6. Bố cục của đề tài
3.2.3 Khắc hoạ nhân vật qua hình ảnh thiên nhiên
Trong tiểu thuyết của Vi Hồng, nhân vật không chỉ được nhà văn khắc hoạ qua những yếu tố bên trong, gắn liền với nhân vật như ngoại hình, tâm lí, tính cách mà nhân vật còn được nhà văn đặc biệt khắc hoạ qua yếu tố khách quan bên ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đó chính là thiên nhiên. Khi thiên nhiên trở thành một yếu tố khắc hoạ nhân vật thì thiên nhiên là người bạn tâm giao tri âm của con người, thiên nhiên thường có sự gắn bó mật thiết và là một phần của con người. Những lúc ấy, thiên nhiên không còn là một đối tượng khách quan của tự nhiên nữa mà đã trở thành một thiên nhiên mang tâm trạng, và thậm chí đó còn là thiên nhiên dự báo trước số phận của con người. Trong tiểu thuyết của Vi Hồng, kiểu thiên nhiên ấy tuy mỗi lần xuất hiện chỉ thoáng qua vài dòng tiểu thuyết nhưng thường chiếm số lượng lớn hơn so với kiểu thiên nhiên khách quan. Theo thống kê của chúng tôi, tương quan so sánh số lượng của thiên nhiên thể hiện tâm trạng và thiên nhiên với tư cách là đối tượng khách quan trong một số tác phẩm như sau:
Đất bằng: 7lần/ 8 lần
Lòng dạ đàn bà: 7 lần/ 6 lần Người trong ống: 7 lần/3 lần Vào hang: 6 lần/ 4 lần
Tháng năm biết nói: 15 lần/ 8 lần
Kiểu thiên nhiên này xuất hiện gắn liền với nhân vật. Khi nhân vật vui: thiên nhiên hài hoà, mang một vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình; khi nhân vật đau khổ: thiên nhiên cũng như vật vã, than khóc và trở nên u ám dữ dội; khi nhân vật băn khoăn: thiên nhiên dường như cũng trở nên mờ ảo. Đúng như Phạm Duy nghĩa đã nhận xét
về thiên nhiên trong văn xuôi miền núi: “ Trong văn xuôi miền núi, sự kế thừa
truyền thống với phương thức tả cảnh ngụ tình, lấy thiên nhiên làm giá đỡ cho tâm
trạng trở thành môtíp nghệ thuật trong nhiều tác phẩm.” Trong Vào hang, khi nhân
vật On tìm thấy tình yêu với Lạ, chấp nhận đến với cô thì thiên nhiên bao quanh hai người trong đêm trăng khi họ cùng nhau tắm bên dòng suối cũng trở nên đẹp đến kì
lạ: “Hôm nay trời trong xanh đến lạ. Đêm rằm tháng sáu. Ánh trăng từ phía đông
chiếu thẳng góc vào ba mái núi. Ba mái núi tưởng như rắc vàng giát bạc cứ ngời ngời, bừng bừng như thi nhau chạy dài tít tắp và trải rộng. Những vách núi có mảng thần sa loang lổ cũng rực lên dưới ánh trăng rằm. Cả vách núi Cuống Hoa như xích gần lại với hai người thương yêu nhau dưới trăng rằm, ngâm mình trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dòng suối trong vắt, dạt dào”. [17. Tr 224] Hay khi On bị bố con Đoác vu cho ăn
cắp bò của xí nghiệp rồi bắt vào tù, lòng căm uất đã khiến tâm trí On nảy sinh ra ý nghĩ sẽ giết chết Đoác - giết một kẻ độc ác. Đầu óc On cứ quay cuồng với ý nghĩ giết hay không giết hắn thì thiên nhiên quanh anh cũng như hoà cũng tâm trạng ấy
của anh: “Suốt buổi chiều On suy nghĩ căng thẳng – căng thẳng hơn tất cả những
bài toán khó, những tính toán phức tạp mà On đã nghĩ: giết Đoác, giết một kẻ độc ác…giết người! On những nghĩ mà rùng mình…Sương lam chiều đã buông đầy đồng: mờ mờ, nhờ nhờ như nước vo gạo loãng. Cả bầu trời đất Ba Mái chiều nay
im lặng, ông trời đang nín thở”.[ 17. Tr 291]. Và đây là thiên nhiên khi nàng Ai
Hoa, người con gái đẹp nhất của mường Hai Nước chết trên đỉnh núi Ngai Vua sau
khi không được Tú chấp nhận tình yêu: “Ngày hôm đó giở trời. Mây đen từng
mảng, từng tảng sà xuống ngọn núi cao nhất mường Hai Nước. Những tảng mây đen như những con đại bàng khổng lồ hay những con rồng đen từ thủơ hồng hoang sà xuống cắp trái núi Ngai Vua của mường tha về trời. Bố mẹ nuôi vác ván lên đỉnh núi cao hộ Tú. Càng lên cao những con thác của dòng sông càng vọng đuổi theo ba người, nghe như tiếng nức nở khóc than. Gió rừng ào ào. Gió rú rít trong ngàn cây, nghe như hàng nghìn tiếng khóc than của ma quỷ. Cả ba người nghĩ cùng một ý nghĩ không ai nói với ai: trời đất đang khóc than cho một người con gái đẹp nhất
