Tư tưởng Phật giáo

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu một số phương diện trong quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 20 - 26)

Phật giáo là một triết thuyết mà về mặt triết học, quan niệm rằng: bản chất cuộc sống là do bốn nỗi khổ “sinh, lóo, bệnh, tử” tạo thành. Mục đích của đời người là cầu mong được giải thoát khỏi tất cả mọi nỗi khổ đó, để đi tới chỗ hoàn toàn thanh tĩnh, khụng sống chết, khụng nghiệp bỏo luừn hồi, đó là cảnh giới niết bàn (nirvana). Những điều mà Phật Thích-ca chứng nghiệm dưới gốc bồ đề và mong muốn đem ra giác ngộ chúng sinh đi lên con đường giải thoát mà đi đến cừi niết bàn, về đại thể gồm có: Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyênBỏt chính. Trong Tứ diệu đế (bốn điều suy ngẫm rừ ràng), chỳng tụi lưu từm đến điều thứ tư: Đạo đế (Maraga) - những điều suy ngẫm về phương pháp tu hành để đạt tới chỗ đắc đạo, chủ yếu gồm có tám điều chừn chớnh (bỏt chớnh), trong đú cú điều thứ tỏm là chớnh định - chăm chỳ vào cừi thiền định. Phật giáo coi thiền định (yên tĩnh suy nghĩ) là một phương phỏp tu hành quan trọng. Thiền vốn là Thiền-na, dịch ừm chữ Dhyana trong tiếng Xăng-xcơ-rít, có nghĩa là yên tĩnh mà suy nghĩ. Trong số các phương pháp tu hành tọa thiền, Bồ-đề-đạt-ma đưa ra hai phương pháp:

Lí nhậphành nhập. Nội dung của lí nhập là từ trong nhận thức tìm cách thoát li thế giới hiện thực để đạt tới thế giới siêu hiện thực (tức chân như), khụng những quên sự tồn tại của cá nhân mình mà còn phải quên cả tính

chân thực của thế giới khách quan. Hành nhập thì bao gồm bốn phép sau đây: gạt bỏ ý niệm phản kháng, luyện lấy tính nhẫn nhục chịu đựng; gạt bỏ mọi sự phân biệt phải trái, thiện ác; gạt bỏ mọi ước muốn nguyện vọng; suy nghĩ và hành động đúng như giỏo lớ của đạo Phật. Trên cơ sở đó, sau này các môn đồ của Bồ-đề-đạt-ma đã đi tới quan niệm: coi thế giới khách quan là không thực, các sự vật khách quan và các quy luật vận động của chúng đều là hư ảo; coi thế giới tinh thần là cái có trước, là thực tại, là vĩnh cửu. Họ gọi thế giới không sinh không diệt trong tâm tưởng của họ là chân như, là tính Phật…

Phật giáo xuất phát từ một nhận định tổng quan về tớnh vô thường, tớnh lừm thời, hữu hạn, tớnh khả biến và vỡ thế tớnh “giả dối” của thế giới sắc tướng nên đi đến khái niệm vô niệm, có nghĩa là cần phải quên hết, đừng nghĩ đến bất kì một sự vật gỡ trờn thế giới này, cốt để cho tâm được yên tĩnh trong sáng. Người ta có sáu cửa (sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) để tiếp xúc với ngoại giới. Nhờ sáu cửa đó người ta có tri thức và các tri thức do cảm quan đem lại đó được gọi là lục thức. Nhưng muốn có lục thức, trước hết phải có lục trần (sáu đối tượng bị nhận thức qua sáu cửa). Tuy nhiên, lục trần ngăn trở con đường đi vào đạo, cho nên cần phải gạt bỏ chỳng, dựng

“trớ tuệ chân thực” của mình soi tỏ nội tâm, khiến cho mọi vọng niệm (những ý nghĩ khụng phự hợp với đạo) đều bị diệt trừ, thấy rừ được tự tớnh vốn có, như vậy là có thể thành Phật, đắc đạo, đốn ngộ.

