Khắc hoạ nhân vật qua tính cách, nội tâm

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết vi hồng (Trang 105 - 111)

6. Bố cục của đề tài

3.2.2 Khắc hoạ nhân vật qua tính cách, nội tâm

3.2.2.1 Khắc hoạ nhân vật qua tính cách

Nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng có sự phân tuyến thiện - ác rõ ràng nên tính cách của các nhân vật cũng có sự phân tuyến rạch ròi. Các nhân vật thiện đều mang những nét tính cách chung: hiền lành, tốt bụng, giàu lòng nhân ái, vị tha...còn các nhân vật phản diện đều là những kẻ tham lam, ngu dốt, thủ đoạn, độc ác, dâm bôn, háo sắc...Trong tiểu thuyết của Vi Hồng dường như không có nhân vật mang cá tính riêng mà các nhân vật thường chỉ mang những nét tính cách của kiểu người, của chức năng mà nó đảm nhiệm. Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng, ta có cảm giác các nhân vật cứ nhang nhác giống nhau, lẫn vào nhau. Theo dõi quá trình phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triển tính cách nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng chúng tôi nhận thấy: càng về sau tính cách của các nhân vật càng được đẩy lên mức cực điểm, điển hình. Trong

những cuốn tiểu thuyết đầu tiên (Đất bằng, Núi cỏ yêu thương), tính cách nhân vật

của Vi Hồng khá mờ nhạt nhưng càng về sau tính cách nhân vật càng được đẩy lên đến tận cùng, càng được cường điệu hoá để lột tả toàn bộ bản chất. Chúng trở thành hiện thân cho đỉnh điểm của vô luân hay tột cùng của nhân đạo, tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ hơn trong lòng người đọc.

Trong Đất bằng, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Vi Hồng, nàng Nhình là một

nhân vật được tác giả xây dựng với chức năng đại diện cho tuyến thiện, cho tầng lớp thanh niên mới, giỏi giang, học thức, tâm huyết với bản mường quê hương. Cô

được giới thiệu qua lời của già Xanh: “Cái con Nhình-con út của thằng con út của

bá ấy- sao nó giỏi thế. Người đẹp như tiên mà kại còn giỏi giang mọi điều. Anh em họ bên tôi cứ đồn: con Nhình bên bá nó lấy hết cái khôn của dòng họ Sầm, có lẽ

không sai.” Thế nhưng trong cả một tác phẩm gần hai trăm trang chúng ta không

thấy bất cứ một chi tiết nào thể hiện cá tính, phẩm chất của Nhình ngoài việc cô cùng Đoàn thanh niên vận động mọi người ra đồng bằng định canh định cư, cũng

như không có chi tiết nào đặc sắc thể hiện sự giỏi giang củ Nhình ngoài cái tài “chặt

cây đẹp như biểu diễn” và hát lượn hay! Đến Vào hang, Người trong ống rồi Lòng

dạ đàn bà… tính cách của nhân vật đã được nhà văn đẩy lên đến mức tận thiện, tận

ác. Lả trong Lòng dạ đàn bà là một nhân vật thiện, tốt đến mức lí tưởng. Dẫu bị

chồng phụ bạc, phản bội với chính đứa em nuôi cô đã chuộc bằng bốn chỉ vàng và chăm sóc chu đáo từ bé nhưng Lả vẫn luôn bí mật theo chồng từng bước để bảo vệ chồng trước nguy cơ bị người khác hãm hại. Không chỉ có vậy, khi chồng bị hại cô còn âm thầm giải độc cho chồng, đưa anh vào rừng nuôi nấng chữa bệnh bao năm. Thậm chí Lả còn chấp nhận hi sinh một con mắt của mình để chồng cô có thể thấy lại được ánh sáng.

Trong hệ thống các nhân vật phản diện của Vi Hồng, có lẽ sẽ không có nhân

vật nào có thể xấu xa, đê tiện, thủ đoạn, dâm bôn như Đoác trong Vào hang. Để có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực hiện: giết chết đại đội trưởng Đàm Vinh để cướp công, bắn gẫy tay ông Nghiệp - đồng đội của hắn và định thủ tiêu ông để che giấu tội ác, dâng vợ cho cấp trên để dễ bề thăng tiến, bỏ thuốc phiện vu oan giá hoạ cho ông chủ tịch để lên thay chức, tẩm thuốc độc vào thức ăn để giết người tình cùng đứa con trong bụng, giết vợ và cả con gái ruột của hắn…Có thể nói, nếu so sánh Đoác với nhân vật phản diện tảo Mu