của quê hương sắp lìa cõi đời bởi một tình yêu không được thoả mãn”. [ 18. Tr
255]. Và đây là thiên nhiên trong Lòng dạ đàn bà vào cái đêm Nghít kể cho Thu –
cũng là nàng Thu Lả, vợ của hắn, nghe tội phản bội của hắn cùng đứa em nuôi
khiến cho Thu Lả phải gửi mình cho hà bá, thuồng luồng: “Từng đợt, từng đợt gió
mùa đông bắc, liên tiếp thổi mạnh hơn. Gió gào rú khắp mọi vách đá. từng cơn gió quằn quại, oằn mình trên mái lá. Trong gió hú, lạnh buốt đến tận ruột đá nhưng những tiếng gọi bạn tình đều đều da diết của những đôi chim khảm khắc vẫn vang
lên như từ thuở nghìn năm dội lại.”[20. Tr 199] Rõ ràng tiếng chim khảm khắc –
loài chim tượng trưng cho tình yêu đôi lứa của người Tày, vang lên trong tiếng gió dữ dội còn là dấu hiệu dự báo cho mối tình của Thu Lả và Thang Nghít: mối tình của họ dẫu gặp phải sóng gió nhưng chắc chắn sẽ không thể chia lìa. Đúng như cái kết có hậu của tác phẩm khi hai người trở về đoàn tụ cùng gia đình của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thiên nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng còn được nhà văn sử dụng như là một yếu tố khắc hoạ tính cách, làm nổi bật ý chí, nghị lực của nhân vật. Trường hợp này chúng ta thấy rất rõ khi nhà văn sử dụng hình ảnh thiên nhiên mang đặc điểm hoang sơ, dữ dội như là những thách thức khắc nghiệt để thử thách con người. Hình ảnh con đường hoang sơ, hiểm trở ẩn chứa đầy sự hiểm nguy lên đỉnh núi Khau
Moóc mà kĩ sư Quản phải vượt qua trong Gã ngược đời “ Ở thác Trán Hổ, nước từ
trên cao đổ xuống làm thánh mấy bậc…trên trán thác là hai bên bờ vách đứng đá dựng…Mỗi hòn đá trơn như bôi mỡ, bôi dầu… Dưới chân thác Trán Hổ là những con rùa lớn bằng cái nong nằm chờ con hươu, con nai hay con người ngã thác là chúng thi nhau xâu xé. Những con rùa đó giống hình con ba ba, đầu to miệng rộng
hoác rất thèm ăn thịt người”[19. Tr 87] ; với những đoạn đi qua bài lá han đẹp đầy
quyến rũ nhưng lại chính là những kẻ giết người. Mỗi khi có người đi qua: “cả bãi
lá han gần như thức đậy cất tiếng lào phào đòi ăn thịt người”. Những lông tơ của lá
han có sức mạnh ghê gớm, nó chui qua những lần vải ăn vào da thịt con người, vì
vậy “đã có mấy bộ xương nằm cạnh bãi lá han.”; nào là đoạn đi qua thác Voi Gầm:
“Dưới chân thác là vực sâu đầy thuồng luồng có sừng vàng, có mỏ đỏ chỉ đợi mọi
vật và con người rơi xuống là ăn thịt”. Không chỉ có thể mà “trên bờ thác có những
con vắt ma, những con vắt ma to bằng ngón tay, nhiều như lá cây trên đầu…Vắt từng ổ, từng vộc, vắt nhảy rào rào…vết cắn của vắt có chứa độc, lắm khi mọc mụn
khắp người rồi chết.”. Hay hàng loạt những khó khăn, nguy hiểm từ những loài thú
dữ của vùng đất Pác Quảng hoang vu không dấu chân người mà vợ chồng Ki Nọi
trong Đoạ đày phải đương đầu như: những con sói “ đông đến hàng trăm con, lũ
chúng có thể tấn công cả đàn lợn lòi, cả hổ và gấu”, những con hổ có “hai răng
nanh to bằng quả chuối tiêu, dài quá gang tay, trắng nhởn, nhọn hoắt” hay những
con trăn “to bằng cuộn cót phơi thóc, to hơn cái cột nhà to, to hơn cả cái cột đình ở
miền xuôi”... Họ đã luôn phải tìm cách vượt qua chúng để bảo vệ chính mạng sống
của mình cũng như để bảo vệ đàn gia súc. Đặc biệt, vùng đất Pác Quảng còn có loài
tó hồng kì lạ: “to bằng con chim ri, dài gần bằng ngón tay trỏ…chúng giống hệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mập mạp. Loài tó hồng không chỉ khát máu mà còn biết trả thù, chính đứa con gái
nhỏ của Bội Hoan và Ki Nọi đã bị loài tó hồng ăn thịt đến nỗi “con bé chỉ còn lại bộ
xương…hình như đang rỏ máu”. Việc để cho nhân vật phải vượt qua những thiên
nhiên dữ dội, khắc nghiệt ấy chính là một cách để nhà văn khắc hoạ tính cách nhân vật và qua đó ca ngợi ý chí, nghị lực của con người.
