Thiên nhiên miền núi trong tiểu thuyết Vi Hồng

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết vi hồng (Trang 62 - 131)

6. Bố cục của đề tài

2.1.3 Thiên nhiên miền núi trong tiểu thuyết Vi Hồng

Khi tìm hiểu hiện thực đời sống văn hoá miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng ta không thể không tìm hiểu về thiên nhiên miền núi và mối quan hệ của chúng với con người, bởi thiên nhiên chính là môi trường sống và có sự gắn bó mật thiết với người dân miền núi. Thông qua cách ứng xử, thông qua mối quan hệ với thiên nhiên, con người thể hiện chính bản chất văn hoá và nhân cách của mình. Tìm hiểu về thiên nhiên chính là một cách tiếp cận làm phong phú, toàn diện hơn cái nhìn về đời sống của con người miền núi, nhất là trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Bởi thiên nhiên là một phương diện quan trọng, là một trong những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn cho tiểu thuyết của ông. Khi tìm hiểu phương diện này chúng tôi nhận thấy: thiên nhiên trong sáng tác của Vi Hồng hiện lên khá đa dạng, phong phú. Có khi thiên nhiên là một đối tượng nghệ thuật khách quan mang một vẻ đẹp riêng dữ dội, hùng vĩ hoặc thơ mộng trữ tình. Có khi thiên nhiên là người bạn tri kỉ, tâm giao của con người, có mối quan hệ mật thiết với nhân vật trong tác phẩm, trở thành giá đỡ tâm trạng, trở thành một yếu tố dự báo trước số phận nhân vật, bộc lộ vẻ đẹp nhân cách của nhân vật.

Thiên nhiên miền núi trong sáng tác của Vi Hồng có khi mang một vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ. Trong tiểu thuyết của Vi Hồng không ít lần chúng ta bắt gặp

những hình ảnh thiên nhiên như thế này: “Một vạt rừng sừng sững hai bên bờ nước.

Lòng suối đá lởm chởm, nhiều hình thù kì lạ. Cửa hang thuồng luồng đổ xuống vực thác thuồng luồng…Đứng xa đã nghe thác thuồng luồng réo thành những âm thanh lạ lẫm: ùm…xoà…ù ào…ì ù. tiếng nước xoà vào nhau gào thét quanh năm. Có lúc nghe như tiếng hàng vạn người cười vui; như tiếng hàng ngàn người khóc nức nở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong Tháng năm biết nói chúng ta bắt gặp hình ảnh con thác Chín Thoong

được miêu tả như một đối tượng khách quan mang một vẻ đẹp rất riêng của nó: dữ

dội, hoang sơ: “Sông đục ngầu, nước to, thác Chín Thoong gào hú như đoàn thiên

binh vạn mã của sông nước đang trẩy quân đánh nhau với long vương…đi qua thác

đã sợ vì cái lạnh của thác bốc lên, vì tiếng gầm rú của thác đang mùa nướcNhất

là vào ban đêm, cái tiếng gào của con thác Chín Thoong càng dữ dội hơn. Có lúc như tiếng quân hò reo, có lúc lại như tiếng khóc than của nghìn vạn người, cả trời

đêm phập phồng đầy bí hiểm” [23. Tr132]

Cũng có khi thiên nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng lại mang một vẻ đẹp

lãng mạn, thơ mộng. Và dường Vi Hồng cũng dành mhiều tâm huyết hơn cả cho những đoạn văn miêu tả thiên nhiên trữ tình, thơ mộng. Cho nên, không chỉ chiếm một số lượng lớn hơn mà những đoạn văn miêu tả kiểu thiên nhiên này cũng dạt dào cảm xúc hơn. Gần như trong bất cứ cuốn tiểu thuyết nào của Vi Hồng, chúng ta cũng bắt gặp một vài trang văn miêu tả thiên nhiên miền núi đầy thơ mộng, mang một vẻ đẹp trữ tình đến nao lòng. Đây là vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa nên thơ của dòng

thác Chín Thoong: “Dòng Chín Thoong nước đang kéo màu chàm, con nước còn

mạnh nhưng nước đã trong văn vắt, màu nước xanh biếc như tàu lá dong độ con gái. Những đàn cá ngửa bụng ăn “ghét cá”, ăn bùn ử thác cuối vực Chín Thoong trắng như ai vãi trăm nghìn bông hoa lấp chìm xuống đáy thác. Nhìn những đàn cá đủ các kích cữ to nhỏ vừa giống như một bãi hoa lại vừa giông như trăm nghìn vì sao lấp lánh, nhấp nháy giữa bầu trời xanh mênh mang. Lúa tháng tám hai bên bờ con sông đã gặt, lúa mùa bắt đầu nhuốm màu trứng cá. Bầu trời Chín Thoong thơm ngọt ngào hương lúa – hương của hạnh phúc ấm no. Nắng rờ rỡ. Trăm con sóng bắt lấy ánh nắng làm thành nghìn chiếc gương nhoang nhoáng chạy xuống thác ào ạt. Nắng nằm sõng soài trên các sườn núi đá quanh co. Nắng nằm ưỡn trên mặt vực Chín Thoong như chiếc chiếu vàng khổng lồ trời thả xuống cho cặp tân hôn thuồng

