Sự phân hóa trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn trong việc tìm ra con đường cứu nước

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU Nhà Nguyễn với vấn đề thống nhất đất nước (1802 1858) (Trang 30 - 31)

1 Dương Quảng Hàm (968) Việt Nam văn học sử yếu Sđd, trang 343.

2.2.1.3.Sự phân hóa trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn trong việc tìm ra con đường cứu nước

con đường cứu nước

Tháng 6/1859, vua Tự Đức mở hội nghị với các triều thần về cách chống giặc. Nhiều vấn đề được nêu ra xem xét và bàn bạc, đó là nên đánh hay nên hòa, hay bảo toàn lực lượng mà tử thủ.

Sau hội nghị trong triều đình nhà Nguyễn có sự phân hóa sau sắc, nhiều đại thần đã đưa ra những ý kiến khác nhau có phần đối lập và công kích lẫn nhau, khiến cho việc chỉ đạo tiền phương trong cuộc đối đầu với Pháp có sự chậm trễ và Pháp từng bước đạt được mục đích của mình trong cuộc chiến. Trong khi triều đình thì đang phân tán bởi nhiều ý kiến không đồng thuận với nhau thì vua Tự Đức lại không đưa ra được kế sách nào quyết đoán, không thâu tóm lại thành một phương châm đúng đắn mà Tự Đức ngày càng tỏ rõ quan điểm mở cửa từ từ cho giặc vào nhà mà không có sự kháng cự nào. Trong triều tồn tại nhiều quan điểm khác nhau của các đại thần

Lấy thế thủ làm chính: vì có giữ vững thì mới có thể bàn đến chuyện đánh hay hòa. Đại diện cho ý kiến này là những quan đại thần trong viện cơ mật như: Phan Thanh Giản, Trương Đăng Quế, Lưu Lượng. Theo lập luận của họ: “Súng đạn và chiến hạm của người Pháp rất tinh xảo. Họ lại thạo về môn thủy chiến. Vì vậy ta không mong thắng họ trong lúc này. Ta phải tập trung lực lượng trong công việc phòng thủ bờ cõi nước nhà. Bao giờ ta đầy đủ các phương tiện, chừng ấy ta sẽ bàn nên chiến hay nên hòa. Nếu ta không đủ lực lượng phòng bị thì đừng mong khai chiến hay nghị hòa với họ”.

Lấy kế chống giữ lâu dài làm chính, vì thuyền tàu súng đạn là cái sở trường của giặc. Giặc muốn đánh mau thắng mau. Ta không nên chống lại cái sở trường của chúng, mà phải kiên trì chống và giữ để đợi khi chúng mệt mỏi, cần giảng hòa

lúc đó ta sẽ tùy cơ ứng phó. Đại biểu cho nhóm này là: Trần Văn Trung, Trương Quốc Dụng, Tống Phúc Minh, Lâm Duy Hiệp, Phạm Chi Hương, Lê Đức,…trong tờ điều trần gửi cho nhà vua họ tâu: “…Lực lượng thủy quân của họ rất hùng hậu. Ngay chính người Tàu cũng khó lòng mà kháng cự được với họ. Vì thế ta chưa thể dùng toàn lực với họ lúc này. Nếu ta thua trận nữa thì lãnh thổ Việt Nam khó mong bảo toàn được. Chi bằng quay về mặt phong thủ, chờ cơ hội may mắn, hoàn cảnh thuận lợi, chừng ấy ta sẽ đem toàn lực đối phó. Nếu ta phòng bị cẩn thận và đối phó đến kì cùng, thì chưa chắc họ đã làm gì ta nổi”.

Quyết tâm giữ đất, tấn công giặc, quyết không nghị hòa với giặc. Ý kiến này của các quan lại cấp nha như: Tô Trân, Phạm Hữu Nghi, Trần Văn Vy, Lê Hiếu Hữu, Nguyễn Đăng Điều, Hồ Sĩ Tuấn. Cơ sở của nhóm này được nhìn nhận từ thực tiễn chiến trường. Vì theo họ, ở Quảng Nam địch đã tiến sâu vào nội địa bằng đường sông, ta phải dụ chúng lên bờ để tiêu diệt chúng. Ở Gia Định, ta nên hợp quân các tỉnh lại để nhất loạt tấn công, đốt phá tiêu diệt địch. Lập luận của họ được căn cứ vào sự khác nhau giữa hai chiến trường Đà Nẵng và Gia Định. Họ khuyên triều đình nên kháng chiến với Pháp: “Địa thế ở Gia Định không thuận tiện cho chúng ta bằng ở Quảng Nam để tổ chức một cuộc phản công mãnh liệt. Tại Gia Định chiến thuyền Pháp rất ít và đậu xa ngoài khơi, như thế khó lòng giáp chiến được. Ở Quảng Nam chiến thuyền Pháp đông hơn lại thả neo ở dòng sông Hàn, tầm súng của ta có thể bắn tới họ. Vậy xin truyền cho các quan địa phương phải phòng bị cẩn mật và quân đội phải sắp đặt chỉnh tề, đợi khi người Pháp ở các chiến thuyền đổ bộ, sẽ cùng họ quyết chiến. Được như thế chúng ta sẽ có hy vọng thắng trong những trận giao phong giữa hai quân ở trên bộ. Hiện nay ta không vì một lẽ gì mà cầu hòa với họ. Cầu hòa tất nhiên phải dung túng họ trong công cuộc xây dựng các nhà thờ để truyền giáo và thành lập các công ty thương mại”1.

Hòa có mức độ. Là ý kiến của Võ Đức Nhu, Phạm Thanh, Nguyễn Khắc Cần. Họ yêu cầu nhà vua tìm cách thương lượng với Pháp. Chủ trương của họ, nếu giặc

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU Nhà Nguyễn với vấn đề thống nhất đất nước (1802 1858) (Trang 30 - 31)