Trong thế giới Phật giáo, con người nhờ yên tĩnh thiền định mà đạt tới những giừy phỳt chứng nghiệm sự hoà hợp giữa chủ thể và khỏch thể, giữa ý tưởng biểu đạt và cái được biểu đạt, vươn tới sự tỉnh thức (Buddha), trực giác vụ phân biệt trí (Nirvikalpajanana), vụ ngôn như Bồ-đề-đạt-ma chỉ hướng: “giỏo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhừn từm, kiến tớnh thành Phật” - Truyền lại không lệ thuộc vào giáo nghĩa, văn tự, đi thẳng vào lòng người, thấy được bản tớnh và thành Phật.

Những trỡnh bày trờn đừy cho thấy, “tư duy Phật giỏo gần gũi với tư duy văn học ở tớnh trực giỏc và tớnh hướng nội […] chỳ trọng đến chữ “từm”, khai thỏc tận cựng cỏc yếu tố thuộc về “từm” chứ khụng đơn thuần chỉ là sự tỡm hiểu để khai thỏc mặt từm lớ xó hội. Tư duy này gần gũi và cú liờn quan đến quy luật nhận thức để sáng tạo văn học nghệ thuật” [45, 174]. Tư duy Phật giáo đặc biệt gần gũi với việc sáng tác thơ ca, chớnh vì vậy ở Trung Hoa, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến các trường phái thơ ca như ở thời Đường, Tống, Minh, Thanh.

Nghiên cứu các sáng tác của Nguyễn Trãi, chúng ta nhận ra có cảm quan Phật giáo trong thơ văn ông. “Xét trên phương diện từ vựng, dễ thấy Nguyễn Trãi sử dụng các lớp từ có ý nghĩa như những điển tích, thuật ngữ nhà Phật, hoặc xa gần giàu ý nghĩa biểu cảm tư tưởng, từm linh và đời sống tu hành của nhà Phật […] Ngoài ra là số lớn các thuật từ nhà Phật trong thơ chữ Hán như tiền duyên, tục sự, phi tớch, ngó ẩn, hương hoả, thiền sáp, Phật bỏt, chừn thừn, nhất phỏi, kiếp kiếp, cơ hà diệu, thượng thừa thiền, vụ thụ phi đài, thần tích phi lai; và trong thơ chữ Nôm cũng rất nhiều từ nhà Phật như Bụt, đất Bụt, kiếp, duyên, nghiệp, nghiệp ba thân, hương lửa ba thân, tượng thấy ba thân, chiền (chùa), chùa chiền, tây phương, Như Lai, tâm, vô tâm, vô sự, trai, thiền, rừng thiền, thiền định, tự tại, cơ mầu, ẩn, ẩn dật, đại ẩn, ẩn cả lâm tuyền…” [67, 78]. Bên cạnh lớp ngôn từ hình thức, tư tưởng Phật giỏo cũn thừm nhập vào cả nội dung cỏc sỏng tỏc của Nguyễn Trói. Tuy nhiờn ở đừy, chỳng tụi khụng cú điều kiện đi sừu để làm rừ vấn đề này vỡ không thuộc phạm vi nghiên cứu của bài viết. Điều quan trọng chúng ta cần nhận thấy là: Phật giáo có ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng Nguyễn Trãi, cho dù về cơ bản ông là một nhà Nho. Do vậy quan niệm sáng tác văn chương của ông chắc chắn cũng chịu sự chi phối của triết thuyết này.

Nhờ tiếp thu được khía cạnh tích cực của tư duy Phật giáo (tính trực giác, tính hướng nội) mà ở một số câu thơ của Nguyễn Trói cú cỏi thần diệu, siêu thoát riêng. Đặc biệt, tư duy ấy để lại dấu ấn trong quan niệm văn học

của ông: quan niệm về “cảnh tượng” trong sáng tác, về khả năng thần diệu của thơ ca.

1.2. Tư tưởng Đạo gia(1)

Đạo gia coi Đạo là phạm trù tối cao, là bản thể tồn tại của tự nhiên có trước trời đất. Trời đất muôn vật đều từ đạo tự nhiên hoá sinh ra, và đều thống nhất trong Đạo. Đạo là cái tồn tại trừu tượng, nhưng có mặt ở khắp mọi nơi, là cái cơ sở tồn tại của muôn vật, là căn nguyên tiến hoá của vũ trụ.

