6. Bố cục của đề tài
3.2.1. Khắc hoạ nhân vật qua yếu tố ngoại hình
Khắc hoạ ngoại hình nhân vật là một thủ pháp quen thuộc trong sáng tạo của các nhà văn. Đây cũng là một thủ pháp quan trọng trong nghệ thuật xây dựng của Vi Hồng.
Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Vi Hồng cũng giống như Triều Ân, nhà văn cũng “trông mặt mà bắt hình dong” các nhân vật của mình. Vi Hồng thường gọi ngay tính cách từ những dáng nét bên ngoài của nhân vật. Cho nên nếu như các nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng có sự phân tuyến thiện - ác rõ ràng thì ngoại hình của các nhân vật cũng có sự khu biệt tương ứng. Các nhân vật thiện của Vi Hồng luôn mang một ngoại hình đẹp đến toàn bích, hoàn hảo “đẹp từ đầu đến gót chân”. Vi Hồng dường như cũng dành nhiều ưu ái hơn cả, tâm huyết hơn cả khi miêu tả vẻ đẹp của những người phụ nữ. Đây là chân dung Ai Hoa, người con gái
đẹp nhất mường Hai Nước: “Ai cũng bảo Ai Hoa đẹp từ khuôn mặt đẹp đi, đẹp từ
cái móng chân móng tay đẹp lại, đẹp từ mười ngón tay đẹp về...khuôn mặt tròn tròn, bầu bĩnh như một đứa trẻ bụ bẫm, thật mịn màng, đang ửng hồng như một trái đào đang độ ương chín, cặp môi không son phấn như một quả nhót chín mọng. Ai Hoa không đánh phấn. Vì Tú nhìn thấy rõ từng sợi lông tơ trên hai cặp má cuả nàng
chưa kịp rụng. Đôi mắt của nàg cũng tròn, đen ánh, lóng lánh như trời thu.” Ai
Hoa đẹp đến mức nàng làm gì cũng đẹp, thậm chí nàng “ ngồi như một con công
đẹp hay như một bông hoa lớn thần tiên trăm hương trăm sắc trong các truyện cổ
người Tày. Ai Hoa như một nàng tiên giáng thế để cứu kẻ khốn khổ”. Không chỉ
đẹp về ngoại hình, Ai Hoa còn là người “lớn về tình cảm và trí tuệ. cả mường ai ai
cũng bảo Ai Hoa là người giỏi giang, học chữ, học làm đều giỏi, cái miệng lại còn
ngọt ngào hơn” [18. Tr 120]. Còn nàng Nhình trong Đất bằng lại được Vi Hồng
miêu tả: “ cái thân hình dong dỏng, đôi vai tròn nhưng hơi mảnh, cái lưng mềm mại
thanh thanh...” nàng có “vầng tràn mịn màng” và hai gò má mịn màng, Nhình đẹp
đến mức nàng chặt cây cũng thấy đẹp, nàng lao động nặng nhọc mà như “đang
biểu diễn” vậy. Hay như Nọi trong đi tìm giàu sang cũng mang một vẻ đẹp lí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đoá hoa lớn của đại ngàn. Đoá hoa đang đứng giữa cặp lều rách, hôi hám toả
hương dìu dịu, toả sắc mầu làm sống cả căn lều của kẻ nghiện.”. Nàng Bội Hoan và
Quỳnh The trong Đoạ Đày lại mang một vẻ đẹp như “một nàng tiên rực rỡ, như một
đoá hoa tiên hoa thánh nơi vách đá, bốn mùa tắm gội giữa mây trời”. Nàng Lả
trong Lòng dạ đàn bà lại “có một cặp mắt lung linh như hoạ mi, khuôn mặt trái
xoan, mũi dọc dừa thanh tú, má trắng hồng, môi đỏ chót đều đặn. Cô dáng người
dong dỏng, thắt đáy lưng ong ngực nở nang.” Các nhân vật thiện trong tác phẩm
của Vi Hồng, nhất là những người phụ nữ, đều mang một vẻ đẹp ngoại hình lí tưởng đến mức hoàn hảo. Ngay cả khi đó là những người phụ nữ đã bước sang cái tuổi
ngoài ba mươi. Đó là Nọi trong Vào hang với một vẻ đẹp hồng hào, giàu “sức sống
hơn cả đứa con gái mới ngoài hai mươi của mình”, đó là Ly trong Người trong ống
với “bộ ngực căng chật như người con gái đang độ căng tràn yêu thương. Ly lại
đẹp trẻ ra thoáng trông như cái thủa mười tám”. Có thể nói vẻ đẹp ngoại hình của
nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng mang một nét đẹp phồn thực, ngồn ngộn sức sống. Đây cũng là điểm nhấn trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của nhà văn.
