- Qua phân tích các đặc điểm cấu trúc lâm phần của ba mô hình thì ở khu vực nghiên cứu nên trồng rừng hỗn loài Sao và Dầu, theo hướng phối hợp cây cách cây trong hàng; vì tỷ lệ cây chết thấp hơn ở mô hình rừng thuần, cây có phẩm chất xấu ở mô hình rừng trồng hỗn loài chiếm tỷ lệ thấp nhất, chiều cao trung bình và đường kính trung bình lớn hơn so với rừng trồng thuần loài cùng tuổi (so sánh OTC 4 – 17, OTC 11 – 12, OTC 3 – 4). Quy cách trồng tốt nhất là 8m x 4m, vì ở quy cách này có phẩm chất cây xấu và tỷ lệ cây chết thấp nhất, sinh trưởng chiều cao (HVN) và đường kính (D1.3) tốt hơn quy cách trồng 6m x 4m.
- Nếu trồng rừng thuần loài thì nên chọn loài cây Sao, hạn chế trồng Dầu thuần, vì cây Dầu sinh trưởng chậm hơn cây Sao, hơn nữa ở mô hình rừng trồng Sao thuần có mật độ cây tái sinh, nguồn gốc cây tái sinh từ hạt, tỷ lệ cây tái sinh họ Dầu cao hơn so với mô hình rừng trồng Dầu thuần. Khi trồng rừng thuần loài Sao thì nên chọn quy cách trồng 8m x 6m vì ở quy cách này có tỷ lệ cây chết và phẩm chất cây xấu thấp, sinh trưởng về đường kính và chiều cao lớn.
- Đối với rừng trồng thuần loài (Sao hoặc Dầu thuần loài) nên tiến hành trồng bổ sung những loài cây họ Dầu theo hàng hoặc tra dặm hạt giống. Xúc tiến tái sinh tự nhiên, phát dọn thực bì tạo điều kiện cho quá trình tái sinh và cây tái sinh sinh trưởng phát triển dưới tán rừng trồng.
xcviii
- Điều chỉnh mật độ cây trồng chủ yếu là tăng mật độ cây trồng vì qua điều tra cho thấy mật độ cây trồng hiện tại tương đối thấp (từ 160 – 380 cây/ha), đặc biệt là rừng trồng có quy cách 8m x 6m và 8m x 4m.
- Phát luỗng dây leo, cây bụi chen lấn tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển đặc biệt đối với rừng trồng từ năm 2005 trở lại đây. Kéo dài thời gian chăm sóc cây trồng từ 03 năm lên 05 hoặc 06 năm, vì hiện nay tại khu vực nghiên cứu cây trồng chỉ được chăm sóc trong 03 năm đầu.
- Mở tán tạo không gian dinh dưỡng: do cây trồng họ Dầu chỉ thích nghi với điều kiện chịu bóng trong 02 năm đầu, mở tán rừng để tạo điều kiện để cây trồng chính sinh trưởng, phát triển. Chỉ trồng cây phù trợ một lần, không trồng tiếp cây phù trợ sau khi đã tỉa thưa hoặc khai thác cây phù trợ lần đầu.
- Cây tái sinh dưới tán rừng trồng Sao từ những năm 1990 trở về trước có mật độ lớn, chủ yếu là cây họ Dầu vì vậy cần được chăm sóc tốt để cây sinh trưởng phát triển như, không trồng cây nông nghiệp dưới tán rừng, phát luỗng dây leo cây bụi tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng, phát triển.
- Qua điều tra cho thấy tỷ lệ cây tái sinh họ Dầu dưới tán rừng trồng Dầu là rất thấp vì vậy cần có biện pháp tác động nhằm tăng mật độ cây tái sinh như xúc tiến tái sinh tự nhiên, tra dặm hạt giống ở những nơi mật độ cây tái sinh thấp.
4.3.2. Giải pháp về kinh tế, xã hội
- Thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ về vốn, về cây giống, chuyển giao kỹ thuật... để người dân tích cực tham gia làm kinh tế thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
- Tăng cường công tác giáo dục về môi trường, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của rừng.
xcix
- Tạo công ăn việc làm cho người dân, thu hút người dân làm nghề rừng. Hạn chế việc canh tác nông nghiệp dưới tán rừng trồng, vì qua nghiên cứu cho thấy việc canh tác nông nghiệp dưới tán rừng trồng đã làm cho cây tái sinh không sinh trưởng, phát triển.
