Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 86 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.7. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Con người luôn là nhân tố quyết định, giải pháp về cán bộ luôn được tất cả các đề tài nghiên cứu nhắc tới. Cán bộ là nhân tố quyết định các rủi ro của

hoạt động NHTM, từ xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, cấp tín dụng đúng đối tượng, quản lý vốn vay tốt, tư vấn giúp đỡ khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro. Vì vậy cần tiêu chuẩn hoá cán bộ ngân hàng ở tất cả các bộ phận, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo và CBTD, cụ thể cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Cải tiến khâu tuyển dụng: đây là khâu quan trọng, cần phải xây dựng và công khai các tiêu thức cơ bản để tuyển chọn CBTD, không chỉ về mặt chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng mà còn cả những kiến thức về mặt xã hội, có kiến thức tổng hợp, sức khoẻ, khả năng giao tiếp,... tổ chức thi tuyển nghiêm túc, công khai.

- Để hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trách nhiệm của CBTD, gắn trách nhiệm với quyền lợi của CBTD, nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng, kịp thời. Điều này tránh tình trạng, cán bộ làm nhiều cũng như cán bộ làm ít, hơn nữa sẽ xảy ra tình trạng một số cán bộ “làm liều” vì mục đích cá nhân. Vì vậy, nên tăng cường khoán tài chính đến từng cán bộ trên cơ sở chất lượng tín dụng, hiệu quả đem lại, kiên quyết xử lý những cán bộ liên quan có sai phạm. Từ đó giúp các cán bộ tự nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức tổng hợp, kiến thức pháp luật để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Mỗi CBTD phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay; quy định về bảo đảm tiền vay; quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của chi nhánh và các văn bản có liên quan khác. Có như vậy, không những giữ vững được phẩm chất đạo đức mà ý thức trách nhiệm cũng được nâng lên, xử lý công việc hiệu quả hơn, khắc phục được tư tưởng ỷ lại, trông chờ, tạo ra chuyển biến tích cực trong quản lý. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn

hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

- Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, tự đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ được học tập, nghiên cứu. Có thể đào tạo dưới nhiều hình thức như tự đào tạo, gửi đi đào tạo ở các lớp học do Agribank Việt Nam tổ chức hoặc các trung tâm khác tổ chức, hoặc thuê các chuyên gia về đào tạo. Bên cạnh đó cần phải xây dựng và đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành đặc biệt chuyên gia về quản lý rủi ro tín dụng, đây là đội ngũ tiếp cận với những phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến, để từ đó có thể về triển khai.

Ngoài ra, rất cần thiết phải phân loại cán bộ phê duyệt cho vay theo các cấp độ và chuẩn mực cụ thể, xây dựng hạn mức cho vay đối với từng CBTD. Việc phân loại cán bộ và xây dựng hạn mức cho vay phải theo các tiêu chí như: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, các nghiệp vụ bổ trợ khác… để nhằm bố trí công việc cho phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi cán bộ trong chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 86 - 88)