Thiên nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng không chỉ thể hiện tâm trạng, khắc hoạ tính cách nhân vật mà còn thể hiện sự gắn bó mật thiết với nhân vật đến mức trở thành một yếu tố dự báo trước cho số phận, cho những bước ngoặt ghê gớm
trong cuộc đời của nhân vật. Hoa trong Người trong ống là một cô y tá xinh đẹp
của bệnh viện Lục Khê. Hánh, chồng của Hoa đi chiến đấu chống Mĩ mấy năm nay không có tin tức gì. Ở nhà, Hoa đã không tránh được sự cám dỗ của Ba, một kẻ xấu xa, háo sắc để rồi cô trở thành người tình của hắn. Và khi nhận được thư của chồng nhắn rằng anh sắp về, Hoa đã nhanh chóng quyết định sẽ có con với Ba bởi chồng
cô không đẹp trai bằng hắn. Hoa muốn có những đứa con “xinh đẹp, thông minh
như Ba”. Ngay vào cái ngày cô có quyết định sai lầm ấy, thiên nhiên vùng đất Lục
Khê như đã nhìn thấy trước số phận bất hạnh của cô trong tương lai: “Hôm nay cuối
thu bầu trời Lục Khê u ám. Một bầu trời mây xám xịt…Trên bầu trời u ám từng đàn chim ngói bay thấp bay cao…Những đàn chim ngói đang bay lượn có phần nhởn nhơ. Bỗng một con cắt xám màu cứt trâu - loại to, bay nhanh – lao vào bắt một con chim nào đó trong đàn chim. Đàn chim ngói trăm con bỗng vỡ ra và lao nhanh, như nghìn mảnh sa thạch đang rớt trong vũ trụ. Con cắt xám vồ quắp một con. Lông con chim xấu số rơi lả tả giữa trời. Con ngói rớt ngay xuống trước mặt Hoa giãy đành
đạch, đẫm máu!”[18. Tr 168]. Sau đó, Hoa không chỉ đánh mất hạnh phúc gia đình,
gián tiếp gây nên bất hạnh cho người chồng của mình, bị tên Ba bỏ rơi mà cô cũng không thể có con với Ba như cô đã dự kiến. Và dẫu cho tác giả không đề cập, thế nhưng bất cứ ai cũng có thể đoán rằng phần đời còn lại của mình chắc chắn cô cũng
không thể có được hạnh phúc. Trong Đi tìm giàu sang, thiên nhiên cũng được Vi
Hồng sử dụng khi dự báo trước số phận của nàng Nhình Hỉ vào cái ngày cô để cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trời. Rừng trở nên âm u. Ánh sáng mờ mờ ảo ảo. Nàng thấy hàng vạn cột đá mọc lên tua tủa như mẹ đất vừa cho mọc chông gai. Nàng rùng mình, tưởng như chông
gai của mẹ đất đâm nhừ nát số phận nàng.” [ 26. Tr 54] Và quả thật số phận của
Nhình Hỉ đã thực sự “nát nhừ” từ ngày đó: nàng không thể lấy được Eng Háo mà phải trở thành vợ của Ma Chàn, khi nàng có thai bảy tháng thằng chồng bất nhân vô đạo đức của nàng đã cố tình dẫn nàng vào rừng hủi khiến nàng bị ngất và sảy thai. Không chỉ có thế, Ma Chàn còn nhẫn tâm không cho người khác mang thức ăn cho nàng để nàng phải chết đói bởi hắn không muốn bị mang tiếng có một con vợ hủi. Nếu như Nhình Hỉ không được những con người tốt bụng như bà cháu Nọi Lai, Eng Háo cứu giúp, chắc chắn nàng sẽ phải chết khô trong cái chòi ở khu rừng hủi ấy. Số
phận bất hạnh của nàng Thu Khoan (Dòng sông nước mắt) trước sự thay đổi, thậm
chí là tha hoá của người chồng dường như cũng được nhà văn báo trước cho độc giả ngay buổi chiều muộn khi nàng Thu Khoan cho đàn ca nặm ăn vào cái ngày người chồng của nàng bị chết đột ngột vì “ngã ngựa” khi ở bên một cô gái làng chơi:
