Tổ thành cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) trồng trong các mô hình phục hồi rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (Trang 87 - 95)

lxxxviii

Tổ thành cây tái sinh là chỉ tiêu cấu trúc biểu thị thông qua hệ số tổ thành. Tổ thành tầng cây tái sinh có ý nghĩa lâm học sâu sắc, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính ổn định, bền vững, đa dạng của cây rừng, mối quan hệ giữa chúng với môi trường xung quanh, đồng thời còn là một chỉ tiêu cho phép dự đoán chiều hướng diễn thế rừng. Kết quả nghiên cứu tổ thành loài cây tái sinh từ 70 ODB (16m2/ô) trên 12 OTC ở ba mô hình rừng trồng và 15 ODB (16m2/ô) trên 03 OTC ở trạng thái Ic được tổng hợp tại bảng 4-16.

Bảng 4-16: Tổ thành cây tái sinh hình OTC N (cây/ô) m Công thức tổ thành Sao thuần 1 1.188 9 6,84Sa+3,16CLK* 7 375 15 1,67Kđ+1,33Trg+1Mi+1Cm+1Bb+0,67Tt+3,33CLK 24 1.225 8 6,43Sa+3,57CLK Dầu thuần 2 588 9 4,89Trg+2,13Đq+2,89CLK 9 488 18 1,79Kl+1,28Bal+1,03Tt+0,77Da+5,13CLK 18 775 12 3,39Ck+2,9Tn+1,13Tt+2,58CLK 20 588 11 2,98Bil+2,55Ck+1,06Tn+3,41CLK 21 563 13 2,67Bil+2Ck+1,56Sô+1,11Tt+2,66CLK Sao + Dầu 3 438 10 2,61Trg+1,71Rc+1,43Cm+1,14Bal+3,01CLK 8 325 9 3,08Ga+3,08Kl+1,15Tt+1,79CLK 15 488 12 2,56Trg+1,54Rc+1,28Cm+1,03Bal+3,59CLK 17 475 15 2,11Ga+2,11Kl+1,32Trg+0,79Tt+3,67CLK Ic 1 1.200 20 2,19Tt+1,46Tn+0,94Sp+0,73Ck+0,63Bal+0,63Sm

lxxxix +0,52Nh+2,9CLK 2 925 17 2,57Tt+1,49Tn+0,95Ck+0,68Bal+0,68Sp+3,63CLK 3 1.050 16 2,86Tt+1,79Tn+0,83Sp+0,71Bal+0,71Ck+3,1CLK *Ghi chú: CLK – Các loài khác Nhận xét:

Mô hình rừng trồng Sao thuần: số lượng loài cây tái sinh trong các OTC ở mô hình này biến động từ 8 – 15 loài, số lượng loài tham gia vào công thức tổ thành là 07 loài bao gồm các loài: Sao, Kè đuôi dông, Mít, Cọ mai, Bá bệnh, Thẩu tấu. Trong đó Sao là loài chiếm ưu thế với tỷ lệ cao, chứng tỏ tầng cây mẹ đã khép tán và đã tạo ra tiểu hoàn cảnh rừng phù hợp cho cây con tái sinh.

Mô hình rừng trồng Dầu thuần: số lượng loài cây tái sinh trong các OTC biến động từ 9 – 18 loài, cao hơn số lượng loài ở mô hình rừng trồng Sao, số lượng loài tham gia vào công thức tổ thành là 09 loài gồm: Bình linh, Cò ke, Trường, Thẩu tấu, Bằng lăng, Keo lai, Dầu, Thành ngạnh, Sổ. Tuy nhiên ở mô hình này không có cây tái sinh chiếm ưu thế. Như vậy, dưới tán rừng trồng Dầu chưa đủ điều kiện thuận lợi cho cây Dầu tái sinh (cây Dầu tái sinh chỉ chiếm 7,69%), những loài cây tái sinh khác xuất hiện ở đây từ nguồn gieo giống của các lô rừng kế cận.

