trị, của dòng họ và dân tộc, nhưng họ đã bế tắc rơi vào ngõ cụt trước sự tấn công của kẻ thù. Thái độ của các phe trong triều cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến cục diện của công cuộc kháng chiến.
2.2.2.1. Thái độ của phe chủ chiến
Nhìn chung khi đất nước lâm nguy thì thái độ chung của các triều đình là có quyết tâm chống giặc đến cùng, nhưng ở mỗi triều đại thì nó được thể hiện một cách khác nhau. Đối với triều Nguyễn, tinh thần kháng chiến có phần không kiên định khi phải đối phó với một kẻ thù mới và lạ, có sức mạnh vượt trội hơn các kẻ thù trước. Trong nội bộ triều đình có sự phân hóa sâu sắc trong việc hoạch định đường lối kháng chiến. Phe chủ chiến trong triều chiếm một số lượng rất nhỏ và không ai có tiếng nói quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quyết định của triều đình. Họ là nhưng quan lại có tinh thần yêu nước, có ý thức dân tộc, có quyết tâm đánh giặc và không sợ phải đối đầu với một đối thủ mới, nhưng tinh thần đó lại không thể chèo kéo và vực dậy một triều đình mang đầy tư tưởng sợ sệt, đầu hàng giặc.
Sau khi mất ba tỉnh miền Đông Nam kì, triều đình nhà Nguyễn phân hóa sâu sắc. Đa số các triều thần không tin tưởng vào khả năng chiến đấu của quân đội, do đó họ chuyển sang khuynh hướng cầu hòa, gây nhiều khó khăn cho phe chủ chiến. Khi hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết, Tự Đức ra lệnh cho các quan lại địa phương không được chống đối quân Pháp, phe chủ chiến có phần bị chi phối nhưng họ không chịu khuất phục trước quân Pháp và không ngừng tiến công giặc ở mọi lúc mọi nơi. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của phe chủ chiến đã gây cho quân Pháp những tổn thất lớn và có lúc đã có thể lay chuyển được tình hình, nhưng vì phe chủ hòa chiếm đa số nên nhiều cơ hội đã bị bỏ qua. Sự cản trở của phe chủ hòa làm cho phe chủ chiến hoạt động rất yếu ớt trên cả hai phương diện chiến trường và tinh thần chiến đấu, từ hiệp ước Nhâm Tuất (1862), qua Giáp Tuất (1874) đến hiệp ước Patonote đưa nước ta vào vòng nô lệ của thực dân Pháp. Trước thái độ cầu hòa của triều đình, mặc dù có lệnh bãi binh nhưng quan quân địa phương đã cùng nhân dân chiến đấu chống lại quân xâm lược Pháp. Tiêu biểu
trong đó là những: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Hoàng Tá Viêm, Trương Vĩnh Ký, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực… với những trận đánh vang dội làm kẻ thù phải khiếp sợ, hai trận cầu Giấy đã làm nao núng ý chí của giặc, cái chết của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản là tấm gương sáng cho tinh thần bảo vệ đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhưng cuộc chiến của họ và sự hy sinh đó đã không thể nào làm thay đổi cách suy nghĩ của vua Tự Đức. Không những vậy phe chủ chiến còn bị Tự Đức vấn tội và khiển trách. Sau khi Tự Đức mất, Hiệp Hòa lên ngôi liền kí với Pháp hiệp ước Harmand (Hòa ước Quý Mùi) thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với nước ta. Khắp nơi phong trào kháng Pháp gắn liền với sự phản kháng hàng ước dâng lên mạnh mẽ, công cuộc bình định Việt Nam không dễ như Pháp nghĩ, mà cuộc chiến còn diễn ra ác liệt hơn. Chính phong trào chống lại điều ước Harmand rộng khắp từ nhân dân,cho đến quan lại yêu nước có tinh thần kháng Pháp mạnh mẽ, là cơ sở hình thành nên phe chủ chiến của Tôn Thất Thuyết. Nhờ uy tín cá nhân và bản thân nắm Bộ binh trong tay, Tôn Thất Thuyết có quyền hành rất lớn, và có tiếng nói quyết định trong triều, chi phối mọi hoạt động của triều đình. Những vị vua không đáp ứng được nhu cầu kháng Pháp đều được loại bỏ.
