PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu một số phương diện trong quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 79 - 83)

- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.

PHẦN KẾT LUẬN

Như trong phần Mở đầu đã nói, luận văn của chúng tôi tập trung làm rừ những phương diện sau trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi: bản chất của văn học, người làm văn chương và chức năng của văn chương.

Ở vấn đề thứ nhất, bản chất của văn học - điều quan trọng là nguồn gốc của văn học - Nguyễn Trãi đã có sự nhất trí cao với các tác giả đi trước, đồng thời noi theo quan niệm của các học giả Trung Hoa khi cho rằng văn chương khởi phát từ tình cảm của con người, mang bản chất tõm lý thông qua các phạm trù như “tình”, “chí”… Ở đõy sự phõn biệt giữa “chí” và “tình” là khơng đáng kể. Có thể thấy rằng ngay từ thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã lựa chọn một quan niệm văn học đúng đắn, thiên về khẳng định bản chất trữ tình (cảm xúc chõn thật tự nhiên), nguồn gốc đời sống của văn chương. Đõy là khuynh hướng tư tưởng tiến bộ, căn cứ trên thực tiễn sáng tác, đối lập với khuynh hướng bảo thủ, chịu ảnh hưởng nặng nề của Tống Nho, thiên về khẳng định nguồn gốc lý tớnh, duy lý của văn chương, thơ ca (đạo đức, lũn lý). Đó cũng chớnh là sự phõn hố về mặt ý thức văn học trong suốt thời trung đại.

Khi đề cập đến vấn đề người làm văn chương, Nguyễn Trãi rất chú trọng đến phương diện “hứng” trong sáng tác. Phương diện này có mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề bản chất, nguồn gốc trữ tình của văn chương nghệ thuật. Ở quan niệm văn học của Nguyễn Trãi, chúng tơi nhận thấy, vai trị của cảm hứng đối với việc sáng tạo tác phẩm rất được Nguyễn Trãi coi trọng. Ông đã nhận thức được cảm hứng là sự rung động của người sáng tác trước hiện thực khách quan, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể là cơ sở cho sự hình thành tác phẩm. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý rằng, không một tác giả nào khơng ý thức được vai trị của cảm hứng đối với việc sáng tạo tác phẩm, nhưng nhận thức về bản chất, cơ chế hình thành của cảm hứng lại thuộc về trình độ, quan niệm của mỗi tác giả và mỗi thời đại. Mặt khác,

cảm hứng lại là một hiện tượng tõm lý khó nắm bắt, linh diệu và biến ảo cho nên những gì Nguyễn Trãi quan niệm về phương diện này ở thế kỉ XV là rất đáng ghi nhận, để đến thế kỉ XVIII, vấn đề này sẽ được phát biểu đầy đủ và sõu sắc hơn.

Vấn đề thứ ba là quan niệm của Nguyễn Trãi về chức năng của văn học. Ông đề cập tới hai chức năng: chớnh trị - đạo lý, thẩm mĩ. Tuy vậy, chức năng được nhấn mạnh nhất vẫn là chức năng chớnh trị - đạo lý. Đõy là biểu hiện rừ nhất cho sự chi phối của ý thức hệ Nho giáo đối với quan niệm văn học cũng như sự chi phối của những “chức năng ngoài nghệ thuật” đối với văn học. Nguyễn Trãi là một nhà nhà Nho chớnh thống cho nên khơng ra ngồi thiên kiến có tớnh ý thức hệ đó. Tuy nhiên với tầm nhìn vượt thời đại, với tấm lịng “ưu ỏi” khơn ngi với nước, với dân, Nguyễn Trói khụng đi vào lối mịn: đề cao thứ văn chương “chở đạo, núi chớ” một cách chung chung. Trong các sáng tác văn học của ông luôn luôn thường trực chức năng “vệ Nam, điện Bắc”. Đó khơng phải là nhiệm vụ của một giai đoạn, thời kì, mà vẫn và sẽ luôn là vai trị của văn chương mn đời. Văn chương chân chính phải làm trọn nhiệm vụ bảo vệ và dựng xây đất nước. Vì thế quan niệm văn học của Nguyễn Trãi luôn mới mẻ, luôn đồng hành với nhiều thế hệ cầm bút xưa và nay.

