Mật độ xương của đối tượng nghiên cứu: 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu nghiên cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh hà nam và hà nội (Trang 60 - 61)

- Bước 1: chọn thành phố Hà Nội (đại diện cho thành thị) và tỉnh Hà Nam (đại diện cho nông thôn) Sau đó, bốc thăm một các ngẫu nhiên 1 quận

4.1.Mật độ xương của đối tượng nghiên cứu: 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.Mật độ xương của đối tượng nghiên cứu: 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

4.1.1.1. Đặc điểm về tuổi, hình thái và tiền sử kinh nguyệt-sinh đẻ của đối tượng nghiên cứu

Cả 2 nhóm phụ nữ ở 2 vùng nghiên cứu đều có tuổi, tuổi mãn kinh, tỷ lệ phụ nữ đã mãn kinh là tương tự như nhau. Chiều cao, cân năng, BMI của các đối tượng nghiên cứu đều nằm trong giới hạn bình thường (Bảng 3.1). Trong mỗi vùng nghiên cứu tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng xấp xỉ tỷ lệ phụ nữ đã mãn kinh (khoảng 50%).

Nhóm phụ nữ Hà Nội có xu hướng bắt đầu có kinh sớm hơn so với phụ nữ Hà Nam khoảng 1 năm (15,1 tuổi so với 16,3 tuổi), cú ít con hơn (2,2 con so với 3,6 con), béo hơn (51,3 kg so với 47 kg) với p<0,001 (Bảng 3.1).

Đặc điểm về cân nặng, chiều cao, và BMI trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như đặc điểm của 1390 phụ nữ Hà Nội tuổi từ 18-80 của Vũ Thị Thanh Thủy (2003); tương tự như 381 phụ nữ Hà Nội tuổi từ 10-65 trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (2006); và cũng tương tự như đặc điểm của 603 phụ nữ Hà Nội tuổi từ 15-84 trong nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa (2008).

4.1.1.2. Đặc điểm về một số thói quen liên quan đến lối sống của đối tượng nghiờn cứu:

Phụ nữ Hà Nội có xu hướng sử dụng sữa, trà, cà phê và tập thể dục nhiều hơn so với phụ nữ Hà Nam. Tỉ lệ ở 2 vùng nghiên cứu lần lượt là: uống sữa là 63% so với 14,5% ; uống trà là 29,0% so với 16,0%; uống cà phê là 13,3% so với 7,1%; tập thể dục là 35% so với 14% (Bảng 3.2)

Tỷ lệ uống sữa và tập thể dục trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn so với trong nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa (uống sữa: 7,5%, tập thể

dục: 0,65%). Phải chăng là do phụ nữ trong nghiên cứu của Phạm Hồng Hoa tuy ở Hà Nội, nhưng tập trung nhiều ở khu vực ngoại thành Hà Nội.

Có một đặc điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu của chúng tôi là nhóm phụ nữ dưới 20 tuổi ở thành thị uống sữa (84%) nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa ở nông thôn (34,8%); và cũng tập luyện nhiều hơn (66,7% so với 47%) (Bảng 3.3).

Phụ nữ nông thôn trên 50 tuổi, không chỉ ít uống sữa hơn, ít luyện tập hơn, mà chế độ dinh dưỡng nói chung đều kém hơn phụ nữ thành thị. Điều này được thể hiện qua chỉ số BMI: 84% phụ nữ nông thôn có BMI thuộc nhóm gày (BMI <18,5 kg/m2) (Bảng 3.3).

Một phần của tài liệu nghiên cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh hà nam và hà nội (Trang 60 - 61)