Người làm văn chươn g “Ngõm ụng thựy dữ thế nhân đa”

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu một số phương diện trong quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 53 - 54)

- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.

2.2.2. Người làm văn chươn g “Ngõm ụng thựy dữ thế nhân đa”

Trong các ý kiến của Nguyễn Trãi bàn về người làm văn, quan niệm về cảm hứng trong sáng tác, thì tõm lí sáng tác được Nguyễn Trãi đề xuất đến nhiều hơn cả. Sáng tác văn chương cần phải có cảm hứng, đó có thể được xem như là yêu cầu đầu tiên đối với người làm văn học (chỉ có điều chúng ta nên hiểu cảm hứng trong văn chương Nguyễn Trãi có nội hàm ý nghĩa rộng lớn, và cảm hứng lớn nhất là cảm hứng đối với dõn tộc, nhõn dõn). Cảm hứng đó khởi phát từ chớnh mối quan hệ giao hòa giữa tõm hồn nhà thơ và ngoại giới: “thấy cảnh lòng thơ càng vấn vít” (Thơ tiếc cảnh 8). Và từ đó, Nguyễn Trãi đi đến một yêu cầu đối với nhà văn, nhà thơ là phải tỡm thấy đề tài và cảm hứng trong cuộc sống:

Qua đòi cảnh chộp cõu đũi cảnh Nhàn một ngày nên quyển một ngày

(Tự thán 5)

Như vậy, cảnh nào trên đời cũng có thể là đối tượng miêu tả của nhà thơ. Cảnh đó có thể là cảnh đời, hoặc cũng có thể là cảnh thiên nhiên:

Tín mỹ giang sơn thi dị tựu

Vô tình tuế nguyệt nhãn tương hoa

(Non sông vẫn đẹp lắm hứng thơ dễ đến, Năm tháng luống vô tình khiến mắt sắp loà)

Nguyễn Du sau này cũng có cùng quan điểm với Nguyễn Trãi: văn chương và cái đẹp nghệ thuật là bắt nguồn dồi dào từ thực tại, nên người sáng tác cần phải tỡm thấy đề tài ngõm vịnh từ chớnh cuộc sống:

Lam thuỷ Hồng sơn vô hạn thắng Bằng quân thu thập trợ thanh ngâm

(Sông Lam núi Hồng đẹp vô cùng

Tha hồ anh nhặt nhạnh để làm đề tài ngõm vịnh) (Phúc Thực Đình)

Mạc sầu tịch địa vô giai khách Lam thuỷ Hồng sơn túc vịnh ngâm

(Chớ lo ở nơi hẻo lánh không có bạn Sông Lam núi Hồng đủ để ngõm vịnh)

(Tặng Thực Đình)

Ở phương diện này, chúng ta nhận thấy, Nguyễn Trãi cũng như Nguyễn Du không chỉ đặt ra yêu cầu đối với người làm văn: tỡm đề tài sáng tác trong cuộc sống. Đó cũn là mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống. Tuy rằng đõy mới chỉ là nhận thức ban đầu về cội nguồn cuộc sống của văn học (bởi với các tác giả trung đại, địa hạt thơ ca vẫn được nhắc tới nhiều hơn, do vậy quan niệm văn học mang bản chất tình cảm, khởi phát từ tình cảm vẫn có vị trí chủ đạo), nhưng qua đó vẫn cho thấy một bước tiến trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi so với các tác giả trước ông hay cùng thời với ông (ở văn học trung đại Việt Nam).

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu một số phương diện trong quan niệm văn học của nguyễn trãi (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w