1 Dương Quảng Hàm (968) Việt Nam văn học sử yếu Sđd, trang 343.
2.2.1.1. Đối phó trong bị động trước sự xâm lược của thực dân Pháp
Lấy cớ triều đình nhà Nguyễn ngăn trở không cho thông thương và chính sách giết đạo của các vua triều trước vẫn được thực hiện, Pháp và Tây Ban Nha liên minh quân sự tiến hành cái gọi là bảo vệ giáo dân và những người truyền giáo ở nước ta. Quân viễn chinh được đặt dưới quyền của phó đô đốc Pháp Rigault de Genouilly bắt đầu cuộc xâm lược. Chiều ngày 31/8/1858, quân Pháp và Tây Ban Nha đã tập hợp ngoài khơi Đà Nẵng, rạng sáng Rigault de Genouilly ngông cuồng gửi tối hậu thư buộc quan lại địa phương phải đầu hàng và giao thành cho họ. Quan quân ta không đáp trả, họ liền tiến hành kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, cho đổ bộ quân lên bán đảo Sơn Trà giao chiến với quân triều đình. Chiến tranh Pháp – Việt bùng nổ.
Quân Pháp nhanh chóng chiếm cứ vài đồn bót của triều đình. Tin thua trận về đến Huế, vua Tự Đức liền cử Nguyễn Tri Phương cùng Phạm Thế Hiển vào trợ giúp cho chiến trường Đà Nẵng. Thái độ kiên quyết đánh giặc của triều đình đã cổ vũ tinh thần chống giặc của quân dân ta.
Chiến trường Đà Nẵng, giữa quân ta và quân Pháp diễn ra giằng co, có lúc thắng có lúc thua. Nguyễn Tri Phương nhận thấy quân Pháp cũng có những điểm yếu về quân số và phương tiện chiến tranh có giới hạn và gặp khó khăn về tiếp tế khi cuộc chiến kéo dài. Quân ta tuy dũng cảm có thừa, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì độc lập, chủ quyền nhưng không đủ sức để phản công, đánh bại quân xâm lược có vũ khí tối tân hiện đại, nên ông đã thực hiện chiến thuật mạnh dùng sức yếu dùng thế.
Cầm cự, giằng co với quân triều đình mà không có kết quả, quân Pháp bị sa lầy tại Đà Nẵng, nhiều binh sĩ Pháp bị nao núng tinh thần và thương vong ngày càng cao do điều kiện thời tiết và dịch tả. Rigault de Genouilly bất lực trong việc đánh chiếm Đà Nẵng, họ chuyển hướng tấn công vào miền Nam, thực hiện âm mưu mới trong công cuộc thôn tính nước ta.
Trong chiến trường Đà Nẵng, triều đinh đã thể hiện một tinh thần chống giặc rất yếu ớt, có phần bị động, chưa quyết liệt mang tính quyết định đến cuộc chiến. Trước một đội quân xâm lược đến từ Tây phương, quân triều đình chỉ lo phòng thủ và đợi chờ quân Pháp tự động rút lui. Đây là một chiến thuật sai lầm của quân Nguyễn trong cuộc chiến chống xâm lăng. Từ sự chần chừ, không tiêu diệt gọn lực lượng địch đã tạo điều kiện cho họ mở hướng tháo chạy và tìm đường tiến công mới.