luồng.”[23. Tr18] Trong Lòng dạ đàn bà, chúng ta lại một lần nữa được khám phá

vẻ đẹp huyền ảo của những thác nước vùng cao. Đó chính là hình ảnh thác nước

Hang Rơi gắn liền với biết bao huyền thoại từ thủa xa xưa: “ Nước rơi xuống vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vồng thành hai nước. Nước toé lên thành bông thành nụ rồi rơi rào rào xuống vực tạo thành cơn mưa rào muôn thủa. Cứ sáng sáng mặt trời lên khỏi núi thác nước,

Nước Hang Rơi lại xuất hiện cầu vồng bảy sắc huyền ảo lung linh.”[20. Tr67]

Trong bức tranh thiên nhiên thơ mộng của miền núi, Vi Hồng đã dành không ít tâm huyết để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên bốn mùa. Nếu như Cao Duy Sơn chú ý phát hiện ra vẻ đẹp đặc trưng của từng mùa như mùa thu là vẻ đẹp hoa cúc và những cánh đồng lúa mạch, mùa đông ông lại tập trung miêu tả cái lạnh, cái rét đặc trưng của vùng cao... thì Vi Hồng lại dùng ánh nắng như là một “thước đo” cho bước chuyển của thời gian khi dựng nên bức tranh thiên nhiên miền núi. Đây là mùa

xuân với cái nắng trong trẻo, nhẹ nhàng. Buổi sáng thì “nắng ấp vàng như tơ sưởi

ấm cho ngàn cây vạn nụ…Những cây đào nắng bừng nở rực rỡ. Một mùa xuân đẹp

đã đến” [23. Tr 202, 203] ; Buổi trưa nắng vẫn rất dịu dàng, tinh khôi: “Cái nắng gõ

lên đôi cánh của những con cào cào, châu chấu kêu kên két trong những buổi trưa

nắng vàng như tơ lụa.” [23. Tr132]; Buổi chiều mùa xuân lại được nhà văn cảm

nhận với “ánh nắng chiều xuân vàng tươi trong vắt, rửa sạch lưng ông trời. Nắng

chiều dịu ngọt trở mình trên các sườn cỏ” [13. 97]. Nắng mùa xuân thì lấp loáng,

óng ả, tinh khôi đến dịu dàng, và ánh nắng mùa hè ở vùng cao cũng không hề gay gắt, chói loà như ở vùng xuôi nhưng không phải vì thế mà mất đi vẻ đẹp rực rỡ:

“Một ngày hè trời đất Ba Mái thật đẹp. Nắng vàng rờ rỡ trải xuống mênh mông

những nương chè, xuống đồng ruộng đang hoe hoe vàng lúa màu trứng cá.” [17.Tr

115] Và đây là mùa thu với cái nắng kết đọng đầy tinh tuý, dịu ngọt như một chất

men: “Chiều cuối thu nắng ngọt như mật làm bừng sáng lên nhũng mái rừng, từng

vách đá.” [23. Tr22]. Thu đến, cái nắng hoà cùng với dòng thác lấp lánh tạo nên

một không gian thật đẹp: “Thác Chín Thoong cất dàn đồng ca muôn thủa chào một

ngày nắng đẹp…lúa tháng tám đang độ trổ bông uốn cong, vẫy nẵng thu vàng

sánh.” [23.Tr 173]. Ngay cả trong mùa đông, khi cái lạnh của màn sương bao phủ

nhưng cũng có lúc thiên nhiên đột ngột bừng lên rạng rỡ trong cái nắng tràn trề sinh

khí: “Cái nắng hiện ra rạng rỡ, mát rượi, vắt ngang qua đèo. Nắng mềm mại như

một tấm lụa vàng khổng lồ trải bập bềnh xuống tận đáy các thung lũng và ngược

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong bức tranh thiên nhiên bốn mùa, Vi Hồng đặc biệt dành nhiều ưu ái cho mùa xuân, mùa xuân trở thành đối tượng được ông miêu tả nhiều nhất, vẻ đẹp của nó cũng hiện lên qua nhiều dáng vẻ nhất. Đây là vẻ đẹp thơ mộng của mường Nặm

Khao vào những tháng mùa xuân ngập tràn sắc xanh: “Mùa này tháng ba của Nặm

Khao, trời trong xanh, nước trong xanh, mái rừng xanh. Những đàn bướm bay ngập trời sông Nặm Khao và bắc cầu màu sắc giữa hai bờ sông, giữa các thung lũng”

[27. Tr 37] và “Những làn gió mùa xuân khẽ nâng những vầng nắng tháng riêng

như tơ, ngọt như mật ong lăn mình qua đám cỏ gianh…tiếng hàng ngàn con chim

reo vui đua nhau hót trào dâng khắp các thung lũng, đầy ắp mọi cánh rừng”. [23.

