b) Phương pháp tập dượt nghiên cứu khoa học (hay tập dượt nghiên cứu)
3.4. Kết luận về thực nghiệm sư phạm
Kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm bước đầu cho phép kết luận: “Nếu giáo viên thực hiện dạy học theo các biện pháp khắc sâu và mở rộng kiến thức SGK theo hướng giáo dục hứng thú và tự giác học tập cho học
sinh thì sẽ góp phần hình thành hứng thú và tự giác học tập của học sinh đối với mơn tốn, và do đó nâng cao chất lượng dạy học tốn”.
Như vậy, mục đích sư phạm và giả thuyết khoa học nêu ra phần nào đã được kiểm nghiệm.
KẾT LUẬN
Luận văn thu được những kết quả chính sau đây:
1. Luận văn đã góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc khắc sâu và mở rộng kiến thức SGK theo hướng giáo dục hứng thú và tự giác học tập cho học sinh.
2. Luận văn đã cụ thể việc khắc sâu và mở rộng kiến thức SGK theo hướng giáo dục hứng thú và tự giác học tập cho học sinh dưới các biện pháp. Trong mỗi biện pháp đều có các ví dụ minh hoạ với chất liệu hình học 11, ở mỗi ví dụ đều có sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên để học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề.
3. Luận văn đã đề ra các con đường khắc sâu và mở rộng kiến thức SGK để học sinh có thể tự học và nghiên cứu toán.
4. Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh hoạ tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất.
5. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên THPT.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: Mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, Nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và Giả thuyết khoa học là chấp nhận được.