Công tác tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 50 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Công tác tín dụng

Bất kỳ một NHTM nào thì mục tiêu của hoạt động tín dụng là tận dụng tối nguồn vốn huy động để cho vay. Lãi thu được chủ yếu là hoạt động cho vay dùng để chi trả cho các chi phí HĐV và các chi phí khác của ngân hàng. Agribank huyện Yên Sơn đã chú trọng việc tổ chức khảo sát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất ở từng thôn xã, từng doanh nghiệp, hợp tác xã, nắm bắt nhu cầu vay vốn của người làm kinh tế trong nước và người vay đi xuất khẩu lao động ở nuớc ngoài. Tiếp cận các dự án khả thi, đảm bảo chất lượng và quy trình thẩm định, xét duyệt phân bổ vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho khách hàng. Ngoài việc đầu tư tín dụng cho các khách hàng truyền thống là hộ sản xuất, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngân hàng còn mở rộng cho vay với các đối tượng khách hàng thuộc thành phần kinh tế (TPKT) khác và hợp tác xã. Cơ cấu cho vay các TPKT chủ yếu là cho vay đối với hộ sản xuất, các TPKT khác như doanh nghiệp, hợp tác xã và TPKT khác chiếm tỷ lệ nhỏ.

Agribank huyện Yên Sơn đã bám sát nhiệm vụ kinh tế, xã hội của địa phương, định hướng phát triển kinh tế của ngành, tăng trưởng tín dụng đúng hướng, an toàn, hiệu quả, gắn hoạt động kinh doanh với phục vụ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế địa phương, ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm của tỉnh, của huyện như: chương trình lương thực, chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo… đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông thôn, vừa phục vụ chính trị địa phương vừa nâng cao chất lượng hiệu quả đầu tư vốn của ngân hàng. Do đối tượng đầu tư chủ yếu cho nông nghiệp nông thôn nên số lượng món vay lớn nhưng số tiền cho vay ra cũng thấp. Kết quả công tác tín dụng của Agribank huyện Yên Sơn đã thể hiện qua bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động đầu tư tín dụng tại Agribank huyện Yên Sơn ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2011/ 2010 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ Tổng dƣ nợ: 311.701 375.605 450.549 601.024 120,50 119,95 133,40 122.57 - Dư nợ ngắn hạn 182.345 247.354 305.493 374.307 135,65 123,50 122,53 127.09 - Dư nợ trung, dài

hạn 129.356 128.251 145.056 226.717 99,15 113,10 156,30 120.57

Doanh số cho vay 395.828 404.302 420.294 624.035 102,14 103,96 148,48 116.39

Doanh số thu nợ 75.105 340.409 345.349 500.535 453,24 101,45 144,94 188.19

Nợ quá hạn: 7.501 10.178 15.530 13.373 135,69 152,58 86,11 121.26

- Nợ nhóm 2 4.464 7.333 11.410 11.110 164,27 155,60 97,37 135.52 - Nợ nhóm 3- nhóm

5 (Nợ xấu) 3.037 2.845 4.120 2.263 93,68 144,82 54,93 90.66

Tổng lãi cho vay: 38.452 62.996 73.217 74.406 163,83 116,22 101,62 124.61

- Lãi đã thu 36.530 61.107 71.753 73.107 167,28 117,42 101,89 126.02 -

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Agribank Yên Sơn)

Bảng kết quả hoạt động đầu tư tín dụng tại Agribank huyện Yên Sơn cho thấy: tổng dư nợ năm 2010 là 311.711 triệu đồng, năm 2011 tăng 63.893 triệu đồng so với năm 2010 lên mức 375.604 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 20,5%. Sang đến năm 2012 tăng 74.945 triệu đồng so với năm 2011, làm cho tổng dư nợ tăng lên 450.549 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20%. Năm 2013 tăng 123.500 triệu đồng so với năm 2012 tỷ lệ tăng trưởng đạt 27.4% Các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng thu lãi đều tăng qua các năm thể hiện sự cố gắng phấn đấu và khắc phục của Ngân hàng.

Vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu là vấn đề đáng được chú ý qua bảng trên ta thấy tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại Agrbank huyện Yên Sơn tuy nhỏ nhưng cũng cần phải quản ý chặt chẽ và cần sự quan tâm hơn nữa để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và khắc phục (thực hiện tốt quy trình thẩm định, khả năng trả nợ của người vay và thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo của ngành và Agribank tỉnh Tuyên Quang).

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)