Nhưng bên cạnh đó, đến Nguyễn Trãi cũn xuất hiện một kiểu tác giả mới: tác giả - nghệ sĩ. Ở ơng cũn có phẩm chất của một nghệ sĩ thực thụ. Cho nên, ngoài việc nhấn mạnh chức năng chớnh trị - đạo lý, Nguyễn Trãi cũn ý thức được văn học có chức năng thẩm mĩ (văn học thơ ca phải đẹp; phải giúp cho người đời nhìn hiện thực phong phú, đa dạng hơn; văn học bắt nguồn từ thi liệu đời sống, nhưng phải nõng hiện thực lên một tầm cao mới mang tính thẩm mĩ). Đây có thể coi là một sự cách tân so với các tác giả trước và cùng thời với ông. Điều đáng ngạc nhiên là, Nguyễn Trãi không chỉ đề cập đến vẻ đẹp nội dung của văn học mà cịn rất chú trọng đến cái đẹp hình thức (thể hiện qua nội hàm các khái niệm như “cõu mầu”, “cõu thần”…). Quan niệm

này của Nguyễn Trói đó đặt nền móng cho quan niệm văn học về chức năng thẩm mĩ của văn chương đầy đủ hơn, sâu sắc hơn ở các tác giả giai đoạn sau trong văn học trung đại Việt Nam.

Quan niệm văn học của Nguyễn Trãi hình thành và phát triển dưới sự tác động của nhiều nhõn tố: thời đại, thực tiễn sáng tác, ý thức hệ, hoàn cảnh lịch sử - xã hội rộng lớn… Trong đó, theo chúng tôi, vấn đề ý thức hệ - tư tưởng của tác giả chiếm một vị trí quan trọng, tác động trực tiếp, mạnh mẽ, tinh vi và phức tạp đến nội dung và tớnh chất của quan niệm văn học Nguyễn Trãi. Cơ sở tư tưởng - ý thức hệ ở đõy chớnh là sự tồn tại trong thế vừa bài trừ, vừa đan xen thõm nhập lẫn nhau của Nho giáo, Phật giáo và Đạo gia. Tùy từng thời điểm và hồn cảnh, các triết thuyết này có tác động khác nhau đến quan niệm văn học của Nguyễn Trãi. Nhưng nhìn chung, tác động của Nho giáo vẫn là chủ đạo, trong đó, ảnh hưởng của Nho giáo nguyên thủy đối với Nguyễn Trãi là chủ yếu.

Quan niệm văn học của Nguyễn Trãi dù chỉ là những ý kiến đơn lẻ, chưa tạo thành một hệ thống nhưng đã có một diện mạo tương đối rừ nét. Trong quan niệm văn học của ông, chúng tôi nhận thấy những vấn đề như: bản chất của văn học, chức năng của văn học, của người sáng tác đã được đề cập đến. Đú chính là những đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi trong việc đặt nền móng để các tác giả giai đoạn sau (đặc biệt là thế kỉ XVIII, XIX) có được những chuyên luận, khảo luận thực sự “chuyờn nghiệp” và dày dặn về quan niệm văn học.

Cũng cần nhận thấy rằng, trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi có sự kế thừa quan niệm văn học của các tác giả trước ông (Việt Nam và Trung Hoa), tất nhiên đó là sự tiếp thu có chọn lọc và trên tinh thần lựa chọn những điểm khả thủ. Do đó, tớnh chất thuật lại, bình giảng được hạn chế, thay vào đó là những sáng tạo độc lập, riêng biệt, thể hiện tài năng và tầm tư tưởng lớn của Nguyễn Trãi. Nhờ vậy, ở một số phương diện, quan niệm văn học của Nguyễn Trói đó tạo nên những bước chuyển, cách tân (quan niệm về

hứng trong sáng tác, về chức năng thẩm mĩ của văn chương) so với giai đoạn trước cũng như thời ông đang sống.

Tuy vậy, trên hành trình phát triển quan niệm văn học trung đại Việt Nam, quan niệm văn học của Nguyễn Trãi cũng như nhiều tác giả thế kỉ XV và trước đó (X - XIV) đóng vai trị là giai đoạn chuẩn bị, tạo những tiền đề cần thiết cho sự nở rộ của quan niệm văn học giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX.

Hướng phát triển của đề tài:

Trên đõy là những kết luận chớnh về quan niệm văn học của Nguyễn Trãi. Qua những gì đã trình bày, có thể nói rằng, đó chưa phải là tồn bộ diện mạo quan niệm văn học của Nguyễn Trãi. Luận văn mới chỉ trình bày một số phương diện chớnh trong quan niệm văn học của ông. Do vậy, vẫn cũn nhiều vấn đề cũn có thể tiếp tục đào sõu, nghiên cứu và đó là hướng phát triển của đề tài: quan niệm của Nguyễn Trãi về vấn đề ngôn ngữ, những biểu hiện gián tiếp của quan niệm văn học trong sáng tác của ông; so sánh để tỡm ra sự kế thừa và khác biệt giữa quan niệm văn học của ông với các tác giả trước, cùng thời và sau ông, những ảnh hưởng của quan niệm văn học Trung Hoa đối với ơng… Đó là những vấn đề lớn, địi hỏi cần có nhiều thời gian, cơng sức của nhiều người…

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu một số phương diện trong quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w