chỉ yêu cầu tự do truyền đạo và thông thương mua bán thì nên hòa. Nếu đó chỉ là những yêu sách giả dối thì ta phải cố sức giữ.
Nên hòa ngay. Là ý kiến của Lê Chí Tín, Đoàn Thọ, Tôn Thất Trường, Nguyễn Hào. Họ dâng sớ lên nhà vua xin kí hiệp ước giảng hòa ngay với Pháp. Vì theo họ “Với binh lực của ta, chỉ có thể đương đầu với địch khi có những tình thế thuận tiện. Nhưng tình thế hiện nay không thuận tiện chút nào. Ký một hiệp ước hòa bình lúc này, chính là ta dùng đến phương pháp cuối cùng…Nếu ta còn do dự trong việc tìm phương kế thì về sau ta sẽ còn bị khốn đốn nhiều. Địch quân đã bàn đến việc thân thiện, ta phải nhận ngay kẻo muộn”.
Nhiều ý kiến trái ngược nhau làm cho vua Tự Đức hết sức bối rối và không thể quyết định được phương án nào khả thi nhất cho con đường bảo vệ độc lập dân tộc trước sự xâm lược của Pháp. Là người được đào tạo từ cửa Khổng sân Trình, nối ngôi trong thời kì hòa bình, tư duy chính trị bó hẹp trong ý thức hệ phong kiến, kẻ thù xâm lược trước mắt hoàn toàn khắc hẳn so với những kẻ thù truyền thống. Các đại thần xung quanh thì đa số là quan văn, quan võ thì chiếm số lượng rất ít. Luận bàn về phương kế chống giặc tựa như bình phẩm văn chương nghe rất bùi tai và
thuyết phục, nhưng hầu hết đều xa rời thực tế. Ý kiến của họ đã đưa triều đình vào thế trận muốn hòa, hòa không được, muốn chiến, chiến không xong. Trước những ý kiến như vậy, vua Tự Đức rơi vào bế tắc và kết luận bằng sự than thở não nề: “Bọn ngươi biết việc đánh việc giữ là khó, mà không biết việc hòa lại càng khó hơn”. Quan điểm kháng chiến của vua Tự Đức đã quá rõ, ý chí cầu hòa xem như là nước cờ quan trọng trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc. Tư tưởng chủ hòa trong triều đình có phần lấn át, chiếm ưu thế và càng về sau chi phối mạnh mẽ đường lối kháng Pháp của triều Nguyễn.
Tháng 1/1860, quân Pháp yếu thế bị sa lầy ở chiến trường Gia Định. Page tổng chỉ huy quân liên minh viễn chinh Pháp – Tây Ban Nha cử phái viên đưa bản hòa ước 11 điều khoản. Triều Nguyễn coi đây là sự đầu hàng của địch, quân Pháp đã không còn khả năng kéo dài cuộc chiến, và họ muốn dùng con đường nghị hòa để thực hiện âm mưu Bạch quỷ, nên đã đi đến quyết định không chấp nhận hòa ước
và yêu cầu sửa đổi bổ sung một số điều khoản, riêng hai điều khoản cuối cùng bị bãi bỏ: Cho giáo sĩ Pháp được tự do truyền đạo ở những nơi mà đã có giáo dân để gảng đạo và cho người Pháp đến bờ biển lập phố thương mại buôn bán.
Khi chiến trường Nam kì có phần bi đát hơn, nhất là sau khi Đại Đồn thất thủ rồi lần lượt ba tỉnh miền Đông Nam kì rơi vào tay Pháp. Vua Tự Đức liền phái Nguyễn Bá Nghi vào trợ giúp, nhưng khi đến nơi đã liền gửi tờ điều trần về cho vua: “Chiến hạm Pháp chạy với tốc độ khủng khiếp. Đạn đại bác của họ tàn phá rất dễ dàng những thành lũy kiên cố của ta, và tầm súng của họ có thể bắn xa hàng mấy mươi dặm. Chiến đấu với quân Pháp hạ thần không có chút hi vọng nào thắng trận. Giao chiến với họ hay chống giữ thành trì đều thất lợi, thật không còn phương nào dụng binh được nữa…Hạ thần dám quả quyết, quân ta không thể chống cự được với quân Pháp. Hạ thần cúi xin thánh thượng hãy bằng lòng thương lượng với người Pháp để ký ngay một hòa ước hòa bình”1. Tinh thần bi quan, sợ giặc của Nguyễn Bá Nghi hòa lẫn cùng tâm trạng của vua Tự Đức, người đứng đầu nhà nước vốn đã sợ giặc, tư chất ốm yếu, thiếu quyết đoán cùng với sự thất bại của Nguyễn Tri Phương – một vị tướng lão luyện, có tinh thần chủ chiến, niềm tin của nhà vua, từng là nên chiến thắng qua chiến thuật trì cửu, phòng thủ ở mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng, làm cho vua Tự Đức có lập trường trung dung giữa chiến hay hòa, giờ thì chuyển hẳn sang hòa để thua.