“Những con ca nặm say mồi, đủ thuốc chúng lập tức giương những cái cánh dài
bằng sải tay người lên phơi. Trên ba tầng mui của chiếc thuyền độc mộc bỗng như dựng một loạt cánh buồm đen. Con thuyền cũng hình như đi vào đêm đen. Bởi trời
tối đã tràn ngập khắp mặt sông.” [21. Tr 193]
Thiên nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng nhiều khi còn là một yếu tố làm nổi bật lên nhân cách của nhân vật, thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả. Kĩ sư Bèn
trong Thung lũng đá rơi là một kĩ sư có tài, đặc biệt anh có rất nhiều sáng kiến có
giá trị để cải tiến nâng cao sức lao động. Thế nhưng ở khu mỏ Đá Rơi, Bèn chưa thể thực sự khẳng định, phát huy hết khả năng của mình bởi định kiến của ông giám đốc Lót về thành phần gia đình xuất thân của anh. Trong một buổi nói chuyện tại hội trường do Lót tổ chức cho tất cả mọi công nhân trong khu mỏ, Lót đã gọi Bèn lên và yêu cầu anh nhắc lại những gì vị cách mạng lão thành vừa nói vì biết anh không hề chú ý nghe mà chỉ chăm chú đọc quyển sách kĩ thuật giấu trong lòng bàn tay. Mục đích của Lót là muốn hạ uy tín của anh, và ông ta không thể ngờ được rằng với trí nhớ tuyệt vời, với lối nói diễn cảm và kiến thức phong phú Bèn đã biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
câu chuyện tẻ nhạt của vị khách mời thành một bài nói chuyện hấp dẫn và thực sự thu hút được tất cả mọi người. Khi buổi nói chuyện kết thúc, Bèn “bị” công nhân đứng chặn lại nói chuyện trong khoảng ánh sáng chói loà hiếm hoi của buổi chiều, điều kì lạ là khoảng sáng ấy chỉ chiếu rọi đúng khoảng không gian mà Bèn đang đứng. Khoảng sáng ấy đã thay tác giả bộc lộ tư tưởng của mình. Đó là ánh sáng của tri thức, của trí tuệ trong anh kĩ sư Bèn. Đó chính là cái mà nhà văn hết sức đề cao,
quý trọng: “Mới nửa buổi chiều nhưng mặt trời khuất những ngọn núi đá chọc vào
trời đã lâu, rọi cái ánh nắng đang độ hẹp của nó qua một cái nách núi đá, chiếu thẳng vào cái hội trường mà ông giám đốc và các vị khách quý vừa ra về. Hội trường bỗng sáng loà lên một khoảng. Kĩ sư Bèn bị công nhân chặn lại ở giữa
khoảng sáng đó. Anh muốn về nhà ngay cũng chẳng được nào”.[16. Tr 88] Hay như
trong Người trong ống, để làm nổi bật nhân cách, đạo đức của bác sĩ Huy trong lần
anh được bệnh nhân đến tạ ơn - đó là người được anh cứu sống trong cơn bệnh nguy cấp vì sự chẩn đoán nhầm của ông hiệu trưởng, Vi Hồng cũng để thiên nhiên
nói thay những điều mà ông muốn viết: “Cả bầu trời của thành phố T. xám ngắt
một màu chì, nhưng trước mặt ông ở phía mặt trời mọc có một khoảng trời xanh ngắt, xanh đến lạ lùng. Ông bà nhìn khoảng trời xanh ngắt ấy mà đạp xe về nhà,
lòng dần dần thanh thản”. [18. Tr 55]Cái khoảng trời xanh ngắt kia cũng là sự toả
sáng của tài năng, nhân cách của Huy trong ngành y, nhất là khi đặt anh bên cạnh những bác sĩ bất tài, xấu xa như ông Hoàng và Ba.
Đặc biệt, thiên nhiên trong Tháng năm biết nói còn trở thành một biểu tượng
nghệ thuật đặc sắc gắn liền với số phận nhân vật chính - Hoàng. Đó chính là hình