Mối liên quan giữa MĐX CSTL, CXĐ và đầu trên XĐ và luyện tập ở các địa điểm nghiên cứu:

Một phần của tài liệu nghiên cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh hà nam và hà nội (Trang 79 - 81)

- Bước 1: chọn thành phố Hà Nội (đại diện cho thành thị) và tỉnh Hà Nam (đại diện cho nông thôn) Sau đó, bốc thăm một các ngẫu nhiên 1 quận

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.5. Mối liên quan giữa MĐX CSTL, CXĐ và đầu trên XĐ và luyện tập ở các địa điểm nghiên cứu:

các địa điểm nghiên cứu:

Trong các yếu tố quyết định MĐX đỉnh có thể thay đổi (dinh dưỡng và lối sống) thì thói quen tập luyện thể thao là một nhân tố lối sống quan trọng trong việc đạt được một đỉnh cao khối lượng xương.Thúi quen tập luyện thể thao ảnh hưởng tích cực đến MĐX đã được rất nhiều nghiên cứu chứng minh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Ở tuổi chưa mãn kinh, chỉ có MĐX CSTL, CXĐ và đầu trên xương đùi của những phụ nữ không có thói quen luyện tập thể thao của Hà Nam cao hơn những người có thói quen luyện tập thể thao (nhưng chỉ vị trí CSTL có ý nghĩa thống kê p<0,05). Ở tuổi đã mãn kinh, MĐX ở các vị trí đo của phụ nữ có thói quen luyện tập thể thao có xu hướng cao hơn so với những người không có thói quen luyện tập (p<0,05 ở CSTL và đầu trên xương đùi) (Bảng 3.17; 3.18 và 3.19).

Vũ Thị Thu Hiền (2003), cho rằng những phụ nữ tập thể dục có chịu lực (đi bộ, cử tạ) đều đặn ít nhất 3 lần/tuần thì tỷ lệ loãng xương thấp hơn 3 lần so với những người không tập thể dục, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [8].

Theo Nguyễn Thị Dung (2005), những người không luyện tập thể thao có nguy cơ bị giảm MĐX hoặc loãng xương cao gấp 2,7 lần so với những người có luyện tập thường xuyên, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [5].

Phạm Văn Tú (2003), cũng nhận thấy MĐX của người có luyện tập thể dục cao hơn so với MĐX của những người không luyện tập thể dục [17].

Đặng Hồng Hoa (2008), cũng cho rằng MĐX của những người có thói quen luyện tập thể thao cao hơn MĐX của những người không luyện tập (p<0,05) [9].

P. Kyriazopoulos và cs (2006) nghiên cứu yếu tố lối sống và MĐX cẳng tay ở 300 nam giới Hy Lạp tuổi từ 18-30, nghiên cứu chia hai nhóm của các cấp hoạt động thể chất theo giờ mỗi tuần, cho thấy những người đã tập thể dục > 2 h/tuần có MĐX (0,504 ± 0,05g/cm2) cao hơn những người đã thể thao < 2 h/tuần (0,489 ± 0,05g/cm2) [72].

Juzwiak CR và cs (2008) nghiên cứu MĐX của các cầu thủ quần vợt bằng phương pháp DXA cho thấy những cầu thủ chơi quần vợt có nhiều hơn một cách đáng kể khối lượng nạc trong cơ thể và chính khối lượng nạc cơ thể là dự báo tốt nhất của BMD và BMC cho người chơi quần vợt (r = 0,825, 0,628, và 0,693 cho CSTL, CXĐ, và cẳng tay) [56].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ Hà Nam có thói quen tập luyện thể thao thấp hơn nhiều so với những phụ nữ không có thói quen luyện tập (14% so với 86%). Tuy nhiên, những phụ nữ không có thói quen luyện tập thể thao vẫn là những người lao động chân tay vất vả hàng ngày, chính công việc cũng là một sự luyện tập. Vì vậy, ở tuổi chưa mãn kinh (tức độ tuổi lao động) MĐX CSTL, CXĐ và đầu trên xương đùi của những phụ nữ không có thói quen luyện tập thể thao của Hà Nam vẫn cao hơn những người có thói quen luyện tập thể thao.

Tóm lại, tập luyện thể thao làm tăng MĐX nhưng mỗi người nên chọn cho mình một phương pháp tập đúng và đủ thời gian thì mới thực sự đạt hiệu quả mong muốn. Lao động chân tay cũng là một hình thức rèn luyện sức khỏe giúp làm tăng MĐX.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh hà nam và hà nội (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w