Sinh trưởng đường kính thân cây là yếu tố đánh giá sinh khối của lâm phần và mức độ phù hợp của loài cây trồng với điều kiện lập địa nơi trồng. Do ở một số lô rừng mới trồng, có D1.3 dưới 6cm, nên trong quá trình điều tra đường kính thân cây đo ở vị trí D00.
lix
Kết quả điều tra và tính toán giá trị sinh trưởng về đường kính cây trồng đo ở vị trí gốc cây được thể hiện ở bảng 4-3.
Bảng 4-3: Kết quả tổng hợp D0,0 của các OTC
Mô hình Năm trồng OTC N/ô (cây) D0,0 (cm) Dmin (cm) Dmax (cm) R (cm) Sao thuần 2006 12 28 6,04 4,1 7,6 3,5 2006 14 36 6,04 4,1 7,3 3,2 2006 22 20 5,02 2,2 8 5,8 2006 23 18 4,94 2,2 8 5,8 Dầu thuần 2006 13 19 6,20 4,1 8,6 4,5 2008 19 37 2,95 1 6,4 5,4 Sao + Dầu 2005 5 33 6,78 4,8 9,9 5,1 2005 16 30 6,73 5,1 8,9 3,8 Nhận xét:
Ở mô hình rừng trồng Sao thuần: cây trồng ở 04 ô điều tra đều được trồng năm 2006, đường kính gốc trung bình (D0.0) đạt từ 4,94 – 6,04cm, đường kính gốc cao nhất đạt 8cm, đường kính gốc thấp nhất là 2,2cm. Độ biến động về đường kính gốc từ 3,2 – 5,8 (cm).
Mô hình rừng trồng Dầu thuần: cây trồng năm 2006 (OTC 13), đường kính gốc trung bình (D0.0) là 6,2cm, đường kính gốc cao nhất đạt 8,6cm, đường kính gốc thấp nhất là 4,1cm. Độ biến động về đường kính gốc là 4,5 (cm). Cây trồng năm 2008 (OTC 19), đường kính gốc trung bình (D0.0) là 2,95cm, đường kính gốc cao nhất đạt 6,4cm, đường kính gốc thấp nhất là 1cm. Độ biến động về đường kính gốc là 5,4 (cm).
Mô hình rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu: cây trồng ở 02 ô điều tra đều được trồng năm 2005, đường kính gốc trung bình (D0.0) đạt từ 6,73 – 6,78 cm, đường kính
lx
gốc cao nhất đạt 9,9cm, đường kính gốc thấp nhất là 4,8cm. Độ biến động về đường kính gốc từ 3,8 – 5,1 (cm).
Như vậy: ở các ô điều tra trong cùng mô hình hoặc khác mô hình nhưng cùng năm trồng đã có sự chênh lệch về đường kính gốc, điều này chứng tỏ điều kiện thổ nhưỡng, loài cây trồng, quy cách trồng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính gốc của cây trồng. Mức độ biến động về đường kính gốc ở từng ô điều tra trong các mô hình lớn (từ 3,2 – 5,8 cm), với rừng trồng tuổi từ 3 – 6 tuổi, cùng điều kiện lập địa và
biện pháp kỹ thuật tác động thì nguyên nhân có sự biến động này có thể là do phẩm chất di truyền và kích thước cây giống khi trồng rừng không đồng đều.
4.1.3.2. Sinh trưởng đường kính (D1.3)
(1) Tổng hợp sinh trưởng D1.3 tại các mô hình
Kết quả điều tra và tính toán đường kính (D1.3) được tổng hợp chi tiết ở phụ lục số 05 và hình 4-5, 4-6, 4-7.
lxi
Hình 4-6: Đường kính bình quân của cây trồng trong mô hình Dầu thuần
Hình 4-7: Đường kính bình quân của cây trồng trong mô hình Sao và Dầu
Nhận xét:
- Mô hình rừng trồng Sao thuần:
Cây trồng năm 1982, đường kính trung bình (D1.3) là 23,07 cm, D1.3lớn nhất đạt 30,3 cm, D1.3nhỏ nhất là 11,5 cm, độ biến động về D1.3của các cây trồng trong ô là 18,8 (cm).
lxii
Cây trồng năm 1990, đường kính trung bình (D1.3) đạt 22,12 cm, D1.3lớn nhất đạt 33,4 cm, D1.3nhỏ nhất là 13,1 cm, độ biến động về D1.3của các cây trồng từ 19,4 – 19,7 (cm).
Cây trồng năm 1999, đường kính trung bình (D1.3) là 13,91 cm, D1.3lớn nhất đạt 21,3 cm, D1.3nhỏ nhất là 5,7 cm, độ biến động về D1.3của các cây trồng trong ô là 15,6 (cm).