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng cây trồng và tái sinh dưới tán rừng trồng, đề tài rút ra một số kết luận sau:
1.1. Đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc lâm phần trong các mô hình phục hồi rừng bằng cây họ Dầu
c
(1) Biến động mật độ cây trồng:
Tỷ lệ cây trồng bị chết trung bình ở cả ba mô hình là 15,9%; biến động mật độ cao nhất ở mô hình trồng Dầu thuần (tỷ lệ cây chết là 17,43%), thấp nhất ở mô hình trồng Sao thuần loài (tỷ lệ cây chết là 14,22%). Biến động mật độ theo quy cách trồng cao nhất là ở quy cách trồng 6m x 4m trong mô hình Sao thuần, với tỷ lệ cây chết là 23,26% (97 cây/ha), thấp nhất là ở quy cách trồng 8m x 6m ở mô hình trồng Dầu thuần với tỷ lệ cây chết là 7,21% (15 cây/ha).
(2) Phẩm chất cây trồng:
Ở cả ba mô hình rừng trồng đều có tỷ lệ cây phẩm chất tốt là cao nhất (mô hình rừng trồng Sao thuần: 55,44%, mô hình rừng trồng Dầu thuần: 68,38%, mô hình rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu: 68,51%) và tỷ lệ cây có phẩm chất xấu là thấp nhất (mô hình rừng trồng Sao:14,63%, mô hình rừng trồng Dầu: 8,5%, mô hình rừng trồng Sao và Dầu: 7,38%).
(3) Đặc điểm sinh trưởng:
- Sinh trưởng về chiều cao: sinh trưởng về chiều cao có sự khác nhau giữa các mô hình, như vậy thành phần loài cây trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao. Trong cùng mô hình thì quy cách trồng, loại đất ít có sự ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây.
- Sinh trưởng đường kính: đường kính trung bình cây trồng ở các mô hình đều tăng dần theo tuổi. Thành phần loài cây trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính thân cây. Trong cùng mô hình thì quy cách trồng có sự ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính.
- Sinh trưởng đường kính tán: quy cách trồng khác nhau đã có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính tán, mật độ trồng càng thưa đường kính tán càng lớn. Rừng trồng càng nhiều tuổi thì mức độ biến động về đường kính tán càng lớn. Chứng tỏ,
ci
rừng trồng ở giai đoạn còn non, cây rừng chưa khép tán nên cây trồng chưa có sự cạnh tranh nhau về không gian dinh dưỡng. Như vậy, sinh trưởng đường kính tán phụ thuộc vào loài cây, quy cách trồng và năm trồng.
- Sinh trưởng tiết diện ngang và thể tích: từ kết quả nghiên cứu cho thấy tiết diện ngang và thể tích cây trồng phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây, thành phần loài cây, mật độ và quy cách trồng.
(4) Quy luật kết cấu lâm phần:
- Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3): trong số ba hàm lý thuyết đề tài đưa ra để mô phỏng phân bố số cây theo cỡ kính là, hàm Weibull, hàm Khoảng cách, hàm Meyer thì hàm Weibull là hàm mô phỏng tốt nhất phân bố N/D1.3.
- Phân bố số cây theo chiều cao (N/HVN): qua thử nghiệm các hàm lý thuyết (hàm Weibull, hàm Khoảng cách và hàm Meyer) thì hàm Weibull là hàm mô phỏng tốt nhất phân bố N/HVN.
(5) Mô hình rừng trồng được lựa chọn trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng, đặc điểm cấu trúc là rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu, với quy cách trồng 8x4m.
1.2. Tái sinh dưới tán rừng trồng
(1) Mật độ cây tái sinh:
Mật độ cây tái sinh trung bình ở cả ba mô hình rừng trồng là tương đối cao (6.537 cây/ha). Trong đó, cao nhất là ở mô hình rừng trồng Sao thuần (9.290 cây/ha), mật độ trung bình ở mô hình rừng trồng Dầu thuần (6.000 cây/ha) và thấp nhất ở mô hình rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu (4.320 cây/ha).
