- Bước 1: chọn thành phố Hà Nội (đại diện cho thành thị) và tỉnh Hà Nam (đại diện cho nông thôn) Sau đó, bốc thăm một các ngẫu nhiên 1 quận
2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu và phương pháp xác định
2.2.4.1. Mật độ xương (MĐX)
a. Định nghĩa: Tớnh bằng gam chất khoáng chia cho diện tích vùng được quét (g/cm2)
- MĐX CSTL từ L1-L4 - MĐX CXĐ
b. Phương pháp đo MĐX:
• Thiết bị đo: Sử dụng máy DXA (Hologic explorer của Mỹ sản xuất đặt tại khoa Ung bướu và Y học hạt nhân Bệnh viện Bạch Mai).
• Kỹ thuật đo:
- Nguyên lý:
+ Bộ phát tia kép và hệ thống hấp thụ tia XQ kép. Bộ phát tia của máy cho ra chùm tia hình dẻ quạt và có bộ phận thu tạo ảnh từ 2 trục X và Y.
+ Có thể di chuyển vị trí của bệnh nhân và chụp được nhiều nơi trên cơ thể. Tự động chọn vựng quột.
- Chuẩn bị đối tượng: Đối tượng đo được hướng dẫn tỷ mỷ các bước đo, cách thức tiến hành đo, có làm mẫu trước khi đo để giúp đối tượng làm đúng kỹ thuật.
- Kỹ thuật đo: Đo khối lượng xương (bone mineral content – BMC) và mật độ khoáng xương (bone mineral density – BMD) vùng cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Đối tượng nghiên cứu nằm trên mặt bàn đo, máy đo Hologic explore tự động lựa chọn các thông số đo như liều lượng tia, thời gian quét, tốc độ quét, tất cả được thể hiện trên màn hình điều khiển. Kỹ thuật viên điều khiển để thực hiện phép đo. Sự định cỡ về liều lượng, tốc độ thời gian chuẩn của máy được thực hiện hàng ngày một cách tự động ngay trước lần đo đầu tiên trong ngày.
- Phân tích kết quả:
+ Chỉ số BMD được đo ở vùng CSTL L1, L2, L3, L4, CXĐ và đầu trên XĐ. + Chỉ số BMC được đo ở mặt cắt theo chiều trước sau ở từng vùng tương ứng với vùng đo BMD.
+ Kết quả cuối cùng được tính bằng trung bình cộng của các chỉ số ở cỏc vựng được đo.
+ Các chỉ số thu được của bệnh nhân được máy tự động so sánh với hằng số BMD của người châu Á
+ Đánh giá BMD theo tiêu chuẩn của WHO: T - Score ≥ - 1,0 : Bình thường.
- 2,5 < T - Score < - 1,0 : Giảm mật độ xương ( Osteopenia ). T - Score ≤ - 2,5 : Loãng xương ( Osteoporosis ). T - Score ≤ - 2,5 + gãy xương: Loãng xương nặng.
Hình 2.1. Đo MĐX CSTL bằng phương pháp DXA (Hologic)
Hình 2.2. Kỹ thuật thu nhận DXA hình quạt
c. Cách xác định MĐX đỉnh:
MĐX đỉnh và sự thay đổi mật độ xương theo tuổi được xác định như sau: Sau khi thử nghiệm các mô hình tương quan tuyến tính và không tuyến tính để xem xét sự thay đổi của MĐX theo tuổi, mô hình phi tuyến bậc 3 cho hệ số tương quan cao nhất có dạng BMD = α + β1(age) + β2(age)2 + β3(age)3
(Akaike Information Criterion – AIC) [19]. Trong đó:
α là hằng số
β1, β2, β3 là tham số hồi qui được ước tính từ quần thể quan sát. Dựa vào phương trình này đã xác định được giá trị MĐX đỉnh và tuổi đạt đỉnh.
