QUAN NIỆM VĂN HỌC VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG
3.2. Chức năng thẩm mỹ
Ngày nay, chức năng thẩm mỹ của văn chương, quan niệm văn học phải phản ỏnh được cỏi đẹp, sỏng tạo ra cỏi đẹp, bồi dưỡng và nừng cao năng lực cảm thụ cái đẹp cho con người được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của văn chương nghệ thuật. Nhưng ở thời trung đại, không phải ngay từ đầu các nhà sáng tác cũng như các nhà lí luận đã thừa nhận như vậy. Chức năng chớnh trị, đạo lý của văn học thường được coi là chức năng quan trọng nhất. Tuy vậy, các tác giả trung đại cũng không vì thế mà bỏ qua chức năng thẩm mỹ. Khổng Tử, người rất đề cao nhiệm vụ tuyên truyền đạo lý thánh hiền của văn học, trong một số phát biểu của ông cũng đã chú ý đến cái hay, cái đẹp của văn chương: “Lời văn phải khộo”(Lễ kí),
“Ngụn chi vô văn, hành nhi bất viễn” (Lời không văn vẻ không đi được xa - Tả truyện), “Chất thắng văn tất dó, văn thắng chất tất sử, văn chất bừn bừn”
(Chất nhiều hơn văn thì không tránh khỏi thô thiển, văn nhiều hơn chất thì không tránh khỏi hư rỗng. Văn và chất phối hợp với nhau - Luận ngữ, Ung Dó). Tất nhiờn đại ý cừu núi này là bàn về con người, hay đỳng hơn là từ văn mà bàn về con người. Nhưng qua đó, chúng ta cũng nhận thấy, Khổng Tử đã chú trọng đến sự thống nhất giữa nội dung và hình thức (tuy vậy, khớa cạnh nội dung vẫn được Khổng Tử xem trọng hơn: “từ đạt nhi dĩ hĩ” - lời nói cốt đạt ý là được rồi). Mặt khác, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, từ văn giữ một
nghĩa cổ là chỉ những hoa văn, đường vừn, vết hằn, chỗ giao kết hoặc gấp khúc của sự vật khách quan; cho nên trong Chu Dịch, chữ văn có một ý nghĩa là vẻ đẹp: “Hoàng thường nguyên cát, văn tại trung dã” (Áo xiêm vàng rất tốt, có vẻ đẹp trong đó - quẻ Khôn, Văn ngôn). Trải qua một quá trình nhận thức dần dần bản chất thẩm mĩ của văn học, “quan điểm xem văn như là một sự thể hiện của tư tưởng về cái đẹp, một tư tưởng thoạt đầu được bao gồm trong đạo, và nay phải hiện ra cho đời qua ngôn từ - đó là một quan điểm mới được hình thành dần dần trong các tầng lớp của giới phê bình văn học thời Hán” [35, 323]. Điều này cho thấy, trong văn học Trung Hoa, từ thời Tiên Tần đến đời Hán, chức năng chớnh trị - đạo lý của văn học được đề cao tuyệt đối. Nhưng bắt đầu từ thời Ngụy Tấn, Nam Bắc Triều trở về sau, chức năng thẩm mĩ của văn học ngày càng được chú trọng hơn.
Với một nền văn học “trẻ” như văn học trung đại Việt Nam, chịu sự ảnh hưởng sừu sắc của nhiều nhừn tố văn học ngoại lai (trong đú cú nền văn học “già” Trung Hoa), những quy luật như trên thường có nhiều diễn biến phức tạp. Điều đó được thể hiện ở chỗ, không phải sau này, chức năng thẩm mĩ của văn học mới được thừa nhận (như quy luật thường thấy ở các nền văn học “già” mà văn học Trung Hoa là một ví dụ). Ngay từ rất sớm, các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã nhận thức được văn học có một chức năng quan trọng: chức năng thẩm mĩ.
Do vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi nhận ra, trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi, bên cạnh việc đề cao chức năng chớnh trị - đạo lý, ông cũng nhắc tới chức năng thẩm mĩ của văn chương nghệ thuật.