Tr 152] Vẻ đẹp của Việt Bắc trong ngày xuân còn được tạo nên bởi muôn ngàn sắc

hoa rừng: “ cây mác bát trắng toát một màu tinh khiết. Đầu dốc bên kia cây bồ quân

mỗi lá non đỏ như nhuộm máu.”…“từng cây, từng vạt rừng đào đang đổ hồng như khoác lên những cánh rừng, những mảnh đất, những vạt sườn những tấm vóc đại hồng. Những cây mận, rừng mận cũng đổ hết màu trắng nõn nà, trắng loá cả ánh

nắng mùa xuân.” [23. Tr 134] Và “những bông hoa bióoc loỏng trắng đến nõn nà,

mịn màng hơn cả da thịt của những người con gái mịn màng nhất. Bề mặt của những cánh hoa bióoc loỏng đọng một lớp phấn mịn. Cái màu của lớp phấn ấy mới trắng trong, trắng mịn làm sao. Cái màu trắng của phấn làm cho bông hoa trắng

ngời ngời, trắng lung linh…nổi bật giữa đại ngàn xanh thẫm.” [28. Tr 44].Có thể

nói, với những trang miêu tả tinh tế như thế, Vi Hồng đã thực sự lưu dấu được hình ảnh thiên nhiên vùng cao trong tâm hồn người đọc.

Hình ảnh ánh trăng cũng được Vi Hồng miêu tả rất nhiều trong sáng tác của mình

và cũng để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí độc giả. Đây là ánh trăng trong Lòng dạ

đàn bà: “Ánh trăng tràn ngập khắp núi rừng…Trăng đổ ánh sáng vàng rực xuống mái

nhà lá giữa thung lũng sâu, rừng rậm.” Đây là ánh trăng trong Chồng thật vợ giả:

Trăng xanh rười rượi đổ tràn lênh láng xuống thác. Trăng dát vàng trên sóng. Sóng

réo rắt ôm lấy những vầng trăng vàng nuột”. Còn đây là ánh trăng trong Núi cỏ yêu

thương: “Trăng theo nước đi lên đồng, vào trong bản mang theo vị ngọt mát rượi và hương hoa rừng ngào ngạt. Dưới vực những con cá to đớp bọt nước ùm ụp làm vỡ tan,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đung đưa đến chóng mặt, trăng soi xuống nước, ánh trăng hắt lên mặt người, người

cũng lung linh cùng trăng”. Tất cả đều góp phần làm nên một bức tranh thiên nhiên

thơ mộng, trữ tình, đầy màu sắc tươi sáng trong sáng tác của Vi Hồng nói riêng và của văn xuôi miền núi nói chung. Những bức tranh thiên nhiên ấy giống như những nốt nhạc vui điểm xuyết thêm vào cuộc sống của con người Việt Bắc.

Nói đến thiên nhiên miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng, không thể không kể đến những trang văn miêu tả những loài chim độc đáo của núi rừng Việt Bắc. Nào là loài chim anh tài, sam péc, nào là loài chim lưỡi búa, nào loài chim ngói, chim tang ló, nào là loài chim cô ơi, chim hoa…Mỗi một loài chim mang một vẻ đẹp khác nhau nhưng có lẽ đẹp nhất chính là loài chim anh tài, sam péc rực rỡ:

Những con anh tài, sam péc mỏ đỏ chót, lông cổ óng ánh, lông ức lông đuôi, cánh

màu đen điểm trắng vàng tươi...hết đàn này đến đàn khác như những làn sóng màu sắc rập rờn…nhìn sam péc bay mà ngỡ nàng tiên trong truyện cổ đang múa lưởn

trên trời đầy nắng rực rỡ.” Và những con chim hoa nhỏ bé: “Chim hoa rất đẹp. Đôi

mắt chỉ bằng nửa hạt đỗ đen nhưng long lanh như một mảnh gương. Những đàn chim hoa bay đến đâu cả một vùng rực rỡ như bồn hoa trăm màu đang chuyển

