6. Bố cục của đề tài
2.2.2 Con người lí tưởng – con người tận thiện
Hình ảnh những con người tốt bụng, những con người nhân nghĩa, đạo đức thì thời nào và trong sáng tác của bất cứ nhà văn nào cũng có. Thế nhưng có lẽ chỉ trong những cuốn tiểu thuyết của Vi Hồng mới có những con người mang một vẻ đẹp nhân cách hoàn thiện đến thế, tốt đẹp đến thế. Họ tốt đến mức, hoàn hảo đến mức tưởng chừng như phi lí. Họ đẹp từ dáng vẻ ngoại hình cho đến nội tâm. Họ không chỉ tốt bụng mà thậm chí còn dám hi sinh cả bản thân mình cho hạnh phúc của người khác. Họ không bao giờ làm bất cứ một việc xấu xa nào, dẫu chỉ là trong
ý nghĩ. Đó là hình ảnh nhân vật Đán trong Núi cỏ yêu thương rất trọng tình trọng
nghĩa. Sau khi Cốc - người bạn thân của Đán chết, anh không hề ngần ngại lấy Slao - vợ Cốc, giúp cô vượt qua nỗi đau và chăm sóc cho cô cùng đứa con hai tháng trong bụng của cô vì lời hứa với người bạn thân trước khi anh ta chết. Đó là ông lão
Tạp Tạng trong Vào hang. Lão vốn chẳng phải là một ông lão đơn độc không nơi
nương tựa. Dẫu cho vợ lão đã mất nhưng những đứa con trai, con dâu của lão lại rất hiếu thảo, chúng không muốn cho người bố của mình tiếp tục cái nghề bắt gấu mạo hiểm, mà chỉ muốn bố ở nhà để chúng phụng dưỡng, chăm sóc. Vậy mà lão vẫn muốn sống một mình, tự đi làm thuê làm mướn để nuôi thân và cũng là để giúp đỡ mọi người trong bản. Lão đối xử với tất cả mọi người dân lương thiện của vùng đất Ba Mái với một tình yêu thương kì lạ. Lão có thể sẵn sàng dành phần cơm nguội của mình cho mẹ con On để giúp hai mẹ con anh vượt qua cơn đói. Không những thế, khi mang cơm cho On, lão còn không quên mang theo cả mật gấu để On xoa bóp vì biết On bị Đoác đánh đập. Lão đã rỏ không biết bao nước mắt khi nghĩ đến cảnh những người dân trong bản phải chịu đói, chịu khổ dưới sự “lãnh đạo” của Đoác, nhất là khi lão nhớ đến bi kịch của một gia đình mà bố mẹ phải tự giết chết đàn con gồm bảy đứa của mình bằng thuốc sâu sau đó tự tử để khỏi phải nhìn thấy chúng chết dần chết mòn, chết khổ chết sở vì đói. Chính lão cùng là người luôn động viên On mỗi khi On gặp khó khăn, là người đã giúp Thảnh vượt qua mặc cảm tội lỗi vì đã phản bội chồng để tiếp tục sống và sau này lão cũng là người cứu sống chồng cô khi anh bị rơi xuống hang sâu (rù rằng). Và khi quê hương ông chìm trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những ngày đau khổ, đói khát vì Đoác, Tạp Tạng sẵn sàng sắm vai một ông lão gàn dở chuyên đi kể những câu chuyện cười để mong tiếng cười có thể giúp mọi người giảm đi một phần bất hạnh. Tạp Tạng đã đấu tranh không mệt mỏi để vạch trần bản chất xấu xa của Đoác, thậm chí lão đã phải đánh đổi bằng cả tính mạng của mình. Khi cấp trên tỏ ra hoài nghi sự tố cáo của người dân về tội ác của Đoác, Tạp Tạng
đã không kìm nén được mình: “Tạp Tạng nhảy vào chính giữa trước bàn chủ toạ.
Ông quay mặt lên bàn chủ toạ, ông quan bộ hãy còn chưa kịp ngồi.
- Sự thật! Sự thật trăm phần trăm! Thằng Đoác là kẻ độc ác trăm phần trăm! Các ngài tìm sự thật ư? Đến nông nỗi này rồi mà các ngài còn không tin dân ư? Trời ơi!...Sự thật đây… đây…- ông Tạp Tạng phẫn uất đấm hai tay vào ngực. Máu ông bỗng trào ra mũi…Ông Tạp Tạng ngã xuống với một khát khao duy nhất: cái ác
cần được trừng trị, cái thiện cần được sống yên lành”[ 17. Tr 311 - 312]. Tạp Tạng
chết trong sự thương tiếc của tất cả dân bản. Hình ảnh lão Tạp Tạng là hình ảnh một con người vì nghĩa lớn: ông sống cho mọi người và khi chết, cái chết của ông cũng là vì mọi người.