Mô hình rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu: số lượng loài cây tái sinh tương đương với ở mô hình rừng trông Sao, biến động từ 9 – 15 loài, số lượng loài tham gia vào công thức tổ thành là 07 loài gồm: Trường, Cọ mai, Bằng lăng, Gáo, Keo lai, Thẩu tấu, Răng cá. Ở mô hình này không có loài cây tái sinh ưu thế, những loài cây xuất hiện chủ yếu là cây ưu sáng, sinh trưởng nhanh, cây họ Dầu chiếm tỷ lệ thấp và không tham gia vào công thức tổ thành. Sở dĩ có điều này vì rừng trồng chủ yếu từ năm 2005 – 2008, cây trồng chưa khép tán, chưa đủ tạo ra hoàn cảnh rừng phù hợp cho cây họ Dầu tái sinh, sinh trưởng.

xc

Trạng thái rừng Ic: số lượng loài cây tái sinh biến động từ 16 – 20 loài, chủ yếu gồm các loài: Thẩu tấu, Thành ngạnh, Bằng lăng, Săng mã, Trường, Bình linh, Lòng mức, chòi mòi, Sổ…

Số lượng loài cây tái sinh ở trạng thái rừng Ic đa dạng về thành phần loài hơn ở các mô hình rừng trồng.

Tóm lại, số lượng các loài cây tái sinh dưới tán rừng trồng ở mức độ trung bình và có biến động tương đối lớn về thành phần loài và các loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài chiếm ưu thế là Sao, Thành ngạnh, Thẩu tấu, Trường, Bằng lăng, Cọ mai. Thành phần loài cây tái sinh ở ba mô hình rừng trồng thấp hơn so với ở trạng thái Ic, nguyên nhân chính là do rừng trồng chưa khép tán và thường xuyên bị tác động bởi hoạt động canh tác xen canh cây nông nghiệp và phát dọn chăm sóc cây trồng đối với những lô rừng trồng khoảng những năm 2008.

4.2.4.2. Tỷ lệ của cây họ Dầu tham gia vào tổ thành

Kết quả điều tra và tổng hợp về tái sinh cây họ Dầu được thể hiện chi tiết ở phụ lục số 13 và bảng 4-17.

Bảng 4-17: Kết quả xác định tỷ lệ cây họ Dầu

Mô hình OTC Mật đô (N) Cây họ Dầu

N/otc (cây/ô) N/ha (cây/ha) N/otc (cây/ô) N/ha (cây/ha) % Sao thuần 1 1188 11880 825 8250 69,44 7 375 3750 13 125 3,33 24 1225 12250 800 8000 65,31

xci Dầu thuần 2 588 5880 13 125 2,13 9 488 4880 38 375 7,68 18 775 7750 25 250 3,23 20 588 5880 25 250 4,25 21 563 5630 38 375 6,66 Sao + Dầu 3 438 4380 38 375 8,56 8 325 3250 0 0 0,00 15 488 4880 25 250 5,12 17 475 4750 13 125 2,63 Ic 1 1200 12000 38 375 3,13 2 925 9250 25 250 2,70 3 1050 10500 0 0 0,00 Nhận xét:

Ở các mô hình rừng trồng cây họ Dầu đều xuất hiện cây tái sinh nằm trong họ Dầu, chỉ có một ô điều tra ở mô hình rừng trồng hỗn loài là không có cây tái sinh họ Dầu (OTC 08). Ngoài ô điều tra không có cây tái sinh họ Dầu ra, ở các ô còn lại mật độ cây tái sinh họ Dầu cao và biến động từ 125 – 8.250 cây/ha, cụ thể:

Mô hình rừng trồng Sao thuần, mật độ cây tái sinh họ Dầu rất cao và biến động từ 125 – 8.250 cây/ha, bình quân đạt 1.542 cây/ha, tỷ lệ cao nhất chiếm tới 69,44% tổng số cây tái sinh. Sở dĩ có điều này vì cây tái sinh họ Dầu ở đây chủ yếu là Sao, rừng trồng ở đây từ năm 1990 đã khép tán, nên có nguồn gieo cây mẹ họ Dầu gieo giống tại chỗ và điều kiện thích hợp (độ tàn che, điều kiện thổ nhưỡng) cho cây Sao tái sinh. Thành phần loài cây tái sinh họ Dầu: Sao đen, Dầu song nàng, Dầu lông.

