Sự thay đổi mật độ xương theo tuổi:

Một phần của tài liệu nghiên cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh hà nam và hà nội (Trang 61 - 67)

- Bước 1: chọn thành phố Hà Nội (đại diện cho thành thị) và tỉnh Hà Nam (đại diện cho nông thôn) Sau đó, bốc thăm một các ngẫu nhiên 1 quận

4.1.2.Sự thay đổi mật độ xương theo tuổi:

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.2.Sự thay đổi mật độ xương theo tuổi:

4.1.2.1. Qui luật thay đổi MĐX theo tuổi

Ở tất cả các vị trí đo (CSTL, CXĐ, đầu trên XĐ), MĐX tăng dần đến tuổi 20, duy trì tương đối ổn định trong giai đoạn từ 20-40 tuổi, sau đó bắt đầu giảm dần, và giảm rõ rệt khoảng sau tuổi 50 (Bảng 3.4, 3.5, 3.6 và biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3). Sự thay đổi mật độ xương theo tuổi tuân theo qui luật hàm mũ bậc 3.

Kết quả này tương tự với các kết quả nghiên cứu trên phụ nữ da trắng, châu Á, và người Việt đã công bố trong các nghiên cứu trước đây [9], [47], [30], [88]. Thời kỳ trước tuổi 20, xương mới được tạo thành nhiều hơn xương cũ bị loại bỏ, vì vậy xương phát triển mạnh về kích thước và mật độ. Từ 20- 40 tuổi, là giai đoạn mật độ xương đạt giá trị tối đa và tương đối ổn định do 2 quá trình tạo xương và hủy xương cân bằng nhau. Sau tuổi 40, quá trình hủy xương diễn ra mạnh hơn quá trình tạo xương, nên kết quả tất yếu là MĐX bắt đầu giảm. Sự mất chất xương xảy ra rõ rệt đặc biệt là sau tuổi mãn kinh – khi nồng độ estrogen giảm xuống do sự kiệt quệ của buồng trứng kết hợp với sự già hóa của các cơ quan nội tiết khác [66].

Tỷ lệ mất xương sau khi mãn kinh so với giá trị xương đỉnh ở tất cả các vị trí nghiên cứu dao động từ 20%-33%. Kết quả này cũng tương tự như 381 phụ nữ Hà Nội tuổi từ 10-65 trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (2006) [47].

4.1.2.2. Sự khác biệt về MĐX giữa phụ nữ thành thị và nông thôn: vai trò của hormon, chế độ dinh dưỡng và vận động

Một điểm thú vị trong nghiên cứu này là tuy cả phụ nữ ở thành thị và nông thôn đều có sự thay đổi MĐX theo qui luật hàm bậc 3, nhưng lại có những sự khác biệt nhất định. Phụ nữ thành thị có MĐX CSTL cao hơn so với phụ nữ nông thôn ở tất cả các giai đoạn phát triển, đặc biệt là giai đoạn trước tuổi 20 và sau tuổi 50. Nhưng phụ nữ nông thôn lại có MĐX CXĐ và đầu trên XĐ cao hơn phụ nữ thành thị trong độ tuổi lao động (từ khoảng 22 đến khoảng 50 tuổi) (Biểu đồ 3.1, 3.2 và 3.3)

Đặc điểm này phù hợp với nghiên cứu của Pongchaiyakul C và cs (2005) khi nghiên cứu MĐX cho 411 đô thị và nông thôn Thái Lan, gồm 436 đối tượng (340 nam và 507 nữ), tuổi từ 20 đến 84 năm bằng phương pháp DXA. Kết quả cũng cho thấy sau khi điều chỉnh theo tuổi tác và trọng lượng cơ thể trong một mô hình phân tích đa biến, MĐX CXĐ ở nam giới và phụ nữ nông thôn là cao hơn đáng kể so với nam giới và phụ nữ thành thị (P <0,001), nhưng không thấy sự khác biệt này ở CSTL. [74]

Như vậy có thể thấy rõ, vai trò của hormon lên sự phát triển của xương là không thể phủ nhận. Nhưng ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng và vận động cũng đóng vai trò nhất định trong việc làm tăng hay làm giảm MĐX. Điều này cho thấy có lẽ chế độ dinh dưỡng của phụ nữ thành thị tốt hơn phụ nữ nông thôn, nên MĐX CSTL của phụ nữ thành thị cao hơn của phụ nữ nông thôn trong hầu hết các giai đoạn phát triển (tỷ lệ phụ nữ Hà Nội có BMI<18,5 và có thói quen uống sữa cao hơn phụ nữ Hà Nam ở tất cả các lứa tuổi). MĐX ở CXĐ

và đầu trên XĐ của phụ nữ nông thôn cao hơn phụ nữ thành thị trong giai đoạn này có lẽ do chế độ vận động của phụ nữ nông thôn tốt hơn so với phụ nữ thành thị đặc biệt là trong độ tuổi lao động. Phụ nữ nông thôn tuổi từ 22- 50 là lực lượng lao động chính trong khi đó 75% đối tượng trong độ tuổi lao động ở Hà Nam là lao động nông nghiệp. Chính công việc lao động chân tay vất vả hàng ngày đã rèn luyện cho họ có được bộ xương chắc khỏe hơn là một chế độ luyện tập theo giờ như phụ nữ thành thị.

