theo hướng giáo dục hứng thú và tự giác học tập cho học sinh
Trên cơ sở lý luận đã xem xét ở chương 1, việc đề ra các biện pháp cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Đáp ứng mục tiêu giáo dục
Đó là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thơng ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”.
Học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị khơng thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn. Vì vậy đề tài này chúng tôi coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của lồi người, trên cơ sở đó tiếp tục học tập suốt đời. Xã hội địi hỏi người có học vấn hiện đại khơng những có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thơng mà cịn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập, khả năng đánh giá các sự kiện, hiện tượng mới, các tư tưởng một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Nội dung, chương trình giảng dạy phải phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của học sinh, cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này.
Tóm lại, hình thành ở học sinh phẩm chất và năng lực của con người mới trên một nền tảng kiến thức, kỹ năng đủ và chắc chắn. Nghĩa là học sinh học xong cấp trung học phổ thông phải đạt được các mặt giáo dục, tư tưởng, đạo đức, lối sống, học vấn, kiến thức phổ thông, hiểu biết kỹ thuật và hướng nghiệp, kỹ năng học tập và vận dụng kiến thức, thể chất và xúc cảm thẩm mỹ.
b) Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Thực hiện khắc sâu và mở rộng kiến thức sách giáo khoa theo hướng giáo dục hứng thú và tự giác học tập cho học sinh dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh. Tiếp tục tận dụng các ưu điểm của phương pháp truyền thống và dần làm quen với những phương pháp dạy học mới.
c) Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi trung học phổ thơng
Tuổi học sinh THPT là tuổi thể chất phát triển ổn định, cả những biển đổi trong sự phát triển của hệ thần kinh và của não bộ nói riêng, cũng được
xác định, nên có sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập và lao động.
Tuổi học sinh THPT là tuổi thích độc lập, giàu sức sáng tạo, tuổi đầy nghị lực, nhiệt tình, táo bạo, lứa tuổi của những ước mơ lãng mạn, vươn tới những sự nghiệp lớn lao và anh hùng.
Tuổi học sinh THPT là tuổi có sự tự ý thức, có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá, tuổi hình thành thế giới quan.
Cho nên khắc sâu và mở rộng kiến thức SGK theo hướng giáo dục hứng thú và tự giác học tập cho học sinh cần phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để gây ra những cảm xúc lớn lao, những rung động đẹp đẽ, những nội dung lí thú. Điều đó làm cho học sinh có tình cảm với mơn học, có thể có những sáng tạo đẹp đẽ cho khoa học.
d) Tính vừa sức.
Luận điểm của L. X. Vưgơtxki nói rằng, việc dạy học khơng được hướng vào trình độ phát triển mà học sinh đã đạt tới được mà phải vượt trước trình độ đó một chút bằng cách đề ra những yêu cầu vượt quá một chút những khả năng hiện có của học sinh và trình độ hoạt động phân tích tổng hợp mà các em đã đạt được và đã lĩnh hội tốt. Ông đã nêu lên luận điểm về hai mức độ phát triển trí tuệ. Mức độ thứ nhất, mức độ phát triển thực tại, như cách gọi của Vưgơtxki, đó là mức độ được chuẩn bị hiện tại của học sinh. Nó được đặc trưng bởi những nhiệm vụ mà học sinh có thể hồn tồn độc lập thực hiện được. Mức độ thứ hai, cao hơn, được Vưgôtxki gọi là vùng phát triển gần nhất. Nó biểu thị cái mà trẻ em chưa độc lập thực hiện được, nhưng có thể thực hiện được với một sự giúp đỡ không nhiều lắm (những câu hỏi dẫn dắt, gợi ý, những lời ám chỉ, những sự hướng dẫn chung ...). Vưgôtxki nhấn mạnh rằng , cái mà ngày hôm nay đứa trẻ làm được với sự giúp đỡ của người lớn,
của giáo viên thì ngày mai nó sẽ tự làm được, cái nằm trong vùng phát triển gần nhất, trong quá trình dạy học sẽ chuyển thành mức độ phát triển thực tại.
Những khả năng nhận thức của học sinh sẽ được mở rộng trong q trình phức tạp hóa dần dần những nhiệm vụ học tập và thực hành, những nhiệm vụ này đề ra trong tiến trình dạy học và chúng gây nên cho các em sự căng thẳng về trí tuệ và thể lực. Đối với giáo viên, việc xác định đúng đắn mức độ và tính chất của khó khăn trong học tập là cách thức chủ yếu để tạo nên động lực của học tập và mở rộng những khả năng nhận thức của học sinh.
e) Tính hệ thống.
Khoa học bao giờ cũng là một hệ thống những sự kiện, khái niệm khoa học, định luật và học thuyết. Muốn nắm vững khoa học phải hiểu biết nó trong hệ thống. K. Đ. Usinxki khẳng định rằng: “Chỉ có hệ thống, dĩ nhiên, một hệ thống hợp lý, tốt ra từ chính bản chất của các vật thể, mới cho phép chúng ta hồn tồn làm chủ kiến thức của mình. Cái đầu chứa đựng những kiến thức rời rạc không liên hệ với nhau cũng giống như cái kho mà ở đó tất cả đều lộn xộn và chính người chủ cũng khơng tìm thấy cái gì cả; cịn cái đầu mà chỉ có hệ thống, nhưng thiếu kiến thức thì cũng giống như cửa hàng mà ở đó tất cả các ngăn kéo đều có dán nhãn nhưng bên trong lại rỗng” (Dẫn theo [19, tr. 49-50]).
f) Giáo dục các phẩm chất của tư duy Toán học và giáo dục một số nét đặc trưng của tư duy biện chứng.
Các phẩm chất của tư duy tốn học là: Tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính sáng tạo, tính độc lập ...
Các nét đặc trưng của tư duy biện chứng đó là:
* Xem xét các đối tượng tốn học, các quan hệ giữa chúng trong các mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng.
* Xem xét các đối tượng toán học, các quan hệ giữa chúng theo quan điểm vận động biến đổi.
* Xem các đối tượng toán học trong mối quan hệ tương hỗ.