Quan niệm của Nguyễn Trãi về chức năng thẩm mĩ của văn chương phần nào được thể hiện qua lời bàn về âm nhạc của ông: “Kể ra, thời loạn dụng vừ, thời bỡnh chuộng văn. Nay đỳng là lỳc nờn làm lễ nhạc. Song khụng có gốc thì không đứng được, không có văn thì không hành được. Hoà bình là gốc của nhạc, thanh õm là văn của nhạc […] Xin bệ hạ yờu nuụi nhừn dừn, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu, đó là không mất
cội gốc của nhạc vậy” [36, 158-159]. Mục đớch chính của lời bàn là: nhắc nhở vua phải thi hành chính sách thân dân, huệ dân. Nhưng qua đó ta có thể thấy quan điểm của ụng đối với văn nghệ. Những cừu như “khụng cú gốc thỡ không đứng được, không có văn thì không hành được” khiến ta liên tưởng tới cừu núi nổi tiếng của Khổng Tử: “ngụn chi vụ văn, hành nhi bất viễn”,
“văn chất bừn bừn”. Như thế cú nghĩa là văn nghệ, cũng như ừm nhạc, đều có gốc ở đời sống, mà đời sống ở đây trước hết là đời sống của nhân dân.
Giữa gốc - nội dung cơ bản của văn nghệ và văn - hình thức biểu đạt của văn nghệ có mối quan hệ mật thiết. Tất nhiên ở đây Nguyễn Trãi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nội dung, nội dung quyết định hình thức. Song qua đó, chúng ta cũng phần nào nhận ra ý thức của Nguyễn Trãi về tầm quan trọng của hình thức, cái đẹp trong hình thức văn chương.
Lời bàn về lễ nhạc nêu trên của Nguyễn Trãi mới chỉ là sự bộc lộ gián tiếp quan niệm của ông về chức năng thẩm mĩ của văn chương. Quá trình khảo sát các sáng tác của ông cho thấy, ở Nguyễn Trãi, quan niệm văn học về chức năng thẩm mĩ của văn chương được thể hiện trực tiếp trên ba bình diện: thứ nhất, ca ngợi vẻ đẹp của văn thơ; thứ hai, văn học giúp người đời nhỡn hiện thực một cỏch phong phỳ, sừu sắc và thẩm mĩ hơn; và cuối cựng là mối quan hệ thẩm mĩ giữa văn học và cuộc sống - văn chương giúp cho cuộc sống đẹp hơn, ngược lại cuộc sống làm cho văn chương phong phú hơn.
3.2.1. Văn chương mang vẻ đẹp
Văn chương muốn thực hiện được chức năng thẩm mĩ thì trước hết bản thân văn chương phải mang vẻ đẹp. Nguyễn Trãi đã không ít lần ca ngợi vẻ đẹp của thơ ca:
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết Ngâm được câu thần dặng dặng ca.
(Ngụn chí 3) Mai Lừm Bụ đừm được cõu thần.
(Tự thán 11)
Khách lạ đến ngàn, hoa chửa rụng Câu mầu ngâm dạ, nguyệt càng cao.
(Thuật hứng 7)
“Cừu mầu ngừm dạ” - cừu thơ hay tuyệt diệu (“mầu” cú nghĩa là diệu) ngừm để tả lũng. Khụng phải Nguyễn Trói tự khen thơ mỡnh. Điều ụng muốn nói là sự ngưỡng vọng trước vẻ đẹp thần diệu của thi ca, niềm hạnh phúc khi ngừm được cừu thơ đẹp: “ngừm được cừu thần dặng dặng ca” và thi nhừn tưởng như hoa mai không chỉ gợi hứng mà chớnh là những bông mai kia
“đừm nở thành thơ”: “mai Lừm Bụ đừm được cừu thần”. Nguyễn Trói nhắc tới người ẩn sĩ đời Tống, nổi tiếng với việc trồng mai và nuôi hạc, khiến chúng ta cảm nhận, phải chăng thấy được ở thơ ca vẻ đẹp thần diệu, nhà thơ đó tỡm được cho từm hồn nhiều trăn trở của ụng một chốn nghỉ ngơi, thoỏt khỏi bụi trần? Hơn thế nữa, cảm nhận cái đẹp của văn chương, thơ ca (qua ngôn từ, hình ảnh, tư tưởng…), người sáng tác và người thưởng thức còn có được những xúc động tâm cảnh. Và xung động tâm cảnh ấy mang lại cho con người những cảm nhận mới mẻ về thế giới thiên nhiên. Vầng trăng muôn đời nay vẫn vậy, nhưng nhờ câu thơ đẹp mà như được đẩy cao hơn vào vũ trụ sâu thẳm, bao la. Câu thơ vừa mang tính siêu thực lại vừa rất hiện thực.
