1 Dương Quảng Hàm (968) Việt Nam văn học sử yếu Sđd, trang 343.
2.2.1.2. Đối phó với quân Pháp ở mặt trận Gia Định
Thất bại trên chiến trường Đà Nẵng, quân Pháp kéo vào Gia Định mở mặt trận tấn công mới. Đánh chớp thời cơ, quân Pháp vừa vào Nam kì đã nhanh chóng tiến đánh Gia Định và chiếm đóng tỉnh thành Sài Gòn.
Mặc dù chiếm được Gia Định nhưng Pháp rất lo sợ vì luôn trong tình trạng đối phó với những đợt du kích của ta. Quân dân Nam kỳ ngày đêm bám sát địch để tiêu diệt, gây cho địch hoang mang, tinh thần có phần sa sút. Quân Pháp không dám đóng quân trên bộ mà chỉ đóng một đồn nhỏ trên bờ sông.
Tại Huế, triều đình chủ trương quân sự hóa sinh hoạt xã hội, đặt nhân dân trong tình trạng thời chiến, cho xây đăp công sự, tăng cường phòng thủ kinh đô, sẵn sàng đánh trả khi Huế bị tấn công. Lập nhiều tuyến phòng ngự ở cửa Thuận An, đắp chiến lũy, đặt súng lớn bằng đồng, đặt đạn địa chấn lôi và bố phòng dọc theo đường sông tiến vào Huế. Triều đình còn ra lệnh cho tất cả các nơi phải tập trung quân đóng giữ ở các khúc sông nhỏ hẹp, thuộc các địa phương vùng biển để phòng bị quân Pháp tấn công từ biển vào. Nhằm tăng cường cho tiềm lực quốc phòng trong tình trạng khẩn cấp, triều đình giao cho các tỉnh lớn ở Bắc kỳ đúc 216 cỗ súng và chế tạo 10800 viên đạn. Nhờ tinh thần chống giặc, quân dân đồng lòng
triều đình đã đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch. Nhưng từ chỗ chặn đứng đến đánh lui quân viễn chinh Pháp là cả một quá trình lịch sử lâu dài, bởi nó bị chi phối từ những chính sách của triều đình qua các hiệp định được kí kết với quân Pháp trong những năm sau đó.