Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sử, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, Sài Gòn 97, tr

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU Nhà Nguyễn với vấn đề thống nhất đất nước (1802 1858) (Trang 37 - 39)

2.2.3. Đánh giá về những chính sách của triều Nguyễn trong việc bảo vệđộc lập dân tộc (1862 – 1884) độc lập dân tộc (1862 – 1884)

Điểm qua cuộc chiến đấu của quan quân triều đình Huế chống lại thực dân Pháp xâm lược từ năm 1862 – 1884, ta thấy triều Nguyễn đã bỏ rơi ngọn cờ giải phóng dân tộc, đi từ thỏa hiệp này đến thỏa hiệp khác với thực dân Pháp.

Sai lầm đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn trong giai đoạn này là việc kí với Pháp điều ước Nhâm Tuất (5/6/1962) khi thực lực của quân Pháp đã suy kém vì chiến tranh du kích của quân dân Nam Kì. Do đó, giới sĩ phu rất phẫn nộ và oán trách triều đình. Với điều ước này, nhà Nguyễn không những đã mở lối thoát cho thực dân Pháp khỏi tình trạng bế tắc mà còn tạo điều kiện cho Pháp giữ vững những vùng đất đã chiếm ở miền Đông Nam Kì, mở rộng xâm lược những vùng đất khác ở Tây Nam Kì. Một người Pháp đã viết: “May mắn thay, đang lúc phải đón đợi lấy một tình thế xấu, thì Huế lại yêu cầu kí hòa ước” và “Người ta ngạc nhiên về sự dễ dàng của người An Nam (triều đình Huế), trước kia đã từng bác bỏ các ý định giảng hòa của chúng ta với bao nhiêu bực tức, đột nhiên lại yêu cầu đến một hiệp ước mà điều kiện hình như đắt giá với họ”. Ngay cả đô đốc Bonard cũng hết đỗi vui mừng trước thắng lợi bất ngờ và nhanh chóng của chúng sau khi kí hết điều ước: “Phải nói rằng tôi chỉ còn biết hài lòng về Chính phủ Tự Đức và những người thay mặt họ đã giúp đỡ tôi tại Nam Kì để cho hiệp ước được thi hành sớm chừng nào hay chừng ấy”1.

Điều ước Nhâm Tuất cho ta thấy nhà Nguyễn đã sai lầm trong việc đặt nặng vấn đề ổn định đất nước, xem nhẹ việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, thông qua việc bắt tay với thực dân Pháp để rảnh tay đàn áp phong trào nông dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ đang trên đà phát triển. Nhưng theo tác giả Nguyễn Thế Anh thì có hai lí do để giải thích thái độ ôn hòa của vua Tự Đức khi kí hiệp định Nhâm Tuất như sau:

1 Nguyễn Phan Quang – Lê Hữu Phước, Khởi nghãi Trương Định, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1989, tr.90 và 98. 98.

Thứ nhất, kinh thành Huế đang lâm vào tình trạng thiếu lương thực vì thóc gạo Nam Kì bị phong tỏa bởi quân Pháp.

Thứ hai, tình hình rối loạn đang lan rộng ở Bắc Kì. Quân của Lê Duy Phụng cầm đầu giặc loạn đã chiếm lấy các tỉnh miền Đông Bắc Kì.

Sai lầm đó còn tiếp tục tái diễn sau hai trận Cầu Giấy, trong khi nhân dân hưởng ứng tham gia đánh Pháp nhưng triều đình lại bỏ lỡ cơ hội, không dám hiệu triệu quan quân thừa thắng xốc tới, lại ra lệnh cho Hoàng Tá Viêm lui binh, rút quân Lưu Vĩnh Phúc lên mạn ngược, tạo không khí thuận lợi để tiếp tục thương thuyết với địch. Kết quả là vào ngày 15/3/1874, tại Sài Gòn, triều đình Huế lại kí với Pháp điều ước Giáp Tuất, với những điều khoản có hại cho ta. Triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở cả sáu tỉnh Nam Kỳ, nền ngoại giao Việt Nam bị lệ thuộc Pháp. Phần đất còn lại bị Pháp chi phối cả nội trị lẫn ngoại trị. Tác giả Nguyễn Thế Anh đã cho rằng với hiệp ước này, nước Việt Nam đã mất độc lập.1 Thái độ của các sĩ phu thì cũng không có điều gì mới hơn, họ không có phản ứng nào ngoài sự đổ lỗi cho giáo dân và Thiên chúa giáo, hướng sự căm phẫn của quần chúng tới các tín đồ Thiên chúa giáo. Hiệp ước Harmand (25/8/1883) và Patenotre (6/6/1884) đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp và để cho chính phủ Pháp kiểm tra tất cả chính sách ngoại giao của Việt Nam.

Sai lầm thứ hai của triều đình nhà Nguyễn trong giai đoạn này, là thực hiện “kế hoạch đối phó” bằng việc cầu cứu quân Thanh nhằm làm áp lực với Pháp chứ không phải để hợp lực với quân Thanh đánh Pháp. Quân Thanh đã sang chốt giữ ở nhiều nơi ở Bắc Kỳ như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Sơn Tây…nhưng không phải để cứu triều đình Huế mà để ngăn chặn Pháp xâm phạm vùng Tây – Nam Trung Quốc và để chia nhau quyền lợi của Pháp ở Bắc Kỳ.

Sai lầm thứ ba, đó là sai lầm trong đường lối quân sự. Một mặt trận chủ yếu luôn phải đối đầu trực tiếp với Pháp, thì quân đội triều đình vẫn trang bị thô sơ, lạc hậu, vần giữ lối đánh phòng ngự, đánh cố thủ trong thành, không dám bắt đầu chiến tranh du kích. Trang bị và lối đánh đó đã không còn phù hợp trong trận

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU Nhà Nguyễn với vấn đề thống nhất đất nước (1802 1858) (Trang 37 - 39)