- Đạo giáo: là một thứ tôn giáo dựa vào Lão giáo (học thuyết của Lão Tử) nhưng đã biến thành một thứ đạo tu tiên, mưu cầu trường sinh bất tử, chứa đựng yếu tố mê tín dị đoan.
QUAN NIỆM VĂN HỌC VỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN CHƯƠNG
3.2. Chức năng thẩm mỹ
Ngày nay, chức năng thẩm mỹ của văn chương, quan niệm văn học phải phản ánh được cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp, bồi dưỡng và nõng cao năng lực cảm thụ cái đẹp cho con người được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của văn chương nghệ thuật. Nhưng ở thời trung đại, không phải ngay từ đầu các nhà sáng tác cũng như các nhà lí luận đã thừa nhận như vậy. Chức năng chớnh trị, đạo lý của văn học thường được coi là chức năng quan trọng nhất. Tuy vậy, các tác giả trung đại cũng khơng vì thế mà bỏ qua chức năng thẩm mỹ. Khổng Tử, người rất đề cao nhiệm vụ tuyên truyền đạo lý thánh hiền của văn học, trong một số phát biểu của ông cũng đã chú ý đến cái hay, cái đẹp của văn chương: “Lời văn phải khộo”(Lễ kí), “Ngụn chi vơ văn, hành nhi bất viễn” (Lời không văn vẻ không đi được xa -
Tả truyện), “Chất thắng văn tất dã, văn thắng chất tất sử, văn chất bõn bõn”
(Chất nhiều hơn văn thì khơng tránh khỏi thơ thiển, văn nhiều hơn chất thì khơng tránh khỏi hư rỗng. Văn và chất phối hợp với nhau - Luận ngữ, Ung Dã). Tất nhiên đại ý cõu nói này là bàn về con người, hay đúng hơn là từ văn
mà bàn về con người. Nhưng qua đó, chúng ta cũng nhận thấy, Khổng Tử đã chú trọng đến sự thống nhất giữa nội dung và hình thức (tuy vậy, khớa cạnh nội dung vẫn được Khổng Tử xem trọng hơn: “từ đạt nhi dĩ hĩ” - lời nói cốt đạt ý là được rồi). Mặt khác, chúng ta cũng cần lưu ý rằng, từ văn giữ một
nghĩa cổ là chỉ những hoa văn, đường võn, vết hằn, chỗ giao kết hoặc gấp khúc của sự vật khách quan; cho nên trong Chu Dịch, chữ văn có một ý nghĩa là vẻ đẹp: “Hồng thường ngun cát, văn tại trung dã” (Áo xiêm vàng rất tốt, có vẻ đẹp trong đó - quẻ Khơn, Văn ngơn). Trải qua một q trình nhận thức dần dần bản chất thẩm mĩ của văn học, “quan điểm xem văn như là một sự thể hiện của tư tưởng về cái đẹp, một tư tưởng thoạt đầu được bao gồm trong đạo, và nay phải hiện ra cho đời qua ngơn từ - đó là một quan điểm mới được hình thành dần dần trong các tầng lớp của giới phê bình văn học thời Hán” [35, 323]. Điều này cho thấy, trong văn học Trung Hoa, từ thời Tiên Tần đến đời Hán, chức năng chớnh trị - đạo lý của văn học được đề cao tuyệt đối. Nhưng bắt đầu từ thời Ngụy Tấn, Nam Bắc Triều trở về sau, chức năng thẩm mĩ của văn học ngày càng được chú trọng hơn.
Với một nền văn học “trẻ” như văn học trung đại Việt Nam, chịu sự ảnh hưởng sõu sắc của nhiều nhõn tố văn học ngoại lai (trong đó có nền văn học “già” Trung Hoa), những quy luật như trên thường có nhiều diễn biến phức tạp. Điều đó được thể hiện ở chỗ, khơng phải sau này, chức năng thẩm mĩ của văn học mới được thừa nhận (như quy luật thường thấy ở các nền văn học “già” mà văn học Trung Hoa là một ví dụ). Ngay từ rất sớm, các tác giả văn học trung đại Việt Nam đã nhận thức được văn học có một chức năng quan trọng: chức năng thẩm mĩ.
Do vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi nhận ra, trong quan niệm văn học của Nguyễn Trãi, bên cạnh việc đề cao chức năng chớnh trị - đạo lý, ông cũng nhắc tới chức năng thẩm mĩ của văn chương nghệ thuật.
Quan niệm của Nguyễn Trãi về chức năng thẩm mĩ của văn chương phần nào được thể hiện qua lời bàn về âm nhạc của ông: “Kể ra, thời loạn dụng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc. Song khơng có gốc thì khơng đứng được, khơng có văn thì khơng hành được. Hồ bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc […] Xin bệ hạ yêu nuôi nhõn dõn, để cho các nơi làng mạc khơng có tiếng ốn giận than sầu, đó là khơng mất
cội gốc của nhạc vậy” [36, 158-159]. Mục đớch chính của lời bàn là: nhắc nhở vua phải thi hành chính sách thân dân, huệ dân. Nhưng qua đó ta có thể thấy quan điểm của ông đối với văn nghệ. Những cõu như “khơng có gốc thì khơng đứng được, khơng có văn thì khơng hành được” khiến ta liên tưởng tới cõu nói nổi tiếng của Khổng Tử: “ngơn chi vơ văn, hành nhi bất viễn”, “văn chất bõn bõn”. Như thế có nghĩa là văn nghệ, cũng như õm nhạc, đều có gốc ở đời sống, mà đời sống ở đây trước hết là đời sống của nhân dân. Giữa gốc - nội dung cơ bản của văn nghệ và văn - hình thức biểu đạt của văn nghệ có mối quan hệ mật thiết. Tất nhiên ở đây Nguyễn Trãi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nội dung, nội dung quyết định hình thức. Song qua đó, chúng ta cũng phần nào nhận ra ý thức của Nguyễn Trãi về tầm quan trọng của hình thức, cái đẹp trong hình thức văn chương.
Lời bàn về lễ nhạc nêu trên của Nguyễn Trãi mới chỉ là sự bộc lộ gián tiếp quan niệm của ông về chức năng thẩm mĩ của văn chương. Quá trình khảo sát các sáng tác của ông cho thấy, ở Nguyễn Trãi, quan niệm văn học về chức năng thẩm mĩ của văn chương được thể hiện trực tiếp trên ba bình diện: thứ nhất, ca ngợi vẻ đẹp của văn thơ; thứ hai, văn học giúp người đời nhìn hiện thực một cách phong phú, sõu sắc và thẩm mĩ hơn; và cuối cùng là mối quan hệ thẩm mĩ giữa văn học và cuộc sống - văn chương giúp cho cuộc sống đẹp hơn, ngược lại cuộc sống làm cho văn chương phong phú hơn.