Kết quả trên chiến trường có nhiều thuận lợi cho quân Pháp, ba tỉnh miền Đông nhanh chóng thuộc quyền kiểm soát của họ. Ngày 5/6/1862 triều đình cho người vào Sài Gòn ký “Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị” gồm 12 điều khoản. Nội dung chủ yếu là Việt Nam nhượng ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn cho Pháp; Các loại thương thuyền và chiến thuyền của Pháp có quyền tự do đi lại trên sông Cửu Long và các chi nhánh của sông này; Mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho tàu bè Pháp tự do thông thương; Nộp món tiền bồi thường chiến phí là 20 triệu quan (tương đương 280 vạn lạng bạc); Triều đình nước Nam không được tự ý cắt đất giảng hòa với bất cứ nước nào, nếu chưa được nước Pháp ưng
thuận; Triều đình buộc phải bãi bỏ lệnh cấm đạo trên toàn quốc; Pháp sẽ trả lại Vĩnh Long cho triều đình, với điều kiện là phải chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Gia Định, Định Tường, và gọi tất cả các thủ lĩnh nghĩa quân quay trở về; Triều đình có nhiệm vụ bắt giữ và giao nộp cho Pháp tất cả những ai có hành động chống đối chính quyền Pháp, đang ẩn náu trong vùng thuộc triều đình cai trị.
Hiệp ước 5/6/1862 thực sự là một hàng ước nhục nhã của nước nhà, từ khi khai sinh lập nước và phát triển chưa có triều đai nào lại dâng đất nước cho giặc như triều Nguyễn. Triều Nguyễn đã làm cho tinh thần đấu
tranh của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn và đưa tình cảnh đất nước vào tình trạng khốn cùng của lịch sử. Nhân dân Nam kì rơi vào tình thế vừa chống Pháp vừa đấu tranh với những sai lầm của triều đình. Quân Pháp đang luẩn quẩn trong thế cô thì triều đình lại giải thoát và tạo điều kiện thuận lợi cho họ chiếm cứ lãnh thổ nước nhà. Một tác giả người Pháp viết: “May mắn thay đúng lúc phải đón đợi một tình thế xấu, thì Huế lại yêu cầu kí hòa ước” và “Người ta cũng ngạc nhiên về sự dễ dàng của người An Nam (triều đình Huế), trước kia đã từng bác bỏ các ý định giảng hòa của chúng ta với bao nhiêu bực tức, đột nhiên lại yêu cầu với một hiệp ước mà hình như đắt giá với họ”1.
2.2.2. Thái độ của Triều Nguyễn đối với cuộc xâm lược của Pháp (1862 -1884) 1884)
Ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược thì trong nội bộ triều đình đã có sự chia rẽ trong đường lối kháng chiến, giữa hai phái: chủ chiến và chủ hòa. Phái chủ hòa đứng đầu là vua Tự Đức, thu hút đa số quần thần trong triều, và nó chi phối mạnh mẽ toàn bộ đường lối hoạt động của bộ máy nhà nước và có tính quyết định đến vận mệnh đất nước trong cuộc chiến với thực dân Pháp. Phe chủ chiến chiếm số lượng nhỏ trong triều và hầu như không có tiếng nói quan trọng trong các quyết sách của triều đình mà thường phải tuân theo kế sách của phe chủ hòa. Hiệp ước Nhâm Tuất là sự thể hiện rõ nét cờ của phe chủ hòa trong triều đình. Tự Đức và triều đình muốn tìm một lối thoát, muốn cứu nguy sự thất bại của giai cấp thống