động.” Trong Đất bằng, Vi Hồng cũng có những đoạn văn miêu tả các loài chim

của quê hương ông rất độc đáo: “Hai căn nhà vắng tanh, ừng đàn chim lửa tíu tít

đậu vào cửa sổ. Cái mỏ chim nhỏ tí, lông vàng mượt, đầu to bằng hạt nhãn. Con đầu đen, vàng, trắng... đàn chim vô vàn màu sắc. Mỗi bộ cánh hoa sặc sỡ đều mượt mà. Nhưng nổi bật giữa đàn vẫn là những con chim đực, cánh lông đỏ như lửa, ức hở một khoảng lông trắng phau, đầu và đuôi đen ánh. Những con chim đực hót hay nhất: chiu lá, cái đầu nhỏ tí nghiêng ngó tìm mồi. Những con sâu nhỏ tí nó mới ăn được. Đặc biệt, nó thích hút mật hoa. Nó bám vào những cuống hoa bióoc loỏng khiến những bông hoa hơi trĩu xuống, hoa bióoc loỏng trắng muốt thơm ngào ngạt cả vùng. từng con chim lửa đủ màu sắc, nhỏ tí bám vào cuống hoa, trèo lên một cánh hoa, rúc đầu vào bông hoa rồi lại rút ra. Nó ngửa cổ, dựng mỏ lên trời uống say sưa. Chim lửa vốn dạn người. Đi trong rừng những con chim lửa cách người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong tiểu thuyết của Vi Hồng, thiên nhiên nhiều khi còn có mối quan hệ gần gũi, gắn bó với con người. Thiên nhiên và con người hoà làm một, soi chiếu lẫn nhau và bổ sung cho nhau. Nhà văn thường lấy thiên nhiên làm thước đo, làm đối tượng so sánh với con người, nhất là khi nhà văn miêu tả ngoại hình các nhân vật.

Như nàng Ai Hoa trong Người trong ống: “Ai cũng bảo Ai Hoa đẹp từ khuôn mặt

đẹp đi, đẹp từ cái móng chân móng tay đẹp lại, đẹp từ mười ngón tay đẹp về...khuôn mặt tròn tròn, bầu bĩnh như một đứa trẻ bụ bẫm, thật mịn màng, đang ửng hồng như một trái đào đang độ ương chín, cặp môi không son phấn như một quả nhót chín mọng. Ai Hoa không đánh phấn. Vì Tú nhìn thấy rõ từng sợi lông tơ trên hai cặp má cuả nàng chưa kịp rụng. Đôi mắt của nàg cũng tròn, đen ánh, lóng lánh

như trời thu. Và “Nàng ngồi như một con công đẹp hay như một bông hoa lớn thần

tiên trăm hương trăm sắc trong các truyện cổ người Tày. Còn nàng Quỳnh The

trong Đoạ đày thì được miêu tả như “một nàng tiên rực rỡ, như một đoá hoa tiên

hoa thánh nơi vách đá, bốn mùa tắm gội giữa mây trời”. Và Mi Tráng trong Mùa

hoa bióoc loỏng lại được nhà văn ví “khoẻ như một con gấu ngựa”.

Thiên nhiên cũng trở thành một biểu tượng cho con người. Bông hoa bióoc loỏng trở thành loài hoa gắn với tình cảm con người. Điều đặc biệt ở loài hoa bióoc loỏng chính là ở mùi hương của nó. Bởi mỗi người lại cảm nhận mùi hương ấy theo

một cách khác nhau. “Người bình thường hàng ngày lên nương, lên rừng chỉ ngửi

thấy cái mùi thơm của hoa bióoc loỏng thoang thoảng, hơi ngòn ngọt như cái hương cái vị của những chùm nhãn chín kĩ. Những đôi bạn kết thân tình với nhau như bạn “tồng”, bạn “khoả”, anh em kết nghĩa thân thiết mặn mà thì ngửi thấy mùi hoa bióoc loỏng có cái hương khác – cái hương của nếp ngon thơm đồ cùng hoa bióoc phón - một mùi vị vừa thơm vừa bùi như mùi lạc rang giã mịn. Nếu hai người yêu nhau tha thiết ngửi hương bióoc loỏng thì sẽ thấy đó là cái hương, cái vị của những giọt sữa non mà chỉ riêng từng cặp mới cảm nhận hết ý nghĩa của cái mùi vị

đặc trưng của tình yêu say đắm đó.” [27.Tr150] Rõ ràng, sự gắn bó giữa con người

với thiên nhiên đã trở thành mật thiết, dường như thiên nhiên và con người có sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cây hoa mạ đỏ và đẹp rực rỡ nhưng không bao giờ có quả lại là loài hoa tượng trưng cho nỗi buồn, cho số phận nhân vật Hoàng. Bởi người con trai tuấn tú nhưng bất

hạnh ấy của bản mường trong mắt họ “chẳng khác gì một cây mạ mọc ngang vách

đá cao…hoa mãi mãi chỉ là hoa, hoa mạ chẳng bao giờ có quả. Vì vậy hoa mạ tuợng trưng cho nỗi buồn. Nhân gian càng nhìn những đoá hoa mạ to …càng thấy

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết vi hồng (Trang 62 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)