Sức mạnh thần diệu của thi ca (“cừu mầu”), của cỏi đẹp trong văn chương nghệ thuật chính là ở khía cạnh đó. Như vậy là, cái đẹp của văn chương, thơ ca không chỉ tác động vào tâm hồn con người - thế giới tiểu vũ trụ - mà cũn cú sức lan tỏa đến ngoại giới bao la - đại vũ trụ.
Khía cạnh này trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi tìm được sự đồng điệu với quan niệm của nhiều tác giả Việt Nam trước ông và cùng thời với ông. Nguyễn Tử Thành trong bài Chu trung vãn thiếu đã từng viết:
Thập thuý thu hồng quy bút để Bồng song tĩnh tọa cỏnh phừn luừn.
(Nhặt màu biếc, thu màu hồng, dồn vào ngọn bút, Lặng ngồi bên cửa sổ, lòng ngổn ngang).
Hay Nguyễn Phi Khanh ca ngợi vẻ đẹp của thơ ca “toả hương cùng hoa chỉ hoa lan” (Giai cú chỉ lan hương - Bồi Băng Hồ tướng công du Xuân giang). Lờ Thỏnh Tụng khi ca ngợi vẻ đẹp của thơ mình và quần thần (Nhả khí rực rỡ như cầu vồng, rộng vẻ sáng tươi như khuê tảo - Tựa Quỳnh uyển cửu ca), Hoàng Đức Lương lại khẳng định vẻ đẹp kì diệu của thơ ca trên bình diện tiếp nhận: “đến như thơ, thì lại là màu sắc ngoài mọi màu sắc, không thể ngắm bằng con mắt thông thường, là mùi vị ở ngoài mọi mùi vị, không nếm với khẩu vị thông thường” (Tựa Trích diễm thi tập).
Sau Nguyễn Trãi và các tác giả thế kỉ XV, quan niệm về vẻ đẹp của thi ca cũn được bàn đến với nhiều ý kiến phong phỳ và sừu sắc (vớ dụ như Phựng Khắc Khoan với quan niệm: “miờu tả sắc xuừn dồn cả vào ngọn bỳt thơ” - Quá Quảng Bỡnh bụn thoan… ). Điều đó cho thấy quan niệm của Nguyễn Trãi nằm trong dòng chảy chung của quan niệm văn học trung đại Việt Nam về vẻ đẹp của văn chương.
3.2.2. Cái nhìn thẩm mĩ từ văn chương
Văn học có khả năng giúp người đời nhìn hiện thực một cách phong phú, sâu sắc và thẩm mĩ hơn.
Đề cập đến chức năng thẩm mĩ của văn học, Nguyễn Trãi không chỉ khẳng định vẻ đẹp thần diệu vốn có của những câu thơ hay, những lời văn đẹp. Ức Trai còn khẳng định: văn học còn có khả năng giúp người đời nhìn hiện thực một cách phong phú, sâu sắc và thẩm mĩ hơn:
Khuờ bớch thiờn trựng khai điệp hiến;
Pha lê vạn khoảnh dạng tình ba Quản huyền hào tạp lừm biờn điểu;
La ỷ phương phân ổ lý hoa.
Nhãn để nhất thì thi liệu phú;
Ngừm ụng thuỳ dữ thế nhõn đa?