Đạo gia đề xuất hai vấn đề rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng của họ là:

Thiên đạo tự nhiên (sự tồn tại và sinh hoá của trời đất, vũ trụ, muôn vật đều là do sức sáng tạo tự thân) và nhân đạo vô vi (đạo của nhân gian - nhân đạo - cần phải phự hợp với tớnh chất của đạo trong cừi tự nhiờn - thiờn đạo). Thiờn đạo đó là tự nhiờn thỡ nhừn đạo cũng phải thuận theo quy luật tự nhiờn của muụn vật, tuừn theo xu thế tự nhiờn của quỏ trỡnh phỏt triển của sự vật, không nên có những hành động cố ý ngăn trở, phá hoại… Trang Tử phủ nhận về mặt triết học khả năng tác động của con người đối với thế giới, những cái nhân vi con người bày đặt thêm vào tự nhiên chỉ có hại, cho nên chủ trương để mặc theo tự nhiên. Trên cơ sở đó, triết thuyết này chế giễu chuyện cầu danh, chờ cười thỏi độ nhập thế, cứu thế, lờn ỏn cả đạo đức, nhừn nghĩa - cũng là những cỏi nhừn vi do thỏnh nhừn của Nho gia bày đặt - phỏ hoại cái thuần phác, tự nhiên, làm loạn xã hội, làm hỏng con người. Từ triết thuyết đến thực tế, Đạo gia chỉ chú trọng cái sinh thể, cái bản ngã, đúng hơn, cỏi tự kỷ, đả phỏ cỏi luừn thường của Nho giỏo.

Trong công trình Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, tác giả Li-xê-vớch đã chỉ rừ mối quan hệ giữa Đạo và cảm hứng sáng tác thơ ca: “người ta cho rằng, con người chỉ có một giác quan có thể liên hệ được với cái tuyệt đối, và giác quan này là trái tim […] Sự kết hợp động và tĩnh, sự tràn đầy cảm xúc

(1) Ở đây, chúng tôi không sử dụng thuật ngữ “Đạo giáo” mà sử dụng khái niệm “Đạo gia” là bởi hai lí do sau:

- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.

-Đạo gia: chỉ những người theo học thuyết Lão-Trang, nhấn mạnh học thuyết gốc.

và sự tự lắng đọng đến mức “trống rỗng”, khả năng phừn lập cỏi thống nhất ra các yếu tố đối lập, chớnh tất cả những thuộc tớnh này được quy cho trái tim ở xứ Trung Quốc cổ đại và đã làm cho tim gần gũi với đạo là cái bất biến, nhưng sáng tạo ra cái vận động; là cái trống rỗng nhưng lại chứa đựng cái hiện hữu; là cái duy nhất nhưng lại sinh ra nhiều vẻ” [35, 23-24]. Cũng trong chương thứ nhất của công trình này, tác giả đưa ra nhận xét: “vào thời Tiền Hán trái tim được xem là một điểm, là nơi nảy sinh ra ngôn từ thơ.”

[35, 25] và “văn học đớch thực bao giờ cũng là hồi ừm của đạo thoỏt ra từ con tim” [35, 26]. Những nhận định đó cho thấy vai trò, tầm ảnh hưởng của triết thuyết này đối với nhiều thế hệ sáng tác văn chương trong thời trung đại ở phương Đông; cũng như sự tác động của Đạo gia đối với việc hình thành quan niệm văn học ở nhiều tác gia trung đại Việt Nam.

Ở Việt Nam, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, trong nhiều sáng tác thơ ca, chúng ta đã thấy có dấu ấn ảnh hưởng của Đạo gia. Nhưng ảnh hưởng của triết thuyết này trong việc hình thành quan niệm văn học thì có lẽ phải đến thế kỉ XV mới xuất hiện rừ, tiêu biểu là các tác giả như Lê Thánh Tông, Thừn Nhừn Trung, Hoàng Đức Lương… Trong nhiều sỏng tỏc của ụng vua tưởng như thuần Nho học này, chúng ta vẫn bắt gặp một số quan niệm mang màu sắc Đạo gia (một số truyện ở tập Thỏnh Tông di thảo, một số bài thơ chữ Hán). Điều đó lí giải vì sao Lê Thánh Tông tự xưng là “Thiên Nam động chủ”, “Đạo Am chủ nhừn”. Tư tưởng Đạo gia cũn tỏc động đến quan niệm thơ ca của ụng, nhất là quan niệm về từm lý sỏng tạo thơ. Trong bài tựa Quỳnh uyển cửu ca, Lê Thánh Tông chịu ảnh hưởng từ quan niệm hư tĩnh của Lóo Trang, ông cho rằng chớnh trạng thái hư tĩnh ấy là khởi nguồn sáng tạo của thơ ông: “Ta lúc rảnh rỗi sau muôn việc, trong khoảng nửa ngày, mắt xem rừng sách, lòng dạo vườn văn, không nghe huyên náo, lòng như hoa thơm, dục ít thần trong, ở yên cao hứng… Tình của ta thư thái, khí tinh anh cuồn cuộn tuôn ra, lời khuôn mẫu từng từng lớp lớp” [73]. Cận thần của Lê Thỏnh Tụng là Thừn Nhừn Trung thỡ đề cao sự tự nhiờn, giản dị của thơ.