trong Đất bằng thì Đoác là một bước tiến khá xa trong xây dựng tính cách nhân vật

của Vi Hồng. Tuy nhiên việc đẩy tính cách nhân vật lên đến cực điểm như Vi Hồng không phải là không có hạn chế, nó khiến cho nhân vật của ông thiếu đi tính chân

thực, xa rời cuộc sống hiện thực. Như Lả trong Lòng dạ đàn bà rõ ràng là một nhân

vật hoàn thiện, cao cả đến mức phi lí. Hay như Tú trong Người trong ống, một

chàng trai thông minh, tài giỏi, để thực hiện được ước mơ trở thành bác sĩ, tìm thấy

chân trời mơ ước” của mình Tú đã cương quyết khước từ tình yêu của Ai Hoa, một

cô gái xinh đẹp như tiên, rất giàu có, cô là niềm mơ ước của tất cả mọi thanh niên. Cuối cùng Tú để cho Ai Hoa phải tìm đến cái chết. Thậm chí trước khi chết, Ai Hoa

đề nghị Tú: “Nếu anh làm em mất đời con gái thì khi em chết, em chỉ xin anh vài

giọt máu chích ở đầu ngón tay anh thôi. Nhưng nếu anh không làm được việc đó, để em trở về với mẹ Hoa (bà mụ) mà còn trinh bạch thì em phải xin anh một đốt ngón

tay.” và Tú chọn mất ngón tay không một chút đắn đo suy nghĩ. Ở Tú có thể nói

ranh giới giữa sự mẫu mực về nhân cách và tính đạo đức giả là rất mong manh. Đặc biệt, tính cách của các nhân vật trong tiểu thuyết Vi Hồng, dù thiện hay ác, tốt hay xấu thì nét tính cách ấy cũng hầu hết đều không hề có sự vận động hay thay đổi từ đầu cho đến cuối tác phẩm. Tức là các nhân vật thường mang một tính cách bất biến tĩnh tại. Như vậy, so sánh với các nhân vật trong tiểu thuyết của Triều Ân chúng ta thấy rõ tính chất hiện đại của Triều Ân so với Vi Hồng, bởi các nhân vật của Triều Ân dù tốt hay xấu đều có một quá trình diễn biến tâm lí khá phức tạp và bí ẩn. Họ không phải những tính cách bất biến, tĩnh tại mà có sự vận động bên

trong để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh. Như Lìn trong Dặm ngàn rong

ruổi là một kẻ xấu xa đến kinh tởm nhưng khi được người cha dạy bảo đã thay đổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Triều Ân đã đề cao tác dụng của giáo dục và vai trò của môi trường, hoàn cảnh đối với con người. Quan niệm này hoàn toàn đối lập với quan niệm mang tính duy tâm về bản chất con người. Vi Hồng cho rằng tính thiện ác là do bẩm sinh, ác từ trong trứng, giống như ông đã nhận định về nhân vật Đoác: sinh ra từ hòn máu ác. Như vậy có thể thấy tính đa diện và cái nhìn động trong cách xây dựng nhân vật là những nét còn hạn chế ở Vi Hồng.

Tuy Vi Hồng vẫn còn tồn tại một vài hạn chếtrong cách xây dựng nhân vật

nhưng đúng như Phạm Duy Nghĩa đã nhận định: “Chúng ta không thể phủ nhận

rằng trong nền chung của văn xuôi các dân tộc thiểu số, những nhân vật của Vi

Hồng vẫn là một thành công về xây dựng tính cách." [40. Tr 115]

3.2.2.2 Khắc hoạ nhân vật qua nội tâm

Khi tìm hiểu về đời sống tâm lí của các nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng, Phạm Duy Nghĩa cho rằng: các nhân vật của Vi Hồng không có đời sống nội tâm. Rõ ràng nhận định này là chưa hoàn toàn chính xác. Khi sáng tác tiểu thuyết, Vi Hồng đã rất có ý thức trong việc thể hiện tâm lí, nội tâm của nhân vật, và thực tế ông cũng đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Những cố gắng của Vi Hồng trong việc thể hiện nội tâm nhân vật là một điều đáng trân trọng trong sự phát triển của văn xuôi các dân tộc thiểu số. Đây là tâm trạng đau khổ của mẹ Xanh sau khi

chồng bà bị giết, đã được nhà văn miêu tả khá chân thực, thành công: “bà không nghe