Hình ảnh bà cháu Nọi Lai trong Đoạ đày cùng là hình ảnh của những con
người tốt bụng hiếm có. Ngay từ những ngày đầu, vốn không hề quen biết, bà Nọi Lai đã dặc biệt chú ý đến cậu bé Eng Háo bởi nỗi buồn luôn thường trực trên khuôn mặt thông minh của cậu ta. Khi biết được hoàn cảnh của Eng Háo, bà không ngần ngại giúp đỡ cậu. Không chỉ dạy cậu hoc chữ, dạy cậu những kinh nghiệm sống, bà còn sẵn sàng giúp cậu thực hiện ước mơ làm giàu của mình khi Eng Háo rời bỏ thân phận người ở kẻ khó trong gia đình Nhình Hỉ. Bà Nọi Lai còn không hề mảy may suy tính thiệt hơn, cứu mạng sống nàng Nhình khi nàng bị cả gia đình chồng và mẹ đẻ bỏ rơi vì cho rằng nàng bị căn bệnh hủi nan y và ghê gớm. Bà còn bỏ ra số tiền lớn để đưa nàng về Tràng An khám bệnh, giúp nàng yên tâm làm lại cuộc đời. Còn nàng Nọi, cháu bà, cũng không ngần ngại sắm vai một cô gái xinh đẹp, dùng tình yêu giúp bố Eng Háo cai thuốc phiện, trở thành một người đàn ông chân chính lương thiện. Hình ảnh của bà cháu Nọi Lai khiến không ít người trong chúng ta liên tưởng đến hình ảnh những bà tiên, cô tiên trong những câu truyện cổ tích luôn xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện đúng lúc để giúp đỡ những con người tốt bụng khi họ gặp những điều bất hạnh
trong cuộc sống. Hình ảnh nàng Thu Lả trong Lòng dạ đàn bà cũng giống như vậy.
Khó ai có thể hình dung được rằng một người phụ nữ gặp hoàn cảnh như Thu Lả lại có thể cao thượng và vị tha đến thế. Từ ngày về làm vợ Thang Nghít, Thu Lả luôn sống hết lòng vì chồng con, yêu thương chồng con hết mực. Thế nhưng chồng nàng đã phản bội lại lòng tin của nàng. Người chồng phản bội và đứa em gái vô ơn đã rất nhiều lần “làm eo” trước mặt nàng, khiến nàng đau khổ tột cùng mà đi đến quyết định gửi thân mình cho hà bá thuồng luồng. Khi số phận để cho nàng được sống, Thu Lả vẫn không nguôi nghĩ về người chồng phản bội và gia đình của nàng. Nàng vẫn âm thầm đi theo những bước chân của chồng để bảo vệ chồng khi biết anh ta có thể gặp nguy hiểm. Để rồi khi hắn ta gặp nạn, chính nàng đã hết lòng chăm sóc hắn trong ba năm, lại sẵn sàng tự nguyện đánh đổi một con mắt của mình để giúp anh ta có lại được ánh sáng. Có thể thấy rằng lòng vị tha, cao thượng chính là đặc điểm nổi bật nhất trong tính cách của Thu Lả, là ánh sáng trong nhân cách của cô, giúp lưu
giữ hình ảnh, ấn tượng về cô trong tâm trí độc giả. Nhân vật Rằng Xao trong Chồng
thật vợ giả cũng để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng chúng ta bởi đức tính cao thượng. Giống như Thu Lả, Rằng Xao cũng bị vợ phản bội đi theo Cháp Chá nhưng anh vẫn độ lượng vị tha không muốn để vợ phải đau đớn dằn vặt về hành vi tội lỗi của mình, anh đã giả bị hủi để Ngàn La về làm vợ Cháp Chá. Không chỉ có vậy, khi Ngàn La bị Cháp Chá bỏ rơi, chính anh cũng lại là người ra tay cứu vớt vợ mình.
Hình ảnh những nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Vi Hồng cũng không hiếm những người mang một vẻ đẹp nhân cách toàn diện đến mức hoàn hảo. Đó là
Tú, ông Hồi, bác sĩ Huy trong Người trong ống, là Hà Thế Quản trong Gã ngược
đời… Và nhân vật ấn tượng nhất có lẽ chính là Tú trong Người trong ống. Hiếm có
ai có thể có một nghị lực, một sức phấn đấu ghê gớm như Tú trên con đường thực hiện ước mơ của mình. Mẹ Tú vốn chết một cách đau đớn và oan uổng vì một tay lang băm trẻ tuổi trong sự xót xa, bất lực của cha con Tú. Chính nỗi đau ấy đã trở thành động lực mạnh mẽ để anh quyết tâm thực hiện ước mơ của mình: trở thành một bác sĩ giỏi. Lòng kiên định và nghị lực phi thường đã giúp Tú vượt qua những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“cám dỗ”, thử thách mà những chàng trai khác khó có thể vượt qua. Đó là tình yêu của Ai Hoa - một cô gái đẹp và giàu có nhất mường Hai Nước. Lễ xăm ràng với Ai Hoa là một thử thách không hề dễ dàng mà Tú phải trải qua và đã vượt qua được. Nhân cách cao đẹp của Tú càng được khẳng định khi trên đỉnh núi Ngai Vua, Tú từ chối lời đề nghị của Ai Hoa khi muốn anh lấy mất đời con gái của mình. Bởi Tú
quan niệm rằng: anh “không thể giày vò một đoá hoa một khi chưa thuộc về mình”.
Và Tú sẵn sàng chấp nhận chặt đi một đốt ngón tay chỏ vì sự lựa chọn đó. Rõ ràng sự lựa chọn của Tú trong trường hợp này không đơn giản chỉ là sự lựa chọn giữa một bên là tình cảm với một bên là ước mơ, là lí trí nữa mà nó đã trở thành sự lựa chọn cho việc có hay không có nhân cách của một con người chân chính.
Có thể thấy rằng, thật hiếm có những tác phẩm nào lại xuất hiện những con người tận thiện, tận mĩ, tốt đẹp đến mức hoàn hảo như trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Với hình ảnh những con người lương thiện, lí tưởng ấy, Vi Hồng không chỉ thể hiện niềm tự hào về bản chất tốt đẹp của con người quê hương mà qua đó ông còn khẳng định một niềm tin mãnh liệt vào vẻ đẹp của nhân cách con người.