Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 33 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng

nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Từ những vấn đề lý luận về quản lý rủi ro tín dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có thế rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

- Các ngân hàng thương mại cần hoàn thành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng. Việc xây dựng một quy trình tín dụng chuẩn sẽ giúp nhà quản lý đánh giá chính xác, đồng bộ rủi ro của các khoản vay, kết hợp với một chính sách tín dụng phù hợp giúp ngân hàng thương mại phòng ngừa và kiểm soát RRTD.

- Các ngân hàng thương mại cần xây dựng bộ phận quản lý RRTD chất lượng cao, thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro, độc lập với công việc kinh doanh ngân hàng.

- Thương xuyên tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực đánh giá phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời được một số các câu hỏi chính sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM như thế nào?

- Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010- 2013 ra sao?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ?

- Để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cần thực hiện những giải pháp nào?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích

2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng tới công tác quản lý kinh doanh của các ngân hàng trên địa bàn. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Đặc điểm nền kinh tế - xã hội trên địa bàn và Đặc điểm về địa hình. Các yếu tố bên trong gồm các yếu tố thuộc về nội tại của ngân hàng.

Như các văn bản, quy định của ngành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ lực lượng cán bộ, các nguồn lực vật chật như các công cụ kỹ thuật phục vụ trong quá trình kinh doanh... Các yếu tố có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và liên kết với nhau trong một hệ thống.

2.1.1.2. Tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động của nghiên cứu. Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng của hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, xác định các giải pháp nhằm định hướng, hạn chế phòng ngừa rủi ro ở mức thấp nhất. Trong đó, sự tham gia của các nhà quản lý, các cán bộ làm việc trực tiếp, các doanh nghiệp và khách hàng vay vốn.... Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết.

2.1.1.3 Khung phân tích

Sơ đồ 1.1. Khung phân tích quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

(Nguồn: Mô tả của tác giả)

Môi trường KT, chính trị Môi trường tự nhiên Môi trường pháp lý Khách hàng

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK YÊN SƠN, TUYÊN QUANG

Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp 3 Giải pháp n Quy trình quản lý một khoản vay Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Sự hợp tác giữa các ngân hàng Công tác kiểm tra giám sát nội bộ Đạo đức nghề nghiệp cán bộ

2.2.2 Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, ngành. Thông tin số liệu chủ yếu là các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập thông tin thứ cấp từ nhiều nguồn khác, trong đó có cả các báo cáo thống kê được đăng trên các website, các tài liệu báo cáo của Agribank.

2.2.3. Thu thập thông tin sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp bằng sử dụng các phiếu điều tra các nhóm như nhóm các doanh nghiệp tham gia vay vốn, nhóm các hộ tham gia vay vốn và các cán bộ tín dụng trực tiếp phụ trách các địa bàn để thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài (có sử dụng một số phiếu điều tra sau)

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được hệ thống hoá theo các nội dung nghiên cứu, dùng phần mềm MS Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để đánh giá, minh chứng cho các nghiên cứu và là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý.

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thực hiện thông qua việc sử dụng số tuyệt đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Phương pháp này tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh và kết quả đánh giá tổng hợp các phiếu điều tra.

2.2.5.2. Phương pháp so sánh

So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Tức là trên cơ sở các số liệu tình hình kinh doanh qua các năm thông qua một số chỉ tiêu cụ thể

như tỷ lệ nợ quá hạn ....Đề tài so sánh cả về số tuyệt đối, số tương đối theo từng chỉ tiêu, so sánh số thực hiện với kế hoạch giao trong cùng kỳ và cùng kỳ năm trước để đánh giá về các yếu tố phát triển hay hạn chế có sự tác động về chủ quan và khách quan.

2.2.5.3. Ý nghĩa nội dung các phương pháp phân tích trên

Làm rõ thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại địa bàn nghiên cứu từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng tại cơ quan.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn (Non performinh loan - NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. hay nói cách khác thì nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để gia hạn nợ, để đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân chia theo thời hạn thành 05 nhóm nợ như sau:

Nhóm 01 bao gồm các món nợ trong hạn và quá hạn dưới 09 ngày Nhóm 02 Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày (nợ cần chú ý).

Nhóm 03 Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày (nợ xấu) nợ dưới tiêu chuẩn

Nhóm 04 Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày (nợ xấu) nợ nhóm 04 hay nợ nghi ngờ có khả năng mất vốn.

Nhóm 05 các khoản nợ quá hạn trên 361 ngày được xếp vào nợ nhóm 05 hay còn gọi những khoản nợ có khả năng mất vốn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp rủi ro tín dụng: cứ 100 đồng dư nợ cho vay thì có bao nhiêu đòng dư nợ không trả đúng thời hạn. Tỷ số này càng cao

thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao do khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ, do đó xác suất sau này khách hàng trả nợ cho ngân hàng thấp thêm vào đó chi phí của ngân hàng cũng tăng lên do tăng chi phí giám sát, đôn đốc thu nợ và các chi phí về mặt pháp lý có liên quan trong quá trình thu nợ như tòa án, bán tài sản đảm bảo và các chi phí cơ hội do việc khách hàng chậm trả nợ gây ra. Vì vậy ngân hàng nên duy trì hệ số này càng thấp càng tốt, theo quy định niện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép tỷ lệ dư nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại không vượt quá 5%.