thấy gì không nhìn thấy gì. Nỗi đau mất chồng đã làm bà như người bị điên, không còn biết điều phải lẽ trái. Tiếng mẹ Xanh khóc chồng lúc nghẹn ngào uất ức, lúc thở than đau xót. Bà trách chồng không biết giữ mình, oán trời làm đại hạn. Bà nguyền rủa cả họ Sầm “mùn thớt”. Bà lại ngất đi tỉnh dậy lại khóc. Những lúc vừa tỉnh dậy, bà mở mắt trừng trừng nhìn mọi người, nhưng chẳng nhìn thấy một cái gì rõ ràng. Trong mắt đẫm lệ của bà mọi thứ đều bập bềnh, đung đưa trôi nổi trong một biển sương mù màu vàng. Những khuôn mặt quanh bà đều méo mó, chập chờn. Tất cả mọi

người đang đi lại dưới đáy sông.” [13. Tr 35] Đoạn văn đã miêu tả rất thành công

những biến động tâm lí dữ dội, thể hiện nỗi đau của một người vợ trước cái chết đột

ngột của người chồng. Bà không chỉ đau đớn đến mức mất hết lí trí trở thành “như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của con người: đứng trước nỗi đau, sự mất mát, thất bại ta thường hay hối tiếc và đi tìm những nguyên nhân. Bà mẹ Xanh cũng không ngoại lệ. Khi chỉ ra 3 nguyên nhân dẫn đến cái chết của chồng bà: tại chồng, tại trời và tại dòng họ Sầm, nhà văn đã miêu tả rất chân thực trạng thái tâm lí, tình cảm của bà với từng nguyên nhân ấy. Đối với

chồng, bà chỉ thấy “trách” - tức là giận nhưng vẫn rất yêu thương, đối với trời, lòng

giận của bà đã đẩy lên đến mức cao hơn nhưng chưa đến mức đỉnh điểm thế nên bà

chỉ thấy “oán trời làm đại hạn”, còn đối với dòng họ Sầm - nguyên nhân trực tiếp

dẫn đến cái chết của chồng bà - thì lòng căm giận bị đẩy lên mức cực điểm thế nên bà

mới trở nên mù quáng đến mức “nguyền rủa cả họ Sầm mùn thớt”, bà không chỉ căm

giận, mà khi “nguyền rủa”, thì sự căm giận ấy đã bị đẩy lên đến mức muốn trả thù.

Với việc miêu tả tâm lí bà mẹ Xanh chân thực và sinh động như vậy, Vi Hồng còn muốn qua đó thể hiện tình cảm của bà đối với chính người chồng của mình.

Còn đây là tâm trạng của Thảnh khi biết tin đất nước thống nhất, nếu như tất cả mọi người đều vui mừng trước tin vui ấy thì riêng Thảnh lại mang một tâm trạng khác hẳn. Bởi thống nhất thì có nghĩa anh Thoong chồng cô cũng sẽ trở về, mà cô đã không giữ trọn đạo làm vợ, cô đã không giữ được mình trước nanh vuốt của con

quỷ dâm bôn Đoác: “Cái ngày mà toàn dân sung sướng thì cô lại cay cực muốn

chết! Lâu nay mình sống khổ để làm gì? Sống co đơn giữa rừng rú, giữa bao sự hãi hùng , giữa nanh hổ nanh gấu mà làm gì? Bác Tạp Tạng- con người tốt bụng tưởng chỉ có những câu chuyện cổ như những ông tiên ông thần- bác cứu cháu để làm gì cho cháu thêm khổ? Ngày mai… nếu anh thoong về…Trời ơi, mình sẽ sống ra sao?

sống với ai, sống ở đâu?...” [17.Tr 232]

Khi miêu tả tâm lí của nhân vật, nhiều khi Vi Hồng không miêu tả trực tiếp mà có khi ông dùng chính ngoại hình của nhân vật hay dùng thiên nhiên để thể hiện. Như khi nhà văn miêu tả ngoại hình của Xanh để thể hiện nỗi đau mất bố của nhân

vật này: “ Lòng Xanh rã rời, Xanh khong khóc bố bằng nước mắt lã chã nhưng

Xanh đã khóc bố nhiều hơn mọi người. Khuôn mặt của Xanh lúc nhợt nhạt như tàu lá non, lúc đỏ gay gắt như đi dưới nắng hạ, như ruợu lên mặt. Xanh có đôi mắt to, ngày thường ngày thường như hai giọt nước mỏ, nhưng hôm nay bỗng dờ dại, có lúc

đục ngầu như suối đang lũ lớn, thoắt lại rực như ắt trâu đực đang húc nhau.” [ 13.Tr