(Hý đề)
Trong con mắt người thường, “núi lớp lớp”, “nước dợn muôn khoảnh”, “chim hót bên rừng”, “hoa nở trong bờ giậu” chỉ là những sự vật rất đỗi quen thuộc của cuộc sống. Nhưng nhờ có thơ ca, người đời mới có thể nhận ra: “núi lớp lớp dăng nghìn” là “ngọc khuê, ngọc bích”, “mặt nước dợn muôn khoảnh” “trong như pha lê”, “chim hót bên rừng” là “đàn sáo rộn rịp”, “hoa nở trong bờ giậu” là “gấm vóc rực rỡ”. Như vậy là văn chương, thơ ca đã thực hiện chức năng thẩm mĩ vốn có của nó, làm cho cuộc sống đẹp hơn, làm cho con người nhìn thấy ở những sự vật bình thường hàng ngày nguồn “thi liệu” dồi dào. Quan niệm này đến thế kỉ XVIII đã được nhiều tác giả kế thừa, phát biểu thành những quan niệm mang tớnh lí luận. Ví dụ như Ngụ Thì Nhậm trong bài Tựa Tinh sà kỷ hành đã đề cao khả năng tác động vào lòng người của thơ: “Là một tác gia lành nghề thì không thể chuyên một loại nào mà đủ: thơ, phú, ca, vịnh, biện luận, quớ, chớ, tựa, bạt, biền ngẫu, tán, hành… Nhưng trong đó loại có khả năng gây hứng thú và xúc cảm cho người ta thì không gì bằng thơ”.
3.2.3. Mối quan hệ, tác động qua lại mang tính thẩm mĩ giữa văn chương và cuộc sống
Chức năng thẩm mĩ của văn học còn được Nguyễn Trãi đề cập đến thông qua mối quan hệ, tác động qua lại mang tính thẩm mĩ giữa văn học và cuộc sống: văn chương giúp cho cuộc sống đẹp hơn, ngược lại cuộc sống làm cho văn chương phong phú hơn.
Trong bài Hý đề, Nguyễn Trãi đã gọi những cảnh sắc thiên nhiên là
“thi liệu phú”; hay trong bài Vọng doanh, ông lại nhắc tới khái niệm “thi cảnh”: “Thi cảnh liờu nhừn vún hứng khiờn” (Cảnh thơ ghẹo người hứng buổi chiều hôm lôi kéo). Qua đó có thể thấy, trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi, cuộc sống, thiên nhiên chớnh là nguồn thi liệu dồi dào, là cảnh thơ gợi hứng cho người sáng tác. Như vậy, không chỉ văn chương giúp con
người nhìn hiện thực cao rộng hơn mà chớnh cuộc sống cũng mang lại sự phong phú cho văn học.
Và trong mối quan hệ đó, văn học thực hiện nhiệm vụ thẩm mĩ: biến nguồn “thi liệu dồi dào” ấy thành thơ ca, dựng văn chương để nừng cuộc sống lên một tầm cao mới:
Khách đến vườn còn hoa lác Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.
(Mạn thuật 13)
Bài thơ vừa làm xong thì thấy trăng bước vào nhà, thế là thơ đã gọi trăng vào. Điều đó cho thấy giữa cái đẹp của tâm cảnh với cái đẹp của ngoại cảnh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong tâm thế của thi hứng dạt dào, người sáng tác không chỉ viết nên những câu thơ đẹp. Điều quan trọng là bản chất thẩm mĩ của thi ca còn vượt thoát khỏi khuôn khổ của câu chữ để vươn ra với thế giới bên ngoài, tác động vào thế giới bên ngoài, làm cho thế giới ấy sinh động hơn, có hồn hơn, dạt dào sức sống hơn. Cho nên thiên nhiên vốn vô tri mà hóa thành người bạn của con người: “Thơ nên cửa thấy nguyệt vào”. Ý thơ đẹp không chỉ dành để thưởng thức mà còn có thể và phải nâng cuộc sống lên một tầm cao mới chính là như thế. Vẻ đẹp thần diệu đó của thơ ca cũn được Nguyễn Trãi nhắc đến trong một ý thơ khác:
Khách lạ đến ngàn, hoa chửa rụng Câu thần ngâm dạ, nguyệt càng cao.
(Thuật hứng 7) Hay trong bài Chu trung ngẫu thành 2:
Ngư ca tam xướng yên hồ khoát
Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao.
(Ba cừu hỏt ụng chài, hồ khúi rộng thờm ra;
Một tiếng sáo chú mục, mặt trăng được đẩy cao hơn).