2.3.2. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi...) là khoản nợ quá hạn kèm theo một số chỉ tiêu khác như: khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này hết hạn, tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi, tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mại không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

Theo quyết định 18/2007/QĐ - NHNN ban hành ngày 25/04/2007 nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ sau:

- Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nợ nhóm 2.

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3. - Nhóm nợ nghi ngờ bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4.

- Nhóm nợ có khả năng mất vốn bao gồm:

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã bị quá hạn.

+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5.

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu

Tổng dư nợ cho vay và cho thuê

Tỷ lệ nợ xấu nói lên trong 100 đồng dư nợ cho vay và cho thuê có bao nhiêu đồng nợ khó có khả năng thu hồi.

Thông qua các chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có thể thấy được mức rủi ro tín dụng và từ đó đánh giá về chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Các chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng giảm.

2.3.3. Doanh số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền thu được từ việc trả nợ của khách hàng trong một thời kỳ nhất định. Ngân hàng luôn luôn theo dõi thời hạn trả nợ lãi cũng nhơ nợ gốc của từng khoản vay. Qua đó mỗi ngân hàng đều tính toán được số nợ mình phải thu theo tháng, quý, năm là bao nhiêu để từ đó đặt ra chỉ tiêu doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ thực tế trong kỳ đạt được càng gần chỉ tiêu bao nhiêu, ngân hàng càng ít rủi ro bấy nhiêu.

2.3.4. Hệ số nguy cơ rủi ro tín dụng

Hệ số nguy cơ RRTD =

Tổng dư nợ cho vay Tổng tài sản có

Hệ số này cho thấy tỷ trọng khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có. Khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.

- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu và tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu = số dư nợ xấu

tổng dư nợ x 100%

- Tỷ lệ giữa các khoản xoá nợ so với tổng dư nợ cho vay:

Tỷ lệ các khoản xoá nợ = các khoản xoá nợ

tổng dư nợ x 100%

- Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng dư nợ cho vay kỳ báo cáo:

Tỷ lệ dự phòng RRTD = dự phòng rrtd được trích lập tổng dư nợ x 100%

- Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu:

Tỷ lệ dự phòng so với các khoản nợ xấu = các khoản nợ xấudự phòng rrtd x 100%

2.3.5. Mức độ tập trung tín dụng

Cơ cấu tín dụng trong các ngân hàng thường được phân chia theo các tiêu chí như: thời gian, loại tiền cho vay, đối tượng khách hàng, ngành kinh doanh, khu vực địa lý... từ đó định hướng ra các rủi ro trong hoạt động tín dụng theo mức độ tập trung tín dụng.

Mức độ tập trung tín dụng theo thời gian

Là tỷ trọng giữa dư nợ tín dụng phân chia theo các hình thức tín dụng: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên tổng dư nợ. Các ngân hàng thường duy trì tỷ lệ cơ cấu dư nợ tín dụng ngắn, trung và dài hạn ở một tỷ lệ nào đó sao cho phù hợp với đặc điểm và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng mình.

Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền

Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền là mức độ cho vay bằng VND hay ngoại tệ. Điều này ảnh hưởng tới khả năng xảy ra tín dụng của ngân hàng khi có những thay đổi phức tạp về tỷ giá.

Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng được xem xét trên hai khía cạnh mức dư nợ tín dụng với một khách hàng (KH) và một nhóm khách hàng.

Tỷ trọng dư nợ TD với 1KH = Dư nợ TD với 1KH Tổng dư nợ

Tỷ trọng dư nợ TD với 1 nhóm KH = Dư nợ TD với 1 nhóm KH Tổng dư nợ

Theo điều 8 mục 3 trong quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định 457/2005/QĐ - NHNN: “Tổng dư nợ cho vay, bảo lãnh của một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng”; ”tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng trong đó ,mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng”. Nếu tập trung mức dư nợ vào một khách hàng hay một nhóm khách hàng quá cao khi khách hàng hoặc nhóm khách hàng đó gặp phải rủi ro thì kéo theo ngân hàng cũng gặp phải tổn thất nghiêm trọng. Vì thế nguyên tắc phân tán rủi ro, tránh tập trưung quá nhiều vốn tín dụng để cấp cho một khách hàng hay một nhóm khách hàng luôn được các ngân hàng tuân thủ.

Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh.

Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh là mức độ cấp tín dụng cho các ngành nghề kinh doanh như: Nông nghiệp, Thương nghiệp, Bất động sản, dịch vụ...Mức độ tập trung này phụ thuộc vào các nhân tố như

định hướng của nhà nước, chính sách tín dụng, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ và trạng thái của nền kinh tế. Khi tập trung tín dụng vào một ngành nghề thì rủi ro tín dụng cũng gắn liền với rủi ro của ngành

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 33 - 97)