Mô hình rừng trồng Dầu thuần, mật độ cây tái sinh họ Dầu ở mức độ trung bình và biến động từ 125 – 375 cây/ha, bình quân là 275 cây/ha, tỷ lệ cao nhất là 7,68% tổng số cây tái sinh. Tỷ lệ cây tái sinh họ Dầu trong mô hình này không cao chứng tỏ

xcii

điều kiện tự nhiên dưới tán rừng trồng ít thuận lợi cho cây Dầu tái sinh. Thành phần loài cây tái sinh họ Dầu: Dầu song nàng, Dầu lông.

Mô hình rừng trồng hỗn loài, mật độ cây tái sinh họ Dầu tương đương với ở mô hình rừng trồng Dầu và biến động từ 125 – 375 cây/ha (trừ ô điều tra không có cây tái sinh họ Dầu – OTC 08), tỷ lệ cao nhất là 8,56% tổng số cây tái sinh. Tỷ lệ cây họ Dầu ở đây không cao do chưa có nguồn cây mẹ gieo giống tại chỗ (rừng trồng chủ yếu từ năm 2005 – 2008), độ tàn che của rừng thấp không thuận lợi cho tái sinh cây họ Dầu. Thành phần loài cây tái sinh họ Dầu: Dầu lông, Dầu rái

Trạng thái IC, mật độ cây tái sinh họ Dầu ở mức độ trung bình và biến động từ 250 – 375 cây/ha (trừ ô điều tra không có cây tái sinh họ Dầu – OTC 03). Thành phần loài cây tái sinh họ Dầu: Vên vên, Sao.

Tóm lại: mật độ cây tái sinh họ Dầu cao nhất ở mô hình rừng trồng Sao thuần loài, ở mô hình rừng trồng Dầu thuần, rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu và trạng thái IC

mật độ này tương đương nhau. Mật độ cây tái sinh họ Dầu ở mô hình rừng trồng Dầu thuần và rừng hỗn loài Sao và Dầu biến động từ 125 – 375 cây/ha, mật độ này tương đương với mật độ cây trồng đã điều tra; mật độ này ở mô hình rừng trồng Sao thuần cao hơn hẳn so với mật độ cây trồng. Thành phần loài cây tái sinh họ Dầu chưa phong phú, đa dạng. Kết quả này có thể được đánh giá là cơ sở cho việc phục hồi cây họ Dầu tại khu vực nghiên cứu.

4.2.4.3. Cây tái sinh có triển vọng

Kết quả xác định cây tái sinh có triển vọng được thể hiện ở phụ lục số 14 và bảng 4-18.

Bảng 4-18: Cây tái sinh có triển vọng

Mô hình OTC Hb

(m)

xciii N/otc (cây/ô) N/ha (cây/ha) NTV /ha (cây/ha) % Sao thuần 1 0,6 1.188 11.880 2.500 21,04 7 0,9 375 3.750 2.125 56,67 24 0,5 1.225 12.250 3.375 27,55 Dầu thuần 2 1,5 588 5.880 3.125 53,15 9 1,5 488 4.880 2.125 43,55 18 2 775 7.750 4.875 62,90 20 2 588 5.880 3.750 63,78 21 2 563 5.630 3.875 68,83 Sao + Dầu 3 1,4 438 4.380 2.750 62,79 8 0,6 325 3.250 500 15,38 15 1,3 488 4.880 1.500 30,74 17 0,5 475 4.750 625 13,16 Ic 1 1,5 1.200 12.000 4.875 40,63 2 1,5 925 9.250 3.375 36,49 3 1,5 1.050 10.500 3.000 28,57

Cây tái sinh có triển vọng là những cây tái sinh có phẩm chất từ trung bình trở lên và có chiều cao lớn hơn chiều cao trung bình của cây bụi, thảm tươi.

Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là không đồng nhất về loài cây trồng, quy cách trồng và năm trồng khác nhau, vì vậy chiều cao trung bình của cây bụi, thảm tươi ở những OTC khác nhau là khác nhau. Do đó cây tái sinh có triển vọng ở từng OTC sẽ được tính là những cây có phẩm chất từ trung bình trở lên và có chiều cao lớn chiều cao trung bình cụ thể của cây bụi, thảm tươi ở OTC đó.

Kết quả tổng hợp ở bảng 4-18 cho thấy, mật độ cây tái sinh có triển vọng ở các OTC trên biến động rất lớn từ 500 – 4.875 cây/ha. Số cây tái sinh cũng biến động khác nhau ở mỗi mô hình rừng trồng, cụ thể:

xciv

Mô hình rừng trồng Sao thuần, mật độ cây tái sinh triển vọng ở các ô điều tra biến động không lớn từ 2.125 – 3.375 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng dao động từ 21,04% - 56,67%, tỷ lệ này tăng dần theo tuổi rừng, rừng trồng năm 1990 (21,04%) và năm 1990 (56,67%). Như vậy ở mô hình này rừng trồng càng nhiều tuổi thì điều kiện hoàn cảnh rừng dưới tán càng thuận lợi cho cây tái sinh sinh trưởng, phát triển.

Ở mô hình rừng trồng Dầu thuần, mật độ cây tái sinh có triển vọng biến động từ 2.125 – 4.875 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng ở mô hình này chiếm tỷ lệ cao nhất so với hai mô hình còn lại, biến động từ 43,55% - 68,83%. Điều này cho thấy, ở mô hình này mật độ và tỷ lệ cây tái sinh cao là do rừng được trồng đã nhiều tuổi (trồng năm 1983 và 1986), đã tạo ra được tiểu hoàn cảnh rừng thuận lợi cho cây tái sinh sinh trưởng, phát triển, cây tái sinh đã có thời gian nhất định để sinh trưởng đủ để vượt qua tầng cây bụi, thảm tươi.

Mô hình rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu, mật độ cây tái sinh có triển vọng biến động từ 625 – 2.750 cây/ha và thấp nhất trong ba mô hình; tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng biến động lớn từ 13,16 – 62,79%. Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp là do cây trồng ở mô hình này chủ yếu được trồng từ những năm 2005 đến 2007, cây trồng chưa đủ tạo ra tiểu hoàn cảnh rừng thuận lợi cho cây tái sinh phát triển, hơn nữa cây tái sinh còn chịu ảnh hưởng từ sự tác động của hoạt động chăm sóc cây trồng như phát luỗng dây leo, cây bụi.

So với ba mô hình rừng trồng thì mật độ cây tái sinh có triển vọng ở trạng thái IC

là cao nhất và biến động từ 3.000 – 4.875 cây/ha; nhưng tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng ở trạng thái này chỉ ở mức độ trung bình, do cây tái sinh chịu nhiều cạnh tranh từ cây bụi, thảm tươi.

Tóm lại, ở khu vực nghiên cứu có tiềm năng phục hồi rừng tự nhiên. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả phục hồi rừng cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh một cách hợp lý như xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp trồng bổ sung, tra dặm hạt để tăng sự

xcv

phong phú của thành phần loài đối với rừng trồng từ năm 1980 – 1990, ở rừng trồng từ những năm 2005 trở lại đây trong quá trình chăm sóc như phát luỗng dây leo cây bụi cần chú ý tránh tác động xấu đến cây tái sinh và để tăng số lượng cây tái sinh cũng như thành phần loài có thể kết hợp trồng bổ sung và tra dặm hạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) trồng trong các mô hình phục hồi rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w