Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 88 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.8. Các giải pháp khác

- Gắn kết trách nhiệm về kinh tế cho CBTD phụ trách trực tiếp và cán bộ lãnh đạo trực tiếp ký cấp tín dụng cho khoản vay

- Agribank huyện Yên Sơn cần tổ chức các chuyến thăm khách hàng thường xuyên để phát hiện nhanh những khoản vay có vấn đề thông qua quan sát thái độ của khách hàng và phân tích các báo cáo tài chính, quan sát tổ chức sản xuất, kinh doanh. Ngay khi phát hiện khoản vay có vấn đề, CBTD phải kiểm tra hồ sơ khoản vay, kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay đảm bảo rằng tất cả hồ sơ ngân hàng lưu giữ đều hợp lệ, hợp pháp, tìm kiếm cơ hội để

bổ sung tài sản (nếu thấy cần thiết). Sau đó, chi nhánh nên gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm giải pháp và tư vấn cho khách hàng tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất, ngăn chặn tình trạng có thể dẫn đến phá sản.

- Hiện nay việc triển khai văn bản của NHNN, Agribank và của chi nhánh đều được thực hiện qua đường văn thư, triển khai văn bản theo kiểu truyền thống vừa lãng phí thời gian, chi phí, hơn nữa lại không kịp thời. Vì vậy, để các cán bộ dễ dàng tra cứu tài liệu và cập nhật văn bản kịp thời cần triển khai qua hệ thống mạng nội bộ của ngân hàng.

- Thiết lập một bộ phận dự đoán yếu tố môi trường kinh tế xã hội, thị trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như lạm phát, chính trị, tỷ giá hối đoái...

- Thành lập tổ định giá tài sản và thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm. vấn đề định giá tài sản bảođảm là vấn đề rất quan trọng trong việc cho vay của ngân hàng. thành lậo tổ định giá tài sản để hạn chế tình trạng CBTD tự đưa ra mức giá cho tài sản bảo đảm của khách hàng, nhiều khi theo cảm tính hoặc cố tình để tăng mức cho vay.

- Thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản nhưng cần chú ý các điểm sau:

+ Kiểm tra rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của người vay hoặc người bảo lãnh.

+ Đối với các tài sản khó tiêu thụ trên thị trường, tài sản dễ hao mòn, mất giá thì không nhận làm tài sản bảo đảm.

+ Đối với các tài sản không bắt buộc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì phải dùng biện pháp cầm cố.

+ Đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng phải xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm trong thời gian bảo đảm

tiền vay, đồng thời ngân hàng sẽ là người được hưởng quyền thụ hưởng bảo hiểm đầu tiên khi có rủi ro xảy ra.

+ Thu thập thông tin về tài sản bảo đảm tránh trường hợp khách hàng giả mạo giấy tờ, lập nhiều hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau.

+ Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc đánh giá tài sản bảo đảm định kỳ, tránh tình trạng định giá cao hơn giá trị tài sản.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)