Trước giai đoạn 20 tuổi, MĐX ở tất cả các vị trí cả CSTL, CXĐ và đầu trên xương đùi của phụ nữ thành thị đều có xu hướng tốt hơn của phụ nữ nông thôn (Biểu đồ 3.1, 3.2 và 3.3). Phải chăng là do phụ nữ thành thị có tuổi dậy thì sớm hơn phụ nữ nông thôn (13 tuổi so với 14 tuổi); nên estrogen đã có tác dụng lên xương của phụ nữ thành thị sớm hơn so với phụ nữ nông thôn. Ngoài ra cũng có thể do chế độ dinh dưỡng của phụ nữ thành thị tốt hơn (84% so với 34,8% trong nhóm phụ nữ < 20 tuổi có uống sữa. Sự chênh lệch về tỷ lệ có luyện tập thường xuyên cũng đóng vai trò nhất định (66,7% phụ nữ thành thị so với 47,8% có luyện tập) (Bảng 3.3)

Sau tuổi 50, tỉ lệ mất chất khoáng của xương CSTL ở phụ nữ nông thôn dường như rõ rệt hơn so với phụ nữ thành thị (Biểu đồ 3.1). Trong khi đó, MĐX đầu trên XĐ của phụ nữ nông thôn cao hơn của phụ nữ thành thị không đáng kể và MĐX CXĐ là như nhau (Biểu đồ 3.2, và 3.3).

Tuổi mãn kinh của phụ nữ thành thị và nông thôn trong nghiên cứu này là như nhau (khoảng 47-48 tuổi). Do đó, có thể tác động thiếu hụt estrogen lên sự mất xương là như nhau ở cả 2 nhóm phụ nữ này. MĐX đầu trên XĐ của phụ nữ nông thôn cao hơn của phụ nữ thành thị không đáng kể và MĐX CXĐ của cả hai nhóm phụ nữ này là như nhau. Do đó, có thể mức độ vận động của hai nhóm phụ nữ này là không khác biệt, hoặc chênh nhau không nhiều ở sau tuổi 50 (24% phụ nữ thành thị tập thể dục so với 12,5% phụ nữ

nông thôn). Như vậy, tốc độ mất chất khoáng ở CSTL của phụ nữ nông thôn nhiều hơn so với phụ nữ thành thị có lẽ là do chế độ dinh dưỡng.

Ở nông thôn, sau tuổi 50 tỷ lệ uống sữa thấp hơn nhiều so với thành thị (10 % so với 47,9 %), tỉ lệ phụ nữ có BMI ở mức thiếu cân cũng cao hơn nhiều so với ở thành thị (83,2 % so với 16,2%). Tỷ lệ thiếu cân (BMI <18,5) phản ánh phản ánh tình trạng dinh dưỡng chưa hợp lí của phụ nữ nông thôn, và do đó ảnh hưởng đến MĐX của những người phụ nữ này (bảng 3.3).

Để xương phát triển tốt, xương cần được cung cấp một lượng đạm nhất định để xây dựng khung collagen. Trên nền khung collagen, các chất khoáng và canxi mới lắng đọng được. Muốn hấp thu đủ lượng canxi cần thiết cho xương, không những chỉ cần ăn đủ lượng thức ăn có chứa nhiều canxi (tôm, cua, cá. ốc, trai, hến, ngao, sò, sữa...) mà còn cần một lượng vitamine D nhất định để giúp cho quá trình hấp thu canxi tại ruột. Vitamine D có thể được cung cấp khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc từ thức ăn, và cần có dầu hoặc mỡ để hòa tan.

Nhu cầu cần thiết cho sức khỏe của xương, phụ nữ mãn kinh cần có khoảng 1200 mg canxi/ngày (IOF, 2009). Lượng protein quá nhiều hoặc quỏ ớt cũng không tốt cho xương (IOF, 2009). Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý được xem như một yếu tố then chốt để cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình tạo xương.

Tuy nhiên theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia [8] về khẩu phần ăn của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn rất nghèo protid (<100 mg/ngày) và thiếu canxi (300-500 mg/ngày). Điều kiện kinh tế ở nông thôn Việt Nam còn hạn chế nên rất hiếm phụ nữ ở tuổi này dùng bổ xung canxi và các chất khoáng cần thiết cho sức khỏe của xương.

