Đặc điểm tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) trồng trong các mô hình phục hồi rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (Trang 28 - 31)

(1) Tài nguyên rừng và đất rừng

Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo chỉ thị số: 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, thì tổng diện tích quản lý và hiện trạng sử dụng đất của KBT như sau:

Nhìn chung, độ che phủ rừng tương đối cao: 83,9%. Tuy nhiên, diện tích rừng trung bình chỉ chiếm 6,5%, còn lại là rừng nghèo, rừng non. Kết quả điều tra cho thấy chất lượng rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng, trữ lượng rừng thấp, kết cấu của rừng bị phá vỡ từng mảng lớn, số lượng các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu, những loài cây gỗ lớn bị giảm sút nghiêm trọng. Đây là hệ quả hoạt động khai thác kéo dài hàng chục năm trước đây của các lâm trường trước khi thành lập Khu BTTN.

xxix

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai

TT Loại đất, loại rừng Tổng (ha)

Theo quy hoạch 3 loại

rừng Ngoài 3 loại rừng Đặc dụng Sản xuất Diện tích tự nhiên 100.303,3 59.809,9 8.093,4 32.400,0 I Đất lâm nghiệp 67.903,3 59.809,9 8.093,4 1 Đất có rừng 57.034,3 53.482,6 3.551,7 1.1 Rừng tự nhiên 52.241,1 50.861,3 1.379,8 A Rừng gỗ lá rộng 44.141,7 43.060,7 1.081,0 B Rừng hỗn giao 7.746,0 7.447,2 298,8 C Rừng lồ ô 353,3 353,3 1.2 Rừng trồng 4.793,2 2.621,3 2.171,9 2 Đất chưa có rừng 4.253,6 3.559,8 693,8 3 Đất khác trong LN 6.615,4 2.767,5 3.847,9 II Đất khác ngoài LN 32.400,0 Nguồn: Khu BTTN, 2009 (2) Đặc điểm chung về phân bố tài nguyên thực vật và động vật rừng Khu BTTN a) Tài nguyên thực vật rừng

* Thành phần thực vật rừng

Kết quả điều tra xây dựng danh lục thực vật rừng do WWF (năm 2000) và Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ thực hiện năm 2003, bước đầu ghi nhận trong Khu BTTN có 622 loài thực vật, nằm trong 390 chi, 112 họ, 71 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau. Trong đó:

xxx

+ 127 loài cây gỗ lớn (G): chiếm 20,7% + 115 loài cây gỗ nhỏ (g): - 18,7% + 144 loài cây tiểu mộc (T): - 23,5%

Với 112 họ thực vật khác nhau đã được khảo sát ghi nhận, có 13 họ có số lượng cá thể loài từ 1% trở lên chiếm 11,7%. Có 10 họ ưu thế chiếm 9% số họ và chiếm 86% số lượng cá thể loài đã khảo sát, là những họ cây gỗ lớn tham gia chủ đạo hình thành cấu trúc các lâm phần hiện nay và thường thấy xuất hiện nhiều ở các nơi và ở độ cao khác nhau. Trong 10 họ cây ưu thế, có họ Dầu (Dipterocarpaceae) có tổ thành chiếm 15,2%.

* Thảm thực vật rừng

Với vị trí Khu BTTN nằm ở vùng địa hình chuyển tiếp từ phía Nam dải Trường Sơn qua Đông Nam Bộ xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, hệ động, thực vật rừng ở đây có quan hệ chặt chẽ với hệ động, thực vật của dãy Trường Sơn Nam, miền Đông Nam Bộ và của Việt Nam.

Thảm thực vật rừng trong Khu BTTN gồm các kiểu rừng và ưu hợp thực vật sau có liên quan tới cây họ Dầu là:

- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

+ Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaixia-Indonexia và khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Quốc:

++ Ưu hợp họ Dầu (Dipterocarpaceae) + họ Bồ hòn (Sapindaceae) + họ Sim (Myrtaceae).

++ Ưu hợp họ Dầu (Dipterocarpaceae) + họ Bồ hòn (Sapindaceae) + họ Thị (Ebenaceae).

xxxi

+ Kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaixia - Indonexia: ++ Quần hợp Dầu lông (Dipterocarpus intricalus)

+ Kiểu phụ thứ sinh nhân tác do hoạt động xây dựng của con ngời: ++ Quần hợp Tếch (Tectona grandis)

b) Tài nguyên động vật rừng

Kết quả điều tra thành phần động vật có xương sống trên cạn ở trong Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu có 276 loài thuộc 84 họ, 28 bộ phân ra các lớp như sau:

- Lớp Thú: 61 loài thuộc 26 họ, 9 bộ.

- Lớp Chim: 154 loài thuộc 43 họ, 15 bộ.

- Lớp Bò sát: 41 loài thuộc 11 họ, 3 bộ.

- Lớp Lưỡng thê: 20 loài thuộc 04 họ, 1 bộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) trồng trong các mô hình phục hồi rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (Trang 28 - 31)