Tỷ lệ loãng xương:

Một phần của tài liệu nghiên cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh hà nam và hà nội (Trang 70 - 72)

- Bước 1: chọn thành phố Hà Nội (đại diện cho thành thị) và tỉnh Hà Nam (đại diện cho nông thôn) Sau đó, bốc thăm một các ngẫu nhiên 1 quận

4.1.4.Tỷ lệ loãng xương:

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.4.Tỷ lệ loãng xương:

4.1.4.1. So sánh tỷ lệ loãng xương ở một số quốc gia:

Dựa vào giá trị MĐX đỉnh tối đa và độ lệch chuẩn, chúng tôi ước tính được tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh ở CSTL là 40%, CXĐ là 21,2%, và ở đầu trên xương đùi là 22,1%.

Bảng 4.5 So sánh tỷ lệ loãng xương ở một số quốc gia

Quốc gia CSTL (%) CXĐ (%)

Việt Nam (2006) (1) 49,5 23,1

(2008) (2) - 24,6

Nghiên cứu của chúng tơi 40,0 21,2

Nhật Bản (2001) (3) 38,0 11,6

Trung Quốc (2004) (4) 38,4 23,8

Li-băng (2000) (5) 11,0 2,0

Mỹ (da trắng) (1997) (6) - 20,0

* Nguồn: (1): Đặng Hồng Hoa [9]; (2): Nguyễn Thị Thanh Hương [47]; (3): Iki M etal [53]; (4): Chan WP et al [30]; (5): Malouf G et al [64]; (6): Yang SO et al [93].

Tỷ lệ loãng xương CSTL trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả của các tác giả trong nước, tương tự như Trung Quốc, Nhật Bản, nhưng cao hơn nhiều so với Li-băng (Bảng 4.5). Tỷ lệ này tương ứng với giá trị MĐX đỉnh càng cao tỷ lệ loãng xương càng thấp theo thứ tự ở các nước.

Tuy nhiên, tỷ lệ loãng xương CXĐ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của các tác giả khác khi nghiên cứu trên người Việt Nam tương tự như ở người Trung Quốc hoặc Mỹ da trắng nhưng cao hơn hẳn các nước Li-băng, Nhật Bản. Điều này chứng tỏ ngoài yếu tố chủng tộc, dinh dưỡng cũn có yếu tố điều kiện địa lý tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và đặc biệt MĐX đỉnh đã quyết định tỷ lệ loãng xương. Li-băng có tỉ lệ loãng xương thấp hơn so với các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản bởi có MĐX đỉnh cao hơn hẳn các nước này (Bảng 4.2 và 4.5).

Từ GTTC MĐX đỉnh của người Việt Nam chúng tôi đã ước tính và so sánh tỷ lệ loãng xương cho hai vùng thành thị và nông thôn để chứng tỏ giá trị của việc phải tìm ra MĐX đỉnh.

Kết quả bảng 3.9 cho thấy tỉ lệ loãng xương CSTL của phụ nữ Hà Nam (43,9%) cao hơn phụ nữ Hà Nội (33,3%), nhưng tỷ lệ loãng xương ở CXĐ và đầu trên XĐ của phụ nữ Hà Nam lại thấp hơn so với phụ nữ Hà Nội (ở CXĐ: 17,1% so với 27,4%; ở đầu trên XĐ: 13,0 so với 19,7). Kết quả này lại khẳng định một lần nữa vai trò dinh dưỡng của phụ nữ thành thị tác động lên MĐX CSTL và vai trò của vận động tác động lên MĐX CXĐ và đầu trên XĐ của phụ nữ nông thôn.

Hơn nữa, ở vị trí CSTL của phụ nữ thành thị đạt giá trị MĐX đỉnh cao hơn nông thôn nhưng ở vị trí CXĐ và đầu trên xương đùi thì phụ nữ nông thôn lại đạt giá trị MĐX đỉnh cao hơn thành thị. Điều này chứng tỏ MĐX đỉnh càng cao thì nguy cơ loãng xương sau này càng thấp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh hà nam và hà nội (Trang 70 - 72)