2.2.2.2. Thái độ của phe chủ hòa
Đứng trước họa xâm lăng nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ của chính quyền đương thời, và yêu cầu phải có hướng giải quyết. Đối với vương triều Tự Đức, ban đầu đối sách trước sự xâm lược của Pháp là hòa để mưu tính độc lập. Niềm tin thắng lợi theo con đường cầu hòa làm cho vương triều Nguyễn luôn giữ thái độ mềm mỏng và nhân nhượng với Pháp. Hòa hoãn được chọn làm quốc sách là một sai lầm lớn của nhà Nguyễn đối với cuộc chiến với quân Pháp. Họ hy vọng giải pháp thương thuyết, quyết chí theo đuổi con đường chính trị trì hoãn để nhận được sự nhượng bộ từ quân Pháp.
Do nhận định mơ hồ và sai lầm về kẻ thù, không thấy thế yếu của giặc, không thấy được khả năng chống ngoại xâm của nhân dân ta, chưa đánh giá hết được sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến với thế lực ngoại xâm mới, triều đình Huế đã tự
mình trói mình trong thế bị động. Phe chủ hòa chủ trương thủ giữ cho vững rồi hòa chiến tính sau. Chính thái độ do dự này đã đẩy cuộc kháng chiến vào bế tắc và chìm dần trong sự thất bại, cùng những hàng ước. Ngay cả những vấn đề đối nội trong việc giải quyết các vấn đề ở Bắc kì mà triều đình Huế cũng không thể tự giải quyết được. Như vụ Jean Dupuis ở Bắc kì là điển hình, triều đình đã nhờ tới người Pháp để loại trừ Jean Dupuis nhưng không lường trước được chiêu bài của giặc trong vụ này. Việc triều đình Huế yêu cầu giới cầm quyền Pháp ở Sài Gòn cử người ra Hà Nội giải quyết hành động tự tiện của tên lái buôn Jean Dupuis chính là mở đường cho thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì.
Các quan đại thần thuộc phái chủ hòa, thiếu am hiểu về chiến tranh lo sợ phải đối mặt với gian nguy nên cứ lo thuyết phục nhà vua nên hòa với Pháp, theo họ thì “Do gần đây cấm ước nghiêm quá nên họ phải xin, bây giờ ta nên bỏ cấm để được nghỉ binh yên dân, vậy thì hòa là tiện hơn”1. Chính những người này đã tác động rất lớn đến quyết định của Tự Đức, trong khi phong trào kháng Pháp diễn ra mạnh mẽ và gây cho quân Pháp nhiều khốn đốn thì triều đình lại thể hiện một thái độ nhu nhước, coi sự thắng lợi của nhân dân chỉ là kết quả nhất thời mà thôi. Và yêu cầu các quan lại tiếp tục ngưng chiến để kí hòa ước với Pháp. Bám đuổi theo con đường cầu hòa, phần lớn do mất niềm tin chiến thắng về quân sự, thất bại liên tục của quân đội triều đình khi va chạm với quân Pháp, không tin vào khả năng chiến đấu của nhân dân vì sợ dân hơn sợ giặc. Có lẽ do bất lực
trước thời cuộc và những sai lầm trong đối sách dựa trên nền tảng cầu hòa, làm cho chính quyền Tự Đức ngày càng bế tắc và tuyệt vọng. Người
ta nhận thấy vua Tự Đức có biểu hiện mệt mỏi và tư tưởng chán chường… Thái độ cầu hòa đã làm cản trở và gây khó khăn cho lực lượng chủ chiến, và những sai lầm trong chỉ đạo chiến tranh và khai thác sức mạnh truyền thống của dân tộc nên chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh đuổi giặc Pháp, và để địch lấn lướt từng bước thôn tính nước ta.