4.1.2.3. Sự khác biệt về MĐX giữa các quốc gia: vai trò của gen hay lối sống Marquez và cộng sự năm 2001 cũng dựng mỏy Hologic để nghiên cứu về MĐX của phụ nữ cùng sinh sống tại Mỹ nhưng có nguồn gốc khác nhau. Kết

quả cho thấy MĐX người Mỹ gốc Việt, Lào Campuchia ở giai đoạn chưa mãn kinh tuổi từ 20-50 (thế hệ thứ 2) chỉ thấp hơn người Mỹ da trắng chút ít. Trong khi đó MĐX của những người Mỹ gốc Việt, Lào, Campuchia ở giai đoạn đã mãn kinh tuổi từ 50 đến 80 (thế hệ thứ nhất) thấp hơn nhiều so với người Mỹ da trắng cùng tuổi.

Theo tác giả, những người phụ nữ chưa mãn kinh phần lớn sinh ra và lớn lên ở Mỹ; nên đa phần ảnh hưởng lối sống (cách ăn uống và làm việc) của người Mỹ nhiều hơn. Do đó khoảng cách sự khác biệt về MĐX so với người Mỹ da trắng phần nào ít hơn so với nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Nhóm phụ nữ đã mãn kinh là những người phần lớn đã sinh sống tại nước bản địa (Việt Nam, Lào, Campuchia) trong một thời gian dài trước khi di cư sang Mỹ, nên họ có xu hướng phần nào duy trì phong cách sống Á Đông của mình. Do đó khoảng cách sự khác biệt về MĐX của họ so với người Mỹ là lớn hơn. (Bảng 4.1)

Bảng 4.1. MĐX của các dân tộc khác nhau

Vị trí MĐX CSTL (g/cm2) MĐX CXĐ (g/cm2) Phụ nữ chưa MK Phụ nữ đã MK Phụ nữ chưa MK Phụ nữ đã MK Nghiờn cứu của

chúng tơi (2009) 0,938±0,103 0,762±0,145 0,756±0,093 0,645±0,107 Người Thái Lan

sống tại Thái Lan (2002) (1) 1,15±0,13 0,88±0,20 1,00±0,13 0,75±0,16 Người Việt sống tại Mỹ (2001) (2) 1,027±0,1 0,826±0,1 0,768±0,1 0,60±0,1 Người Campuchia sống tại Mỹ (2001) (2) 1,023±0,1 0,842±0,1 0,809±0,1 0,692±0,1 Người Lào sống tại Mỹ (2001) (2) 0,947±0,1 0,716±0,1 0,772±0,1 0,584±0,1 Người Mỹ gốc Mỹ (2001) (2) 1,096 ± 0,1 0,948 ±0,2 0,865±0,1 0,679±0,1

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Marquez và cộng sự cũng cho thấy, cùng là người gốc Việt, nhưng người Mỹ gốc Việt có MĐX CSTL là 1,027 g/cm2 và MĐX CXĐ là 0,768 g/cm2 cao hơn so với người Việt sống tại Việt Nam trong nghiên cứu của chúng tôi so với (CSTL là 0,91 g/cm2, CXĐ là 0,74 g/cm2) ở cả 2 nhóm đã mãn kinh và chưa mãn kinh. Như vậy, ngoài ảnh hưởng về gen, yếu tố môi trường đóng một vai trò đáng kể lên MĐX (Bảng 4.1).

4.1.2.4. So sánh MĐX đo trên phụ nữ Việt Nam bằng cỏc mỏy khác nhau

Giỏ trị MĐX không những chỉ khác nhau giữa các quốc gia mà giá trị MĐX nói chung đo bằng cỏc mỏy khác nhau trên cùng một quốc gia cho thấy cũng rất khác nhau. Cùng đo trên phụ nữ Việt Nam cú cỏc đặc điểm nghiên cứu tương tự nhau nhưng giá trị MĐX đo bằng máy Lunar luôn cao hơn các giá trị MĐX đo bằng máy Hologic (Bảng 4.3). Điều này cho thấy tính cấp thiết của việc xác định giá trị tham chiếu riêng cho từng loại máy.

Bảng 4.2 So sánh MĐX đo trên phụ nữ Việt Nam bằng cỏc mỏy khác nhau

Nhĩm tuổi (năm)

Hologic (1)

Lunar Prodigy Advance (2) Unigamma Plus (3) CSTL (g/cm) CXĐ (g/cm2) CSTL (g/cm2) CXĐ (g/cm2) CXĐ (g/cm2) 15-19 0,865 0,745 0,93 0,81 - 20-24 0,933 0,750 1,11 0,90 0,947 25-29 0,959 0,751 30-34 0,959 0,770 1,12 0,89 0,834 35-39 0,966 0,758 40-44 0,951 0,767 1,08 0,89 0,790 45-49 0,934 0,756 50-54 0,850 0,707 0,85 0,73 0,763 55-59 0,781 0,679 60-64 0,734 0,619 0,80 0,69 0,740 65-69 0,666 0,592 - - 70-74 0,690 0,570 0,826 ≥75 0,661 0,523 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Ghi chú: (1): nghiên cứu của chúng tôi; (2): Nguyễn Thị Thanh Hương [47]; (3): Đặng Hồng Hoa [9]

Một phần của tài liệu nghiên cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh hà nam và hà nội (Trang 61 - 67)