Mối liên quan giữa MĐX CSTL, CXĐ, đầu trên XĐ và uống trà ở các địa điểm nghiên cứu:

Một phần của tài liệu nghiên cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh hà nam và hà nội (Trang 77 - 78)

- Bước 1: chọn thành phố Hà Nội (đại diện cho thành thị) và tỉnh Hà Nam (đại diện cho nông thôn) Sau đó, bốc thăm một các ngẫu nhiên 1 quận

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.3. Mối liên quan giữa MĐX CSTL, CXĐ, đầu trên XĐ và uống trà ở các địa điểm nghiên cứu:

địa điểm nghiên cứu:

Uống trà là thói quen của nhiều phụ nữ Việt Nam cả thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, câu hỏi: uống trà có ảnh hưởng đến MĐX như thế nào còn là vấn đề tranh cãi của nhiều tác giả.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy MĐX CSTL, CXĐ và đầu trên xương đùi của các phụ nữ chưa mãn kinh hoặc đã mãn kinh ở Hà Nội có uống trà cao hơn những phụ nữ không uống trà nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). (Trừ vị trí CXĐ của phụ nữ đã mãn kinh ở Hà Nội là có ý nghĩa thống kê p =0,02) ( Bảng 3.14; 3.15 và 3.16).

Theo Hegarty VM và cs đã tìm thấy trong trà có chất flavonoids, chất này làm tăng MĐX bằng các cơ chế khác nhau [57]. Wu và cs [94] cho thấy những đối tượng uống trà trong hơn 10 năm đã có hiệu quả làm tăng MĐX ở đầu trên xương đùi. Kết qủa này cũng được khẳng định trong một nghiên cứu dịch tễ tại Vương quốc Anh, MĐX của phụ nữ có uống trà cao hơn những người không uống [51].

Có những nghiên cứu gần đây, người ta tìm thấy chất Phytoestrogenic trong trà đen. Trong nghiên cứu thực nghiệm trên chuột, Das AS và cs (2005) đã tìm thấy hợp chất này có tác dụng phòng ngừa loãng xương bằng cách tăng mức estrogen [38]. Các nghiên cứu trước đõy, Cassidy A và cs (2003) đã chỉ ra rằng Phytoestrogen có một ái lực với estrogen, estradiol ở động vật có vú [29]. Một lần nữa, trong các nghiên cứu trong ống nghiệm, Sugimoto E (2000) và Choi EM (2001) khẳng định phytoestrogens đã chứng tỏ có vai trò bảo vệ xương (như estrogen) và isoflavones được xem là chất kích thích để hình thành một số tế bào (như osteoblast) [34], [87].

Nghiên cứu sáng kiến sức khỏe phụ nữ (WHI), cũng phát hiện thấy có tương quan tích cực giữa tiêu thụ trà và tăng MĐX (p<0,05).

Tuy nhiên, có một số nghiên cứu vẫn chưa khẳng định một cách chắc chắn vai trò của thói quen uống trà đối MĐX.

Chen Z và cs (2003) thì không thấy có sự tương quan giữa tiêu thụ trà và nguy cơ gãy xương hông, cổ tay, hoặc cẳng tay [32].

Ismail Hamdi và cs [55] nghiên cứu thói quen uống trà và MĐX trong phụ nữ sau mãn kinh Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng những phụ nữ uống hằng ngày từ hai chén trà đen trở lên (200ml) có T-scores cao hơn và tỷ lệ loãng xương thấp hơn (29,1%) so với những người không uống (37,8%), nhưng kết quả này đã không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Vì vậy, thói quen uống trà có thể tác dụng tích cực lên MĐX nhưng vẫn còn nghiên cứu chưa công nhận điều này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa chứng minh được điều này có lẽ cần nghiên cứu dân số lớn hơn sẽ đạt được yêu cầu phân biệt một ý nghĩa thống kê hiệu quả của uống trà trên MĐX.

4.2.4. Mối liên quan giữa MĐX CSTL, CXĐ, đầu trên XĐ và uống cà phê, coca cola ở các địa điểm nghiên cứu:

Một phần của tài liệu nghiên cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh hà nam và hà nội (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w