Đặc biệt, khi miêu tả ngoại hình nhân vật, đôi khi Vi Hồng còn xem đó như là một yếu tố dự báo trước số phận của nhân vật. Đó chính là trường hợp của Lạng
trong Vào hang. Lạng là một cô gái khá xinh đẹp, có học thức lại là một người tốt
bụng, cao thượng, một người con gái như thế đáng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng ngay khi miêu tả ngoại hình của Lạng, Vi Hồng đã như dự báo trước số phận
bất hạnh của cô: “Lạng không có cặp má hồng hào, cặp môi quả nhót chín mọng,
tuy nước da Lạng trắng trẻo nhưng hơi tai tái, khuôn mặt hơi xương, vầng trán cũng thanh tú nhưng luôn luôn như vướng vất nỗi âu lo. Chỉ còn đôi mắt của Lạng là trong trẻo, đen láng, lúc nào cũng u buồn. Người ta bảo người con gái có cái
hình dáng vậy chỉ khổ suốt đời thôi.”[17. Tr 267 - 268] Và quả thực số phận Lạng là
một chuỗi những nỗi đau, thất bại trong tình cảm. Mối tình đầu Lạng yêu Tiếm, vốn là một kẻ dốt nát, lăng nhăng. Sau này, khi Lạng dành hết tình cảm của mình cho On, hết lòng hi sinh, giúp đỡ On trong công việc cũng như trong cuộc sống thì mối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tình ấy cũng không thể đi đến một kết thúc có hậu để rồi cuối cùng sau tất cả những cố gắng, hi sinh và cả sự cao thượng của mình, cô vẫn phải chịu một cuộc sống cô đơn khi quyết định bỏ đi để On và Lạ có thể đến được với nhau.
Không chỉ các nhân vật nữ mới được nhà văn ưu ái, mà ngay cả các nhân vật nam đại diện cho cái thiện cũng luôn là những con người mang một vẻ đẹp hoàn hảo.
Đó là hình ảnh chàng Eng Háo Đi tìm giàu sang: “mười sáu tuổi mà đã lớn như một
chàng trai đôi mươi. Người ở kẻ khó, ăn thiếu mặc rách mà Eng Háo cứ cường tráng và hồng hào như con nhà no đủ. Chàng đẹp trai, cân đối khoẻ mạnh, thật là một con
người lí tưởng dưới mắt các cô gái xinh đẹp”, là vẻ đẹp của Hoàng trong Tháng năm
biết nói - một chàng trai “báo miạc”, mang vẻ đẹp của những con gái mà trời “thưởng
nhầm” cho với má đỏ môi hồng, Hoàng đẹp đến mức tưởng như “ bước từ một vườn
hoa đầy hương sắc đi ra hay từ một vầng ánh sáng vàng mật đi ra” .
Nếu như các nhân vật chính diện trong tiểu thuyết của Vi Hồng được nhà văn ưu ái khi miêu tả ngọai hình bao nhiêu thì các nhân vật phản diện lại thường bị nhà văn khoác cho một vẻ ngoài xấu xí, nhiều khi đến mức dị hình dị dạng bấy nhiêu. Đây là ngọai hình của Ngô Khang Sa, một kẻ tráo trở, phản phúc, vô ơn đã dùng thuốc độc giết chết anh nuôi của mình để cướp gia sản và người vợ trẻ của anh sau khi đuổi mẹ nuôi, người đã cưu mang, dưỡng dục hắn từ nhỏ ra khỏi nhà cùng hai
đứa cháu còn thơ dại: “ càng lớn nó càng có vẻ dữ tướng, chân tay mập mạp, trán
ngắn, mặt bè, miệng rộng, môi dày, mũi thò”. Còn Thìm, một kẻ thất học, ngu dốt,
sống bằng nghề trộm cắp lại được miêu tả: “Thằng Thìm có nước da đen bóng... nó
càng đen bao nhiêu thì mắt và răng nó càng trắng bấy nhiêu, lợi, lưỡi, môi càng đỏ
bấy nhiêu...nó trở thành kẻ bậc bố mẹ hù doạ con nít.”
