Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 85 - 86)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Trong quản lý hoạt động cho vay của các TCTD thì kiểm tra nội bộ (KTNB) có ý nghĩa rất quan trọng. một mặt, KTNB giúp phát hiện ra những sai sót trong quá trình cho vay để chấn chỉnh, khắc phục, từ đó góp phần ngăn ngừa các loại rủi ro; mặt khác, thông qua KTNB còn giúp phát hiện những điểm bất hợp lý của cơ chế, chính sách cho vay để kịp thời bổ sung, sửa đổi. Chính vì vậy, pháp luật quy định các TCTD phải thành lập hệ thống KTNB thuộc bộ máy điều hành để giúp ban lãnh đạo điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của TCTD.

Để công tác KTNB của chi nhánh đi vào thực chất và đạt hiệu quả cao trong việc phát hiện và xử lý các sai phạm, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro, cần thực hiện theo các hướng sau:

- Thành lập các tổ nghiệp vụ KTNB (theo tính chất kiêm nhiệm) ở chi nhánh, và giao nhiệm vụ chuyên trách cho các tổ theo từng loại nghiệp vụ của chi nhánh. Với điều kiện như hiện nay của chi nhánh, trước mắt, có thể thành lập 3-4 tổ trong toàn chi nhánh, cụ thể thành lập tổ tín dụng, tổ kế toán, tổ nghiệp vụ khác. cách thức tổ chức này có ưu điểm là cán bộ từng tổ có điều kiện để nâng cao trình độ nghiệp vụ do chỉ phải tập trung nghiên cứu về mảng nghiệp vụ được phân công của tổ, từ đó nâng cao chất lượng công việc được giao.

- Kiểm tra, kiểm soát phải gắn với việc sửa sai. sau mỗi lần kiểm tra, tự kiểm tra phải có kế hoạch chỉnh sửa cụ thể, quy định rõ thời gian phải chỉnh sửa, con người cụ thể có trách nhiệm sửa sai. Đơn vị nào đã được kiểm tra, phát hiện, kiến nghị chỉnh sửa mà không sửa hoặc sửa chữa mang tính hình thức thì những người có liên quan phải chịu trách nhiệm trước giám đốc, kể cả xử lý hình thức kỷ luật.

- Để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra thì chi nhánh cần phải lựa chọn những cán bộ am hiểu nghiệp vụ, đã có kinh nghiệm làm thực tế. Bên cạnh đó cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, ưu tiên chế độ đào tạo.

- Hoạt động kiểm tra cho vay sẽ không chỉ dừng lại ở công tác “hậu kiểm”, mà phải được tiến hành đối với toàn bộ các khâu của quá trình cho vay. Ngay từ khi chi nhánh tiếp nhận hồ sơ để thẩm định và quyết định cho vay, nếu thấy cần thiết (tuỳ theo mức độ phức tạp của khoản tín dụng) thì bộ máy KTNB của chi nhánh phải bắt tay vào kiểm tra và hoạt động KTNB sẽ được thực hiện liên tục đối với khoản vay. Việc thực hiện kiểm tra đối với toàn bộ các khâu trong quá trình cho vay sẽ giúp phát hiện sớm các sai sót để kịp thời chấn chỉnh, từ đó có thể phòng ngừa có hiệu quả đối với các rủi ro có thể nảy sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 85 - 86)