Đường kính tán cây là chỉ tiêu phản ánh phẩm chất cây trồng, độ tàn che của rừng trồng cũng mức độ phù hợp của mỗi loại mật độ trồng khác nhau. Đường kính tán còn ảnh hưởng đến tiểu hoàn cảnh khí hậu rừng và tái sinh ở các lô rừng trồng. Kết quả đo đếm và tính toán đường kính tán cây ở các ô điều tra được thể hiện ở phụ lục số 06.
Nhận xét:
lxv
Sinh trưởng đường kính tán trung bình (DT) lớn nhất ở rừng trồng năm 1982, quy cách trồng 6m x 4m (DT = 2,7 m), thấp nhất ở rừng trồng năm 2006, quy cách trồng 6m x 4m (DT = 0,9 m).
Đối với rừng trồng năm 1982 và 1990, các cây trong hàng đã có sự giao tán, rừng trồng ở những năm còn lại chưa có hiện tượng này.
Độ tàn che lớn nhất ở rừng trồng năm 1990, quy cách trồng 5m x 5m (88,9%), thấp nhất ở rừng trồng năm 2006, quy cách trồng 8m x 6m (6,7%). Đối với rừng đều tuổi (trồng năm 2006) quy cách trồng 5m x 5m có độ tàn che lớn nhất (26,1%), quy cách trồng 8m x 6m có độ tàn che thấp nhất (6,7%).
- Mô hình rừng trồng Dầu thuần:
Sinh trưởng đường kính tán trung bình (DT) lớn nhất ở rừng trồng năm 1983, quy cách trồng 6m x 4m (DT = 2,65 m), thấp nhất ở rừng trồng năm 2008, quy cách trồng 6m x 4m (DT = 0,8 m).
Rừng trồng đều tuổi (trồng năm 1983) với quy cách trồng 6m x 4m có đường kính tán trung bình (DT = 2,65 m) lớn hơn so với quy cách trồng 8m x 6m (DT = 2,5 m).
Đối với rừng trồng năm 1983, quy cách trồng 6m x 4m các cây trong hàng đã có sự giao tán, rừng trồng ở những năm còn lại chưa có hiện tượng này.
Độ tàn che lớn nhất ở rừng trồng năm 1983, quy cách trồng 6m x 4m (64,4%), thấp nhất ở rừng trồng năm 2008, quy cách trồng 6m x 4m (6,7%). Đối với rừng đều tuổi (trồng năm 1983) quy cách trồng 6m x 4m có độ tàn che (64,4%) lớn hơn quy cách trồng 8m x 6m (35,5%).
lxvi
Sinh trưởng đường kính tán trung bình (DT) lớn nhất ở rừng trồng năm 2005, quy cách trồng 8m x 6m (DT = 1,8 m), thấp nhất ở rừng trồng năm 2005, quy cách trồng 6m x 4m (DT = 1,0 m).
Ở mô hình rừng trồng này các cây trồng trong hàng chưa có sự giao tán.
Rừng trồng đều tuổi (trồng năm 2005) quy cách trồng 8m x 6m có đường kính tán trung bình lớn nhất (DT = 1,8 m), đến quy cách trồng 8m x 4m (DT = 1,5 m) và thấp nhất ở quy cách trồng 6m x 4m (DT = 1,0 m).
Đối với rừng đều tuổi (trồng năm 2005), quy cách trồng 8m x 4m có độ tàn che (20,5%) lớn hơn quy cách trồng 8m x 6m (16,2%) và quy cách trồng 6m x 4m (10,2%).
Tóm lại, ở các ô điều tra có năm trồng và quy cách trồng khác nhau đã có sự khác biệt về đường kính tán. Đối với rừng trồng cùng tuổi thì mật độ trồng càng thưa đường kính tán càng lớn. Mức độ biến động về đường kính tán ở các ô điều tra cũng khác nhau, thường thì rừng trồng càng nhiều tuổi thì mức độ biến động về đường kính tán càng lớn. Chứng tỏ, rừng trồng ở giai đoạn còn non, cây rừng chưa khép tán nên cây trồng chưa có sự cạnh tranh nhau về không gian dinh dưỡng. Như vậy, sinh trưởng đường kính tán phụ thuộc vào loài cây, quy cách trồng và năm trồng.