Dựa vào phương pháp tái chọn mẫu để xác định giá trị trung bình của MĐX tối đa và độ lệch chuẩn cho mỗi vùng nghiên cứu. Ví dụ như để ước tính được giá trị MĐX đỉnh trung bình của hai vùng nghiên cứu, lấy ngẫu nhiên 450 đối tượng/520 đối tượng nghiên cứu để tính giá trị MĐX đỉnh. Việc lấy mẫu ngẫu nhiên này được lặp lại 1000 lần. Từ đó ước tính được giá trị MĐX đỉnh trung bình và độ lệch chuẩn.
Dựa vào giá trị MĐX đỉnh vừa tìm được để ước tính chỉ số T theo tiêu chuẩn của WHO T-score = [(iMĐX – pMĐX)] :(SD)
Trong đó:
iMĐX: Mật độ xương của đối tượng i pMĐX: Mật độ xương đỉnh
SD: độ lệch chuẩn
2.2.4.2.Tuổi:
- Tính theo lịch dương (năm)
2.2.4.3. Chỉ số hình thái
- Cân nặng (kg) - Chiều cao (cm) - BMI (kg/cm2)
- Phương pháp xác định các chỉ số hình thái: + Đo chiều cao:
Dùng thước đo nhân trắc Martin, có chia vạch tới milimet. Đối tượng đo đứng ở tư thế đứng thẳng, hai gót chân chạm vào nhau, hai tay buông thẳng, bàn tay úp vào mặt ngoài đùi, đầu ở tư thế sao cho đường nối lỗ tai ngoài với đuôi mắt tạo thành một đường thẳng song song với mặt đất. Khi đo, đối tượng chạm gút, mụng, lưng vào thước.
+ Đo cân nặng:
Cân nặng được đo bằng cân Trung quốc. Thời gian đo lỳc đói. Đối tượng chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, bỏ giầy dép.
+ Tính chỉ số khối BMI:
• Chỉ số khối của cơ thể được tính theo công thức của Kaup
Trong đó: BMI là chỉ số khối cơ thể
P là cân nặng, được tính bằng kilogam (kg) h là chiều cao, được tính bằng mét (m)
• Phân loại mức độ gầy béo theo tiêu chuẩn người châu Á Thái Bình Dương [73].
BMI < 18,5: Gầy.
18,5 ≤ BMI < 23,0: Trung bình 23,0 ≤ BMI < 25,0: Thừa cân BMI ≥ 25,0: Béo.
2
hP P BMI =
2.2.4.4. Chỉ số tình trạng kinh nguyệt và sinh đẻ
a. Định nghĩa:
- Tuổi bắt đầu có kinh: có kinh lần đầu tiên năm bao nhiêu tuổi (năm) - Tuổi bắt đầu mãn kinh: Mãn kinh tự nhiên được thừa nhận nếu sau 12 thỏng vụ kinh liên tiếp mà không có bệnh lý rõ ràng.Tuổi bắt đầu mãn kinh được tính từ tháng đầu tiên mất kinh (năm)
- Thời gian mãn kinh: Thời điểm đo MĐX (năm) – Thời điểm bắt đầu mãn kinh (năm).
- Số lần sinh con: Khi thai từ 28 tuần trở lên kể cả thai nhi tử vong (lần) b. phương pháp xác định: bằng bảng hỏi (phụ lục 1)
2.2.4.5. Chỉ số về lối sống
a. Định nghĩa:
- Thói quen uống sữa: mỗi ngày uống ít nhất 400ml sữa (tương đương 800mg calci), uống hàng ngày trong tuần, liên tục trong 6 tháng được coi là uống sữa thường xuyên.
- Thói quen uống trà: mỗi ngày uống ít nhất 2 chén (200ml), uống hàng ngày trong tuần.
- Thói quen uống cà phê: mỗi ngày uống ít nhất 2 ly (mỗi ly khoảng 100ml tương đương 50mg cà phê), uống hàng ngày trong tuần.
- Thói quen uống coca cola: mỗi ngày uống ít nhất 300ml coca cola, uống hàng ngày trong tuần
- Tình trạng hoạt động thể lực: Đạp xe, đi bộ, thể thao (bóng bàn, cầu lông, búng đỏ…) ≥ 30 phỳt/ngày và ít nhất 3 lần/tuần, liên tục trong 6 tháng là luyện tập thể thao thường xuyên.