Mức độ tập trung tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 40 - 44)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.5. Mức độ tập trung tín dụng

Cơ cấu tín dụng trong các ngân hàng thường được phân chia theo các tiêu chí như: thời gian, loại tiền cho vay, đối tượng khách hàng, ngành kinh doanh, khu vực địa lý... từ đó định hướng ra các rủi ro trong hoạt động tín dụng theo mức độ tập trung tín dụng.

Mức độ tập trung tín dụng theo thời gian

Là tỷ trọng giữa dư nợ tín dụng phân chia theo các hình thức tín dụng: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên tổng dư nợ. Các ngân hàng thường duy trì tỷ lệ cơ cấu dư nợ tín dụng ngắn, trung và dài hạn ở một tỷ lệ nào đó sao cho phù hợp với đặc điểm và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng mình.

Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền

Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền là mức độ cho vay bằng VND hay ngoại tệ. Điều này ảnh hưởng tới khả năng xảy ra tín dụng của ngân hàng khi có những thay đổi phức tạp về tỷ giá.

Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng được xem xét trên hai khía cạnh mức dư nợ tín dụng với một khách hàng (KH) và một nhóm khách hàng.

Tỷ trọng dư nợ TD với 1KH = Dư nợ TD với 1KH Tổng dư nợ

Tỷ trọng dư nợ TD với 1 nhóm KH = Dư nợ TD với 1 nhóm KH Tổng dư nợ

Theo điều 8 mục 3 trong quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định 457/2005/QĐ - NHNN: “Tổng dư nợ cho vay, bảo lãnh của một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng”; ”tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng trong đó ,mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng”. Nếu tập trung mức dư nợ vào một khách hàng hay một nhóm khách hàng quá cao khi khách hàng hoặc nhóm khách hàng đó gặp phải rủi ro thì kéo theo ngân hàng cũng gặp phải tổn thất nghiêm trọng. Vì thế nguyên tắc phân tán rủi ro, tránh tập trưung quá nhiều vốn tín dụng để cấp cho một khách hàng hay một nhóm khách hàng luôn được các ngân hàng tuân thủ.

Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh.

Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh là mức độ cấp tín dụng cho các ngành nghề kinh doanh như: Nông nghiệp, Thương nghiệp, Bất động sản, dịch vụ...Mức độ tập trung này phụ thuộc vào các nhân tố như

định hướng của nhà nước, chính sách tín dụng, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ và trạng thái của nền kinh tế. Khi tập trung tín dụng vào một ngành nghề thì rủi ro tín dụng cũng gắn liền với rủi ro của ngành nghề đó.

Rủi ro tín dụng luôn tồn tại cùng với hoạt động tín dụng như “Như hình với bóng”, ngân hàng không thể loại trừ rủi ro tín dụng mà chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN (ngày 22/4/2005) ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD thì các TCTD phải thực hiện phân loại nợ thành:

+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đnáh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thấy cao.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn.

Chính vì vậy, để phản ánh mức độ rủi ro tín dụng các ngân hàng thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Nợ quá hạn (NQH): là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn.

+ Tỷ lệ NQH = NQH x 100 Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu tương đối được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu này thường giúp các nhà quản lý trong công tác điều hành tín dụng.

+ NQH thông thường: là khoản nợ đã quá hạn có khả năng thu hồi tại thời điểm xem xét.

+ Nợ khó đòi: đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền quá hạn khả năng thu hồi thấp, ảnh hưởng đến nguy cơ mất vốn của ngân hàng.

+ Tỷ lệ nợ khó đòi = Nợ khó đòi x 100 Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu tương đối được sử dụng để đánh giá tỷ lệ vốn có nguy cơ mất trong tổng dư nợ.

+ “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 theo quyết định 493. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

+ Tỷ lệ nợ xấu = số dư nợ xấutổng dư nợ x 100%

+ Chỉ tiêu tỷ lệ nợ khó đòi trên NQH

+ Tốc độ gia tăng, giảm của các tỷ lệ NQH: chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng trong các thời kỳ so sánh.

+ Số nợ khoanh theo dõi ngoại bảng. + Quỹ dự phòng rủi ro ngày càng lớn.

+ Tổn thất tín dụng: đây cũng là một chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Thực chất, tổn thất tín dụng chính là phần vốn mà ngân hàng không thu hồi được.

Việc đo lương rủi ro tín dụng có những tác dụng tích cực sau:

+ Giúp ngân hàng có thêm cơ sở để xây dựng các chiến lược, biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng.

+ Giúp ngân hàng quản lý, kiểm soát chặt chẽ hiệu quả các món vay. + Giúp xác định chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 40 - 44)