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gian, thiên nhiên như một yếu tố thể hiện tâm trạng nhân vật theo cách miêu tả truyền

thống. Khi nhân vật buồn thì: “Mặt trời trên dầu hình như tập trung tất cả ánh nắng

rọi xuống đầu Hoàng, lưng Hoàng, nước dưới ruộng, dưới chân mình bốc lên hầm

hập, nóng bức nồng nặc. Hoàng như thấy mình ngạt thở.” [23. Tr 103], khi nhân vật

vui thì: “Ba ra về trong một buổi sáng đẹp trời. Nắng vàng ruộm chan chứa. Những

ngôi nhà cao tầng như sáng bừng lên trong một thứ hào quang kì diệu. Ba thấy muôn vật quanh mình cũng đều sáng rực rỡ. Từng lá cây ngọn cỏ trong mắt Ba đều trở nên lấp lánh. Ba đi bộ lững thững ra vườn hoa. Cái vườn hoa vốn ít công sức chăm nom

trở nên tiêu điều, nhưng Ba bỗng thấy vườn hoa đẹp khác lạ.” [18. Tr 147]

Với những trang miêu tả tâm lí nhân vật chân thực như thế không thể phủ nhận rằng nhân vật của Vi Hồng có đời sống nội tâm. Tuy nhiên bên cạnh một số nhân vật có đời sống nội tâm khá sinh động thì phần lớn các nhân vật của Vi Hồng

vẫn còn có tâm lí rất đơn giản, hời hợt. Như trong Đất bằng, khi biết tin then Kì bỏ

gia đình ra với tập thể Đin Phiêng, mọi người đến hỏi thăm thì “Kì khóc nức nở,

nhiều đứa chẳng hiểu gì cũng khóc. Cả nhà con gái sụt sùi. Già Viền ở nhà bếp đi lên, ngơ ngác:

- Ô! Ô! Sao con cháu chúng mày lại khóc cả lũ thế này?

- Thấy bạn Kì khóc chúng cháu cũng khóc thôi.”

Thế mà ngay sau đó chỉ với một câu đùa của chàng thanh niên tên Kháng mà cả bọn con gái, cả Kì cũng phì cười, cười như nắc nẻ, cười bò ra giường…Với một người con gái có tâm hồn, có đời sống nội tâm thì không thể có những phản ứng

tâm lí hời hợt đến mức vừa “khóc nức nở” nhưng ngay sau đó chỉ vì một câu đùa đã

có thể “cười như nắc nẻ, cười bò ra giường” như thế được. Ở một vài tác phẩm của

Vi Hồng, thậm chí nhân vật còn không có đời sống nội tâm, không có cá tính riêng, cho nên quá trình vận động tâm lí của nhân vật không tuân theo một quy luật tâm lí logic mà theo sự sắp đặt chủ quan của tác giả. Nhân vật trở thành một công cụ, một cái máy phát ngôn thay cho tác giả, trở thành một con rối để tác giả giật dây.

Trường hợp này ta thấy rõ nhất trong tác phẩm Đi tìm giàu sang. Cậu bé Xẩu Xảy,

mười tuổi, em trai Nhình Hỉ đã không ít lần phát ngôn thay cho tác giả, nói những suy nghĩ, những câu triết lí không phù hợp với cái tuổi lên mười của cậu. Khi Xấu Xảy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lúc tưởng như nước mắt sẽ đổ ra thành suối, lúc khác Xẩu Xảy lại thấy như có lửa tình

yêu cháy hừng hực trong hai con mắt nồng đượm và khao khát yêu đương”. Hay như

khi cậu triết lí cho Ma Chàn nghe: “Vâng, cháu chỉ bắt chước người khác nói thôi mà.

Bây giờ cháu lại bắt chước Áo Cang nói đây này. Áo Cang bảo rằng tình yêu của người con gái con trai nhiều khi đắng hơn tất cả mọi loại mật, cay hơn tất cả mọi loại

ớt. Có đúng thế không ông Ma Chàn, hú hú…” [26. Tr 23]. Không chỉ có Xẩu Xảy phát

ngôn thay tác giả, mà cả Ma Chàn vốn là một kẻ vô học, dốt nát, độc ác, nghiện ngập thế mà khi Eng Hoá đến mua ruộng nhà hắn, bỗng nhiên Ma Chàn lại thốt lên những

lời “có cánh”, đầy nhân nghĩa không hề giống với bản chất con người của hắn: “Anh

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết vi hồng (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)