Cây trồng năm 2005, đường kính trung bình (D1.3) là 5,27 cm, D1.3lớn nhất đạt 7,6 cm, D1.3nhỏ nhất là 1,9 cm, độ biến động về D1.3của các cây trồng trong ô là 5,7 cm.
Mô hình rừng trồng Dầu thuần:
Rừng trồng năm 1983, đường kính trung bình (D1.3) đạt 19,2 cm, D1.3 lớn nhất đạt 33,4 cm, D1.3nhỏ nhất là 6,7 cm, độ biến động về D1.3của các cây trồng từ 10,2 – 26,7 cm.
Rừng trồng năm 1997, đường kính trung bình (D1.3) đạt 18 - 18,3 cm, D1.3lớn nhất đạt 23,2 cm, D1.3nhỏ nhất là 7,3 cm, độ biến động về D1.3của các cây trồng là 15,9 cm.
Rừng trồng năm 1998, đường kính trung bình (D1.3) là 16,51 cm, D1.3lớn nhất đạt 25,8 cm, D1.3nhỏ nhất là 7 cm, độ biến động về D1.3của các cây trồng trong ô là 18,8 cm.
Mô hình rừng trồng Sao và Dầu:
Rừng trồng năm 2005, đường kính trung bình (D1.3) đạt 6,5 cm, D1.3lớn nhất đạt 14,3 cm, D1.3nhỏ nhất là 1,6 cm, độ biến động về D1.3của các cây trồng từ 4,4 – 12,7 cm.
lxiii
Rừng trồng năm 2006, đường kính trung bình (D1.3) là 5,57 cm, D1.3lớn nhất đạt 18,2 cm, D1.3nhỏ nhất là 1,6 cm, độ biến động về D1.3của các cây trồng trong ô là 16,6 cm.
Rừng trồng năm 2007, đường kính trung bình (D1.3) là 6,19 cm, D1.3lớn nhất đạt 9,2 cm, D1.3nhỏ nhất là 3,2 cm, độ biến động về D1.3của các cây trồng trong ô là 6 (cm).
Tóm lại, trong từng mô hình, ở những lô rừng có cùng năm trồng (cùng tuổi) đã có sự chênh lệch về đường kính D1.3, nhất là ở các lô rừng có quy cách trồng khác nhau, nhưng mức độ chênh lệch không nhiều.
(2) So sánh sinh trưởng về đường kính của cây trồng.
Nguyên tắc lựa chọn OTC để so sánh đường kính thân cây tương tự như đã trình bày ở phần so sánh chiều cao. Kết quả tính toán so sánh đường kính thân cây được thể hiện ở bảng 4-4.
Bảng 4-4: Kết quả so sánh sinh trưởng về đường kính thân cây
TT OTC so sánh P Kết luận OTC D (cm) OTC D (cm) 1 9 19,62 18 18,83 0,498 Ho+ 2 9 19,62 20 19,68 0,969 Ho+ 3 18 18,83 20 19,68 0,341 Ho+ 4 3 6,12 17 7,26 0,005 Ho- 5 4 5,27 17 7,26 0,0007 Ho- 6 3 6,12 4 5,27 0,048 H0- 7 12 6,04 14 6,04 0,995 Ho+ 8 12 6,04 22 5,02 0,0099 Ho- 9 2 16,51 27 18,31 0,135 Ho+ Nhận xét:
lxiv
Trong 09 cặp số liệu so sánh sinh trưởng về đường kính có tới 06 cặp (thứ tự lần lượt là, 1, 2, 3, 7 và 9) đều có P > 0,05, như vậy ở 06 trường hợp này sinh trưởng về đường kính cây trồng là không có sự khác biệt.
Kết quả so sánh giữa OTC 03 và 07 cho thấy P = 0,005 < 0,01, sinh trưởng về đường kính là có sự khác biệt. Ở 02 OTC này cùng là rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu, 06 tuổi, loại đất Fp, độ sâu tầng đất 6 cm, chỉ khác nhau về mật độ trồng (quy cách trồng 8m x 4m ở OTC 03, 8m x 6m ở OTC 17). Như vậy, có thể nhận thấy mật độ trồng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng về đường kính ở mô hình rừng trồng hỗn loài Sao và Dầu.
Kết quả so sánh giữa OTC 04 và OTC 17 cho thấy, P = 0,007 < 0,01, nên sinh trưởng về đường kinh ở 02 OTC này là khác nhau rõ rệt. Ở 02 OTC này được trồng cùng năm (06 tuổi), cùng quy cách trồng (8m x 6m), cùng loại đất (Fp), khác nhau ở thành phần loài (OTC 04 là Sao thuần, OTC 17 là Sao + Dầu). Như vậy thành phần loài cây có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cây trồng.
Kết quả so sánh giữa OTC 12 và OTC 22 cho thấy, P = 0,0099 < 0,01, nên sinh trưởng về đường kính cây trồng ở 2 OTC này khác nhau rõ rệt.