp thời nắm bắt thời cơ và vận hội đồng thời những ý kiến (tiếng nói) của chị em cũng phải được tôn trọng khi quyết định vấn đề.
+ Bình đẳng về tham gia: Đây là sự tham gia của phụ nữ bình đẳng với nam giới vào quá trình xây dựng và phát triển của Nhà trường.
Việc nâng cao chất lượng về chuyên môn, tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, nữ giáo viên là việc làm quan trọng, phải tiến hành thường xuyên. Việc xây dựng đội ngũ nữ CBQL tương xứng với lực lượng lao động nữ là một mục tiêu mà Nhà trường cần tập trung chỉ đạo.
Mặt khác, chúng ta đã xác định nữ CBQL có ưu thế đặc biệt. Trước hết đó là sự cần mẫn, tính kiên trì, lòng say mê công việc, là sự tinh tế trong quan hệ ứng xử, gần gũi quần chúng, nghiêm túc và thận trọng khi ra quyết định. Với những ưu thế đó, công tác quản lý giáo dục rất phù hợp với Người phụ nữ.
Để giải quyết thấu đáo vấn đề bình đẳng về giới trong Nhà trường, trước hết trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng cần quan tâm những vấn đề:
+ Tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội cho nữ giáo viên và nữ CBQL tiếp tục được học tập, nâng cao lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp về nội dung, thời gian, địa điểm các khoá đào tạo, bồi dưỡng để chị em tham gia đầy đủ và đạt hiệu quả cao.
+ Phát động nhiều phong trào thi đua để đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên có điều kiện tham gia và khẳng định khả năng của mình.
Về hoạt động chuyên môn nên có các hình thức: Thi đua dạy tốt; viết sáng kiến kinh nghiệm; tổ chức các cuộc hội thảo chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn. Từ đó, tạo điều kiện cho chị em có ý thức trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học.
Cũng từ hoạt động chuyên môn có thể phát hiện những cán bộ, giáo viên nữ có trình độ, năng lực trình độ để từng bước giao nhiệm vụ trong Nhà trường.
Mặt khác, cũng từ những hoạt động thi đua này, tạo điều kiện cho chị em đi đào tạo chương trình cao hơn và thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức qua các lớp học để chị em vững vàng và trưởng thành hơn trong nghề nghiệp.
Bên cạnh hoạt động chuyên môn, chúng ta cần tổ chức các hoạt động với các hình thức: nâng cao chất lượng của phong trào ―giỏi việc Trường, đảm việc nhà‖, thực hiện cuộc vận động ―kỷ cương, tình thương, trách nhiệm‖ v.v... qua
đó để lôi cuốn chị em vào các hoạt động bổ ích và thiết thực, thể hiện vai trò của mình trong Nhà trường, tập thể.
Muốn nâng cao chất lượng các hoạt động đoàn thể trong Nhà trường, hơn ai hết chính bản thân các tổ chức công đoàn, nữ công, đoàn thanh niên phải đổi mới phương thức hoạt động để thu hút đoàn viên, hội viên tham gia. Tránh các hình thức sinh hoạt chiếu lệ, không có nội dung thiết thực, ít hấp dẫn, nhất là đối với tổ chức nữ công sinh hoạt còn gò ép, chiếu lệ. Đây là tổ chức mang tính chất giới tính.
Vì vậy các hoạt động nữ công cũng cần hướng tới những nhiệm vụ chính là tạo cơ hội cho chị em được tham gia với vị trí là Người chủ. Có như thế họ mới bộc lộ được ưu thế sẵn có của giới mình trong việc tham gia các công việc quan trọng mà nhiều Người vẫn cho rằng chỉ có nam giới mới đảm đương được. Bởi thế, các tổ chức chính trị trong Nhà trường phải tạo ra nét sinh hoạt đặc thù, phù hợp với giới và lứa tuổi. Bên cạnh đó, trong Nhà trường, tổ chức nữ công phải tạo điều kiện cho chị em tiếp cận được với các thông tin như: sức khoẻ sinh sản, nuôi dạy con, tâm lý, thời trang và cuộc sống...Phải chú trọng tới cả cách hướng dẫn ăn mặc, trang điểm phù hợp với từng lứa tuổi, từng thời điểm, để chị em tự tin hơn trong công việc và ngay cả trong sinh hoạt ở gia đình.
Từ các hoạt động này, chúng ta phát hiện được các khả năng tổ chức, điều hành của cán bộ, giáo viên nữ để từ đó giao cho họ những công việc như : tham gia vào công tác đoàn thanh niên, công đoàn, nữ công, tham gia vào các ban chủ nhiệm các câu lạc bộ…tạo điều kiện cho chị em giao lưu, học hỏi. Tổ chức các đợt đi tham quan, du lịch....để chị em có điều kiện nâng cao nhận thức phục vụ tốt hơn những nhiệm vụ mà tổ chức phân công.
Hiện nay, nữ CBQL Nhà trường đều trưởng thành từ các hoạt động chuyên môn, hoạt động đoàn thể và xã hội. Điều đó chứng tỏ rằng: Người cán bộ quản lý không phải chỉ giỏi về chuyên môn, mà còn phải có kiến thức về mọi mặt.
Bản thân cán bộ, giáo viên nữ cũng phải khắc phục khó khăn về sức khoẻ, sắp xếp công việc gia đình và chăm sóc con cái một cách khoa học để tự học tập, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, tự khẳng định và tạo uy tín cho mình về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý, giao tiếp…
Điều quan trọng là nữ cán bộ giáo viên phải có kế hoạch và quyết tâm khắc phục những yếu kém của mình như: an phận, ngại thay đổi, tự ti, rụt rè và bằng lòng với chính mình...Nếu không khắc phục được những yếu kém đó, thì dù Nhà trường có quan tâm đến đâu, sự bất bình đẳng về giới vẫn tồn tại, hoặc chỉ có một bộ phận nhỏ nữ cán bộ, giáo viên vươn lên được, số còn lại đâu vẫn vào đó, ít phát huy tác dụng với tập thể.
Biện pháp nâng cao nhận thức giới là yếu tố tư tưởng cơ bản trong quá trình tăng quyền lực cho cán bộ quản lý, giáo viên nữ của Nhà trường, đem lại cơ sở nhận thức cho sự vận động đối với vấn đề bình đẳng giới. Biện pháp này có thể coi là biện pháp tiền đề nhưng lại có ý nghĩa quyết định vì có nhận thức đúng thì mới hành động đúng và đạt hiệu quả cao.