Nếu như đối với các nhân vật thiện, Vi Hồng thường hướng tới việc khắc hoạ một chân dung hoàn chỉnh bằng thủ pháp so sánh là chủ yếu thì khi khắc hoạ chân dung, ngoại hình các nhân vật phản diện ông thường chỉ chọn những chi tiết tiêu biểu, những chi tiết điển hình để lột tả bản chất của nhân vật mà thôi. Đoác
trong Vào hang, được Vi Hồng nhấn đi nhấn lại nhiều lần chi tiết “cái bụng như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
La Đăm Đông trong Đoạ đày lại được Vi Hông đặc tả đôi mắt: “một mắt hắn lác
như đổ xuống đến giữa mũi, cách xa hẳn gò má. Lão lác độc lác địa, lác đến quái gở. Mắt kia lại nhỏ tí như mắt lươn. Nhưng cái mắt lươn lại sáng như mắt rắn. Lúc
nào cũng nhấp nhánh nhìn mọi thứ.”. Và có lẽ chi tiết đặc sắc nhất ở nhân vật phản
diện được nhà văn nhấn đi nhấn lại nhiều lần chính là chi tiết về những chiếc râu
của nhân vật Ba trong Người trong ống. Ba vốn là một tên háo sắc, đã hại không
biết bao cuộc đời những cô gái trẻ, thậm chí hắn còn lấy cả chính con gái hắn mà hắn không hề hay biết. Có thể nói Ba là một tên “yêu râu xanh” chính hiệu. Thế nhưng khi miêu tả ngoại hình của Ba, Vi Hồng cứ nhấn đi nhấn lại rất nhiều lần (5
lần từ râu được nhắc đến chỉ trong có 11dòng miêu tả ngoại hình) rằng “hắn chưa
hề có râu xanh”. Một tên yêu râu xanh thực sự mà lại không hề có râu xanh! Đúng
là rất độc đáo, hóm hỉnh! Chỉ với chi tiết này, nhà văn đã nói lên phần nào bản chất giả dối của con người hắn. Bởi những tội ác, bản chất độc ác, nham hiểm của Ba đã được hắn che giấu rất tài tình và đã qua mắt, đã lừa gạt được rất nhiều người dân lương thiện.
Đọc tiểu thuyết Vi Hồng chúng ta thấy rằng nhà văn thường sử dụng thủ pháp tương phản khi miêu tả ngoại hình nhân vật chính diện và phản diện nhằm khắc hoạ nổi bật sự đối lập giữa cái thiện và cái ác. Sự đối lập này nhiều khi không phải chỉ ở một nhân vật mà còn là sự đối lập giữa cả hai dòng họ, một đại diện cho cái thiện và một dòng họ đại diện cho cái ác. Như sự đối lập giữa dòng họ La và họ
Đào trong Đoạ đày. Dòng họ La xấu xa độc ác từ ông tổ ông tông nên “người thì
mắt lác, kẻ sứt môi méo miệng, trán khỉ”, còn dòng họ Đào hiền lành, lương thiện
nên con trai con gái đều đẹp đẽ, thông minh “như con thần con thánh”.
Như vậy có thể thấy rằng nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của Vi Hồng nghiêng theo khuynh hướng truyền thống. Giữa phẩm chất tính cách với dáng vẻ bề ngoài thường có mối quan hệ thuận chiều: người tốt thì ngoại hình sáng sủa, đẹp đẽ tạo được sự yêu mến của người đọc từ cái nhìn đầu tiên còn kẻ độc ác xấu xa thì ngoại hình xấu xí dị dạng, gây ấn tượng khó chịu cho độc giả. Tuy nhiên trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
năm cuối của thập niên 90, Vi Hồng đã phá vỡ khuynh hướng truyền thống này khi xây dưng nên những nhân vật có tâm hồn cao đẹp ẩn giấu đằng sau một ngoại hình xấu xí hay những nhân vật độc ác lại có một bề ngoài hiền lành, lương thiện. Đó là
Ba trong Người trong ống một kẻ nham hiểm, độc ác, háo sắc lại có một vẻ bề
ngoài “trắng trẻo như một thư sinh, lại có đôi mắt một mí nữa cho nên trông càng
hiền lành” đã thế hắn lại có một khuôn mặt “đầy đặn, hơi vuông chữ điền” dễ gây
cảm tình cho người đối diện. Chính với vẻ ngoài ấy của mình Ba đã gặp không ít thuận lợi trong bước đường công danh, tiến thân và cả trong việc chiếm được tình
cảm của những cô gái trẻ. Đó là nhân vật Cặm Cang trong Mùa hoa Bióoc loỏng,
một chàng trai không chỉ có tiếng hát lượn làm say mê lòng người mà còn có tâm hồn nhân nghĩa, giàu tình cảm, dám chống lại hủ tục ma gà của quê hương khi yêu cô gái Thu Lạ. Vậy mà anh lại mang một ngoại hình xấu xí đến mức làm người khác ghê sợ. Thế nhưng với việc khẳng định giá trị của vẻ đẹp tâm hồn con người, Vi Hồng đã xây dựng nên một cái kết có hậu khi để cho anh chàng Cặm Cang xấu xí được Thu Lạ, một cô gái xinh đẹp của bản mường đáp trả tình yêu vì cảm mến chính vẻ đẹp trong tâm hồn của anh.
Như vậy chúng ta có thể thấy đây là một quan niệm mới trong cách nhìn nhận con người của Vi Hồng, và nó cũng là một biểu hiện cho sự hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn dẫu cho dấu hiệu hiện đại ấy chưa thực sự đậm nét.