- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.
QUAN NIỆM VĂN HỌC VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG
3.2.2. Cái nhìn thẩm mĩ từ văn chương
Văn học có khả năng giúp người đời nhìn hiện thực một cách phong phú, sâu sắc và thẩm mĩ hơn.
Đề cập đến chức năng thẩm mĩ của văn học, Nguyễn Trãi không chỉ khẳng định vẻ đẹp thần diệu vốn có của những câu thơ hay, những lời văn đẹp. Ức Trai còn khẳng định: văn học còn có khả năng giúp người đời nhìn hiện thực một cách phong phú, sâu sắc và thẩm mĩ hơn:
Khuờ bớch thiờn trựng khai điệp hiến; Pha lê vạn khoảnh dạng tình ba
Quản huyền hào tạp lõm biờn điểu; La ỷ phương phân ổ lý hoa.
Nhãn để nhất thì thi liệu phú; Ngõm ông thuỳ dữ thế nhân đa?
Trong con mắt người thường, “núi lớp lớp”, “nước dợn muôn khoảnh”, “chim hót bên rừng”, “hoa nở trong bờ giậu” chỉ là những sự vật rất đỗi quen thuộc của cuộc sống. Nhưng nhờ có thơ ca, người đời mới có thể nhận ra: “núi lớp lớp dăng nghìn” là “ngọc khuê, ngọc bích”, “mặt nước dợn muôn khoảnh” “trong như pha lê”, “chim hót bên rừng” là “đàn sáo rộn rịp”, “hoa nở trong bờ giậu” là “gấm vóc rực rỡ”. Như vậy là văn chương, thơ ca đã thực hiện chức năng thẩm mĩ vốn có của nó, làm cho cuộc sống đẹp hơn, làm cho con người nhìn thấy ở những sự vật bình thường hàng ngày nguồn “thi liệu” dồi dào. Quan niệm này đến thế kỉ XVIII đã được nhiều tác giả kế thừa, phát biểu thành những quan niệm mang tớnh lí luận. Ví dụ như Ngụ Thì Nhậm trong bài Tựa Tinh sà kỷ hành đã đề cao khả năng tác động vào lòng người của thơ: “Là một tác gia lành nghề thì không thể chuyên một loại nào mà đủ: thơ, phú, ca, vịnh, biện luận, quớ, chớ, tựa, bạt, biền ngẫu, tán, hành… Nhưng trong đó loại có khả năng gây hứng thú và xúc cảm cho người ta thì không gì bằng thơ”.