“Hồ rộng thờm ra vỡ làn dừn ca toả ra trờn mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáo vút thẳng lên bầu trời, khụng biết dừng lại ở đừu. Tả lời hỏt, tiếng sỏo, đồng thời tả cảm giỏc của người ta khi nghe ca nghe nhạc, ý tứ thật hàm súc. Không gian rộng thêm ra, cao thờm lờn mà chớnh cũng là từm hồn con người mở rộng ra, lớn thờm lờn.
Văn chương cú thể và phải nừng con người lờn một tầm vúc cao đẹp hơn là như thế” [32a].
Nguyễn Trãi về cơ bản là một nhà Nho, luôn luôn đề cao chức năng chớnh trị - đạo lý của văn học. Nhưng không vì thế mà ông phủ nhận tác dụng thẩm mĩ của văn chương. (Cũng cần lưu ý, ngay trong sự biểu hiện chức năng chính trị - đạo lý, Nguyễn Trãi - cũng như tất cả các tác giả văn học trung đại nói chung - đều quan niệm rằng điều đó cũng có vẻ đẹp riêng, cũng là sự biểu hiện của cái đẹp). Khẳng định vẻ đẹp của thơ ca, khẳng định khả năng thơ ca giỳp con người nhỡn cuộc sống phong phỳ và sừu sắc hơn, đồng thời thấy được mối quan hệ giữa văn chương và cuộc sống dựa trên nguyên tắc thẩm mĩ, đú chính là sự cách tân, là đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi vào nền lí luận văn học dân tộc, dù sự đóng góp này không được trình bày dưới dạng lý luận. Quan niệm này đã được một số tác giả trước Nguyễn Trãi đề cập, đến Nguyễn Trãi được biểu hiện rừ rệt hơn và sau ông cũn được nhiều tác giả văn học trung đại Việt Nam bàn luận tới, bổ sung và hoàn thiện. Đó là một hệ quả tất yếu của một trong những quy luật tồn tại ở thời trung đại: ảnh hưởng của các “chức năng ngoài nghệ thuật” đối với tác phẩm văn học ngày càng giảm dần, thay vào đó là sự khẳng định của những chức năng nghệ thuật. Nguyễn Trãi, bằng quan niệm đề cao chức năng thẩm mĩ của văn chương, đã góp phần không nhỏ vào bước chuyển mình ấy của văn học trung đại dân tộc.
Tiểu kết
Trong quan niệm của Nguyễn Trãi về chức năng của văn học, ông đề cập đến hai chức năng cơ bản: chớnh trị - đạo lý và thẩm mĩ. Và những ý kiến bàn về hai chức năng này ở Nguyễn Trãi chưa nhiều, chưa mang tớnh hệ thống. (Đó là một hệ quả tất yếu, bởi một phần do các sáng tác của ông thất truyền nhiều, phần khác là do yếu tố thời đại. Giai đoạn thế kỉ XV và bốn thế kỉ trước đó, văn học trung đại Việt Nam chưa có nhiều ý kiến bàn luận về văn học, về những ý kiến như bản chất của văn chương, về người làm văn, về chức năng của văn học. Nếu có, những ý kiến mới chỉ ở dạng đơn lẻ, tản mạn). Tuy nhiên, điều cần khẳng định ở phương diện này chính là tính cách tân trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi so với bốn thế kỉ văn học trước ông. Ức Trai đã rất chú trọng đến vấn đề văn chương gắn liền với cái đẹp. Điều ngạc nhiên là những ý kiến của ông về chức năng thẩm mĩ của văn chương đến hôm nay vẫn còn vẹn nguyên sức hấp dẫn, tính thời đại.
Phải chăng đó là một trong những lí do khiến Ức Trai tuy sống cách chúng ta hơn sáu trăm năm mà vẫn luôn là: “người xưa của ta nay”? Do vậy những đúng gúp của Nguyễn Trói vào nền lớ luận văn học dừn tộc thời trung đại là điều chúng ta không thể phủ nhận. Nhờ những cố gắng của ông và nhiều tác giả khỏc, đến thế kỉ XVIII, XIX, văn học dừn tộc mới cú sự nở rộ những quan niệm bàn về văn chương, đặc biệt là bàn về chức năng thẩm mĩ của văn học.