Phân bố cây tái sinh trên mặt đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) trồng trong các mô hình phục hồi rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (Trang 95 - 97)

Việc nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng, là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý để cây rừng tận dụng tối đa tiềm năng của điều kiện lập địa, sinh trưởng và phát triển tốt. Đề tài sử dụng tiêu chuẩn T của Student để kiểm tra việc xác định hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất theo phân bố Poisson. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4-19 và phụ biểu số 15.

Từ bảng 4-19 cho thấy, phân bố cây tái sinh trên mặt đất ở hầu hết các ô tiêu chuẩn ở cả ba mô hình rừng trồng và trạng thái rừng IC đều là phân bố ngẫu nhiên, chỉ có duy nhất một ô tiêu chuẩn ở mô hình rừng trồng Sao thuần là có phân bố cụm. Vì vậy, để tạo điều kiện cho cho cây tái sinh sinh trưởng, phát triển thì biện pháp lâm sinh có thể áp dụng là xúc tiến tái sinh tự nhiên, có trồng bổ sung cây mục đích, chú ý điều tiết cây trồng phân bố đều toàn diện tích (đặc biệt là với mô hình rừng trồng Sao).

Bảng 4-19: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất

Mô hình OTC XTB S2 ω Tn Tα/2 Phân bố

Sao thuần 1 19,00 63,50 3,34 0,71 3,31 2,77 Cụm 7 6,00 12,50 2,08 0,71 1,53 2,77 Ngẫu nhiên 24 19,60 13,30 0,68 0,71 -0,45 2,77 Ngẫu nhiên Dầu thuần 2 9,40 3,80 0,40 0,71 -0,84 2,77 Ngẫu nhiên 9 7,80 14,70 1,88 0,71 1,25 2,77 Ngẫu nhiên 18 12,40 25,30 2,04 0,71 1,47 2,77 Ngẫu nhiên 20 9,40 13,30 1,41 0,71 0,59 2,77 Ngẫu nhiên

xcvi 21 9,00 4,50 0,50 0,71 -0,71 2,77 Ngẫu nhiên Sao + Dầu 3 7,00 20,50 2,93 0,71 2,73 2,77 Ngẫu nhiên 8 5,20 2,20 0,42 0,71 -0,82 2,77 Ngẫu nhiên 15 7,80 4,70 0,60 0,71 -0,56 2,77 Ngẫu nhiên 17 7,60 7,30 0,96 0,71 -0,06 2,77 Ngẫu nhiên Ic 1 14,80 22,70 1,53 0,71 0,75 2,77 Ngẫu nhiên 2 19,20 23,20 1,21 0,71 0,29 2,77 Ngẫu nhiên 3 16,80 13,70 0,82 0,71 -0,26 2,77 Ngẫu nhiên

Thảo luận chung

- Sau một thời gian phục hồi, số lượng và chất lượng cây tái sinh đảm bảo cho rừng đủ khả năng phục hồi, mặc dù các loài cây kém giá trị còn nhiều, loài có giá trị ít nhưng đây mới là giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, nên những loài cây tiên phong, ưa sáng, mọc nhanh có nhiều cơ hội phát triển.

- Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp, chất lượng chủ yếu tập trung vào cấp chất lượng trung bình, cây bụi thảm tươi phát triển mạnh, cần có biện pháp chăm sóc để nâng cao tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng.

- Hình thái phân bố cây tái sinh chủ yếu là phân bố ngẫu nhiên. Đây là đặc điểm có dấu hiệu tốt cho thấy cây tái sinh đã có những điều kiện tiểu hoàn cảnh khá phù hợp do lớp rừng trồng tạo ra và triển vọng hình thành rừng hỗn loài trong tương lai.

Mặc dù còn rất phức tạp, nhưng các quy luật cơ bản về tái sinh rừng vẫn thể hiện rõ và có nhiều triển vọng. Thành phần loài đơn giản, số lượng và chất lượng thấp, sự phân bố không đều, cần thiết phải có sự điều chỉnh mật độ và điều chỉnh tổ thành. Bắt đầu có sự xuất hiện cây tái sinh chịu bóng của những loài cây gỗ lớn, đây là lớp kế cận sẽ tham gia vào tầng tán chính sau này, phù hợp với quá trình diễn thế của rừng theo hướng mục tiêu quản lý rừng đặt ra.

xcvii

4.3. Đề xuất một số giải pháp tác động nhằm phục hồi rừng bằng cây họ Dầu.

Từ những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của cây trồng và tái sinh dưới tán rừng trồng trong mô hình rừng trồng phục hồi rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai, các giải pháp được đề xuất theo hướng sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) trồng trong các mô hình phục hồi rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w