(2) Nguồn gốc cây tái sinh:
Trong cả ba mô hình rừng trồng tỷ lệ cây tái sinh nguồn gốc từ hạt cao hơn từ chồi, như vậy rừng đã có thời gian phục hồi và nguồn cây mẹ gieo giống tại chỗ. Tỷ lệ cây
cii
cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt cao nhất ở mô hình rừng trồng Sao thuần (80,28%), thấp nhất ở mô hình rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu (60,95%) và trung bình ở mô hình rừng trồng Dầu thuần (62,07%).
(3) Chất lượng cây tái sinh:
Cây tái sinh dưới tán rừng trồng có phẩm chất tốt và trung bình chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ trung bình cây tái sinh có phẩm chất tốt ở ba mô hình là 48,58%, phẩm chất trung bình là 38,53% và phẩm chất xấu là 12,89%.
(4) Tổ thành cây tái sinh:
Nhìn chung thành phần loài cây tái sinh dưới tán rừng trồng là chưa cao, đặc biệt số loài tham gia vào công thức tổ thành còn thấp, chủ yếu là các loài cây ưa sáng mọc nhanh, kém giá trị. Ở mô hình rừng trồng Sao thuần số loài cây tham gia vào công thức tổ thành là 07 loài, ở mô hình rừng trồng Dầu thuần là 09 loài, ở mô hình rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu là 07 loài.
(5) Tỷ lệ của cây họ Dầu:
Mật độ cây tái sinh họ Dầu trong các mô hình bằng hoặc cao hơn so với mật độ cây trồng, là cơ sở cho việc phục hồi rừng cây họ Dầu tại khu vực nghiên cứu. Tỷ lệ cây tái sinh họ Dầu cao nhất ở mô hình rừng trồng Sao thuần (46,03%), thấp nhất ở mô hình rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu (4,08%) và đạt tỷ lệ trung bình ở mô hình rừng trồng Dầu thuần (4,79%).
(6) Cây tái sinh có triển vọng:
Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng trung bình ở ba mô hình rừng trồng là 45,87%. Tỷ lệ này cao nhất ở mô hình rừng trồng Dầu thuần (65,67%) đến mô hình rừng trồng Sao thuần (35,09%) và thấp nhất ở mô hình rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu (30,02%).
ciii
Trong số 12 OTC có cây tái sinh thì có tới 11 OTC cho kết quả cây tái sinh phân bố ngẫu nhiên. Vì thế biện pháp lâm sinh tác động là xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng bổ sung và tra dặm hạt cây trồng có mục đích.
(8) Toàn bộ chất lượng và số lượng tái sinh dưới tán rừng trồng đều có xu hướng tốt hơn so với đối chứng là trạng thái Ic.
2. Tồn tại
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng đề tài vẫn còn một số tồn tại sau: - Diện tích rừng trồng phục hồi rừng tại khu vực nghiên cứu tương đối lớn, rừng được trồng ở nhiều năm khác nhau, nhiều quy cách trồng, nhiều mô hình khác nhau, nhưng đề tài mới chỉ nghiên cứu trên một số đối tượng điển hình, nên không thể bao quát hết được tình hình cụ thể của rừng trên phạm vi toàn vùng.
- Do đối tượng nghiên cứu rất phong phú về các chỉ tiêu nên việc so sánh sinh trưởng đường kính, chiều cao cây trồng mới chỉ thực hiện được ở một số đối tượng. Đánh giá sinh trưởng mới dừng lại ở mức độ mô tả và so sánh chưa có giải tích thân cây, để đánh giá tình hình sinh trưởng một cách chính xác hơn.
- Đề tài chưa đủ điều kiện để nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che, cây bụi thảm tươi, … đến tái sinh rừng.
3. Kiến nghị
Việc nghiên cứu sinh trưởng cây trồng trong các mô hình phục hồi rừng tại khu vực nghiên cứu có ý nghĩa cho việc áp dụng các biện pháp lâm sinh để phục vụ cho việc trồng, phục hồi rừng. Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu tiếp theo hoặc mở rộng nội dung nghiên cứu còn hạn chế của đề tài để nâng cao hơn nữa giá trị sử dụng thiết thực.
civ
- Cần có những nghiên cứu, đánh giá cho tất cả các mô hình rừng trồng trên tất cả các loại quy cách trồng khác nhau và nên tiến hành giải tích thân cây để nghiên cứu được tốc độ tăng lượng sinh trưởng hàng năm của cây trồng trong các mô hình.
- Xây dựng nhiều mô hình trồng rừng phục hồi điển hình bằng cây bản địa nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học, nâng cao khả năng phòng hộ của rừng.