Nhận xét, đánh giá về triều Nguyễn với vấn đề độc lập dân tộc (1802 – 1858)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU Nhà Nguyễn với vấn đề thống nhất đất nước (1802 1858) (Trang 26 - 28)

1 Dương Quảng Hàm (968) Việt Nam văn học sử yếu Sđd, trang 343.

2.1.5. Nhận xét, đánh giá về triều Nguyễn với vấn đề độc lập dân tộc (1802 – 1858)

– 1858)

Trong khoảng thời gian này, triều đình nhà Nguyễn đã thể hiện vai trò tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Những chính sách kinh tế, chính trị, ngoại giao,…đều thể hiện rõ về sự độc lập, tự chủ của quốc gia Việt Nam – Đại Nam.

Vấn đề xác lập và thực thi chủ quyền là một trong những cống hiến to lớn của triều đình nhà Nguyễn cho lịch sử dân tộc. Nó khẳng định tính pháp lý vững chắc về cương vực của nước Việt Nam, cả trên đất liền và trên các vùng hải đảo.

1 Phan Thuận An, “Nhận thức về triều đại Nguyễn”, Tạp chí Xưa và Nay, số 317, tháng 10/2008, tr. 16.2Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Văn hóa Việt Nam thời Nguyễn”, Huế, 2000, tr 128 – 133. 2Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Văn hóa Việt Nam thời Nguyễn”, Huế, 2000, tr 128 – 133.

Triều đình nhà Nguyễn có cố gắng xây dựng và phát triển đất nước nhằm tăng cường tiềm lực quốc gia trước nguy bị xâm hại chủ quyền quốc gia. Văn hóa nước nhà được bảo tồn và phát huy rất mạnh mẽ dưới triều Nguyễn đã góp phần khẳng định sự độc lập của văn hóa Việt Nam. Những chính sách quan hệ ngoại giao mềm dẽo với các nước láng giềng của triều Nguyễn đã hạn chế nguy cơ bị xâm hại đến nền an ninh quốc gia, nhất là hai đối thủ, Trung Quốc ở phía Bắc và Xiêm ở phía Nam. Việc tranh giành ảnh hưởng ở các nước Lào và Cao Miên tuy đã để lại những chia rẽ nặng nề của các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Nhưng một mặt nào đó cũng là những hành động thể hiện sự cảnh giác về sự đe dọa quân sự của Xiêm.

Trước những hành động gây hấn của các thế lực ngoại bang, triều đình nhà Nguyễn kiên quyết đánh chặn để bảo vệ chủ quyền đất nước. Năm 1831, nhà Thanh đem 600 quân chiếm Phong Thu, Bình Lư (tức Phong Thu thuộc tỉnh Hưng Hóa) của Việt Nam. Vua Minh Mạng đã sai Đặng Văn Thiêm đem 1000 quân và 10 thớt voi đến thị uy, buộc quân Thanh phải rút lui. Vua còn ra lệnh cho các thổ tri địa phương phải cai quản tốt hai động Phong Thu, Bình Lư. Ngoài ra, triều Nguyễn còn chống lại những hành động gây hấn của người Pháp vào các năm 1847, 1857,…

Nhưng triều đình nhà Nguyễn cũng gặp nhiều sai lầm trong vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc, nhất là trong việc giải quyết những nguy cơ đến từ chủ nghĩa thực dân phương Tây. Sự cảnh giác cao độ và những hoài nghi thái quá của triều đình nhà Nguyễn đã làm cho họ không có được một cái nhìn thiện cảm về một thế lực văn minh mới mà Việt Nam có thể tiếp cận để xoay chuyển tình hình quốc gia. Những hạn chế tiếp xúc với phương Tây làm Việt Nam ngày càng cô lập với “thế giới mới” đang phát triển rất năng động với nền khoa học kỷ thuật hiện đại. Nhưng trước xu thế tìm đến phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, các nước phương Tây “rỏ cửa” Việt Nam là điều tất yếu. Nhưng sự lúng túng của triều đình nhà Nguyễn đã không làm cho Việt Nam xuôi theo dòng thời đại mà ngày càng

đóng khung trong mô hình củ. Thêm vào đó là những chính sách sai lầm về ngoại giao, kinh tế, tôn giáo,… đối với phương Tây còn làm tăng nguy cơ bị xâm lược.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU Nhà Nguyễn với vấn đề thống nhất đất nước (1802 1858) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w