Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Nxb Văn Học, Hà Nội, tr.82.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU Nhà Nguyễn với vấn đề thống nhất đất nước (1802 1858) (Trang 39 - 45)

chiến chống lại thực dân Pháp có trang bị hiện đại, dùng cả súng lớn có đường đạn không phải đi thẳng mà đi vòng. Với đường đạn đó, dù tường cao, hào sâu thì cũng không thể chống đỡ nổi.

Qua đó, ta thấy sai lầm, hạn chế lớn nhất của triều Nguyễn trong việc bảo vệ độc lập dân tộc trước ách xâm lược của ngoại bang là việc lựa chọn các chính sách, bước đi không phù hợp với tình hình thực tại. Nhà Nguyễn trước sự tồn vong của đất nước, đã cố gắng bằng mọi cách bảo vệ quyền lợi giai cấp, bỏ rơi quyền lợi của nhân dân, đất nước. Bảo vệ độc lập dân tộc trong giai đoạn này đối với nhà Nguyễn là đồng nghĩa với bảo vệ lợi ích giai cấp. Nhiều đề nghị cải cách của những người có tâm huyết đã bị số đông triều thần có đầu óc bảo thủ, tầm nhìn hạn hẹp bóp chết ngay từ trên trang giấy. Một số đề nghị cải cách, Tự Đức có quan tâm nhưng thực hiện một cách dè dặt, không triệt để.

Bên cạnh những sai lầm mang tính nghiêm trọng, nhà Nguyễn cũng đã có những cố gắng nhất định trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, dù chỉ rất yếu ớt. Triều đình nhà Nguyễn (vua Tự Đức) dù sao cũng có ý thức, mong muốn được lấy lại những phần đất của cha ông, của đất nước. Năm tháng sau khi hòa ước Nhâm Tuất được kí kết, triều đình bắt đầu đòi sửa đổi hai điểm:

- Điều khoản chuyển nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Kì cần được tu chỉnh. Chính phủ Việt Nam cho rằng đô đốc Bonard đã lạm quyền khi đòi phần đất này. Chiến phí bồi khoản mà chính phủ Việt Nam phải trả lên tới bốn triệu quan; mất tài nguyên của ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường, chính phủ Việt Nam khó lòng giải quyết món chi tiêu khổng lồ ấy.

- Các điều kiện lưu thông trên sông Cửu Long cũng cần được sửa đổi. Chính phủ Việt Nam đòi hỏi thương thuyền Pháp qua trả thuế, còn chiến thuyền thì cấm ngặt không được lưu thông trên con sông này.

Năm 1863, vua Tự Đức lại nghĩ đến chuyện chuộc ba tỉnh đã mất. Tự Đức đã phái một sứ bộ do Phan Thanh Giản đứng đầu qua Pháp và Tây Ban Nha để điều đình. Tự Đức muốn đòi lại phần đất của cha ông là vì muốn cố gắng bảo vệ nền độc lập của dân tộc, hay chỉ vì lợi ích giai cấp? Đây là vấn đề hiện nay đang còn

gây ra nhiều tranh cãi. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, chúng tôi chưa thể kết luận một cách chính xác động cơ của việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kì, nhưng thiết nghĩ, đó cũng là hành động minh chứng cho ý thức bảo vệ nền độc lập dân tộc, thông qua bảo vệ lãnh thổ quốc gia, mà vương triều Nguyễn – vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam đã cố gắng bảo vệ ngai vàng của mình mà đã đánh mất đi quốc dân của mình. Có thể nói, nhà Nguyễn nói chung đã có những công lao và đóng gớp lớn lao cho lịch sử dân tộc, thời các chúa Nguyễn thì đã có công mở nước về phía Nam thì về phần các vua Nguyễn đã “giao” sự nghiệp của cha ông cho Pháp – đây là tội lớn của các vua Nguyễn đối với các chúa Nguyễn nói riêng và với dân tộc nói chung.

C. KẾT LUẬN

Sau hơn 80 năm cầm quyền với tư cách là một vương triều độc lập, tự chủ, triều Nguyễn đã rất cố gắng trong việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhất là trước khi diễn ra cuộc chiến với người Pháp. Cống hiến lớn của nhà Nguyễn là việc xác lập được một cương vực lãnh thổ khá hoàn chỉnh và tích cực bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ đó.

Trong hàng loạt các chính sách của triều Nguyễn, vấn đề độc lập dân tộc được đặt lên hàng những quốc sách quan trọng. Triều đình Huế đã thể hiện đúng vị thế của một nhà nước độc lập, kiên quyết chống lại các hành động xâm phạm đến nền an ninh quốc gia và độc lập dân tộc.

Nhưng bên cạnh đó, triều Nguyễn cũng mắc phải những sai lầm, nhất là trong việc đối phó với nguy cơ xâm lược từ các nước phương Tây. Từ việc quy vào bản chất các nước phương Tây thời cận đại là đi xâm lược chiếm thuộc địa, mở rộng thị trường mà đi đến ngộ nhận thương nhân, giáo sĩ là những điệp viên, tình báo, là những người lính tiên phong đáng tin cậy của chủ nghĩa thực dân, nhằm xâm nhập, móc nối với giáo dân và thương nhân trong nước làm rối loạn tình hình an ninh, đảo lộn phong hóa, mở đường cho can thiệp bằng binh lực của phương Tây.

Khi cuộc chiến tranh Việt – Pháp mới nổ ra, triều Nguyễn đã tích cực kháng chiến nhưng cũng mắc nhiều sai lầm để cuối cùng nước ta trở thành thuộc địa của Pháp. Tuy có ý thức và tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc tích cực nhưng triều Nguyễn đã bất lực trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc.

E. Phụ lục

Hoàng Việt Luật Lệ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU Nhà Nguyễn với vấn đề thống nhất đất nước (1802 1858) (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w