Bình bài Ngự chế hạnh đường ngẫu thành, ông viết: “bài thơ trước thì tả cảnh thực chừn xỏc tuyệt diệu, sau thỡ phụ bày ca vịnh việc thực, từ khoẻ khớ tráng, đó là tấm lòng đẹp đẽ phát ra một cách tự nhiên, không cần mượn sự đẽo gọt mà trăm sự xảo diệu vẫn lộ rừ” [73]. Hoàng Đức Lương với quan niệm cho thơ là “màu sắc ở ngoài mọi màu sắc, mựi vị ở ngoài mọi mựi vị”

rừ ràng cũng cú ảnh hưởng sừu xa từ Đạo gia.

Ở thế kỉ XV, Đạo gia vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng nhất định đối với tư tưởng và sau nữa là việc hình thành quan niệm văn học ở nhiều tác giả, trong đó có Nguyễn Trãi. Đã có nhiều bài viết khẳng định màu sắc Đạo gia trong tư tưởng Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi về cơ bản là Nho chứ không phải Trang, tuy nhiên ông đã biết “kết hợp tư tưởng Nho gia và Lóo Trang để khái quát hoá, lý luận hoá, lấy con người tự nhiên, tự do, tự tại làm cơ sở cho một thái độ sống vì đời, làm việc thiện cho nhau, có quan hệ đầm ấm với nhau đồng thời đảm bảo thú vui riêng, không khắt khe lên án dục vọng một cách tôn giáo” [24, 115]. Do đó, chúng ta có thể tỡm thấy màu sắc Đạo gia trong cảm hứng sáng tác của Nguyễn Trãi, ông đến với cái huyễn ảo của Đạo gia để phủ nhận danh lợi, để ung dung, tự tại; đến với vô vi theo đại đạo tự nhiên của Đạo gia để sống thuận theo quy luật tự nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. Tư tưởng Đạo gia cũn được tỡm thấy trong nghệ thuật biểu hiện của tác giả, ở những điển cố, hình tượng nghệ thuật.

Từ đó, chúng ta có thể đi đến những kết luận sau:

Thứ nhất, “Đạo gia ảnh hưởng khỏ toàn diện và khỏ sừu trong thơ Nguyễn Trói” [84, 74].

Thứ hai, Đạo gia theo đuổi một nhân sinh quan xuất thế, thanh tĩnh vô vi, coi nhẹ sự sống chết, không quan tâm đến thế sự, chủ trương giữ cho được sự thuần nhất, sự hồn nhiên, dứt bỏ sự khôn ngoan tinh khéo, cố gắng giảm bớt dục vọng ham muốn cho từm hồn được trong sỏng, thanh thản. Vỡ vậy, cái mạnh của Đạo gia cũng chớnh là sức ảnh hưởng của triết thuyết này đối với việc hình thành quan niệm sáng tác của nhiều tác giả trung đại, trong đó có Nguyễn Trãi là: coi trọng trực giác, trực cảm, chủ trương kiệm lời, “lời

ít ý nhiều”, nhấn mạnh trạng thái “hư tĩnh” trong sáng tạo cũng như đề cao cái đẹp bình đạm, tự nhiên.

Thứ ba, như một hệ quả tất yếu, trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi cũng có màu sắc Đạo giáo: coi trọng trực giác, trực cảm, đề cao cái đẹp bình đạm, tự nhiờn…

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu một số phương diện trong quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w