Hoàn thiện nội dung phân tích

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 81 - 94)

Ở chương 2 ta thấy, Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh mới chỉ tập trung phân tích các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, tình công nợ, khả năng thanh toán và một số chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, một số chỉ tiêu thì Tổng công ty đã tiến hành tập trung phân tích nhưng bên cạnh đó có một số chỉ tiêu còn phân tích sơ sài, chung chung. Do đó để công việc phân tích đạt hiểu quả cao hơn, phục vụ thiết thực cho các nhà quản lý cũng như những người quan tâm đến tình hình tài chính của Tổng công ty thì Tổng công ty cần phải tiến hành phân tích thêm một số chỉ tiêu sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của Tổng công ty hay chính là phân tích cân bằng tài chính của Tổng công ty.

Để đảm bảo sự ổn định về nguồn tài trợ tài sản thì toàn bộ nguồn vốn của Tổng công ty được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên của MITRACO bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản

vay dài hạn, còn nguồn tài trợ tạm thời bao gồm các khoản vay, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của các tổ chức, cá nhân…

Ở chương 1, mục 1.4.2 ta đã biết, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:

(3.8)

Từ số liệu trên Báo cáo tài chính năm 2009 có thể khái quát cân bằng tài chính của Tổng công ty Cổ khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh như sau:

Sơ đồ 3.3: Nguồn tài trợ tài sản của Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh Đơn vị tính: triệu đồng Tổng Số Tài Sản 627.816 Tài Sản Dài Hạn 322.898

-Các khoản phải thu DH 1.500

-Tài sản CĐ 28.486

-Đầu tư TC dài hạn 291.969

-TS dài hạn khác 943 -Nguồn vốn CSH 474.628 -Nợ dài hạn 28.350 Nguồn Tài Tr Thường Xuyên 502.978 Tổng Số Nguồn Tài Trợ 627.816 Tài Sản Ngắn Hạn 304.918

-Tiền và tương đương tiền

8.396

-Đầu tư tài chính ngắn hạn

57.292 -Phải thu ngắn hạn 141.357 -Hàng tồn Kho 92.022 -TS ngắn hạn khác 5.851 -Vay và nợ ngắn hạn 18.414 - Phải trả người bán 42.874 -Các khoản chiếm dụng ngắn hạn khác 63.550 Nguồn Tài Tr Tạm Thời 124.838

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh năm 2009)

Tài sản Tài sản Nguồn tài tr Nguồn tài trợ

+ = +

Qua sơ đồ 3.1 ta thấy, nguồn tài trợ thường xuyên lớn hơn tài sản dài hạn hay nguồn tài sản ngắn hạn lớn hơn nguồn tài trợ tạm thời (là số nợ ngắn hạn). Do đó, vốn hoạt động thuần của Tổn công ty lớn hơn 0. Cụ thể:

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn (3.9)

= 304.918 - 124.838 = 180.080 (triệu đồng) Hay

Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn (3.10)

= 502.978 - 322.898 = 180.080( triệu đồng)

Vốn hoạt động thuần của Tổng công ty bằng 180.080 triệu đồng, như vậy nguồn tài trợ thường xuyên không những được dùng để trang trải cho tài sản dài hạn mà còn dùng để tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Cân bằng tài chính tại Tổng công ty trong trường hợp này được coi là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững. Vốn hoạt động thuần lớn, chứng tỏ khả năng thanh toán của Tổng công ty là cao. Tuy nhiên, Tổng công ty nên xem xét thêm sự biến động của từng loại tài sản, từng loại nguồn tài trợ cũng như vốn hoạt động thuần trong một số năm liên tiếp trước đó để có căn cứ đáng giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính. Điều này sẽ thể hiện rõ qua bảng phân tích 3.3- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2007, 2008, 2009.

Qua bảng 3.3 dưới đây về phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ta thấy, trong cả năm 2008 và 2009, toàn bộ tài sản dài hạn với chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính dài hạn, đều được tài trợ bởi nguồn tài trợ thường xuyên và tài sản ngắn hạn đảm bảo được cho việc thanh toán ngắn hạn. Vốn hoạt động thuần của Tổng công ty có xu hướng tăng, do đó cân bằng tài chính của Tổng công ty tương đối lành mạnh, ổn định và bền vững.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tài sản 488.265 476.505 627.816 -11.760 97,59 151.311 131,75 Tài sản dài hạn 276.172 267.297 322.898 -8.875 96,79 55.601 120,8 Tài sản ngắn hạn 212.093 209.208 304.918 -2.885 98,64 95.710 145,75 Nguồn tài trợ 488.265 476.505 627.816 -11.760 97,59 151.311 131,75

Nguồn tài trợ thường

xuyên 357.846 386.451 502.978 28.605 107,99 116.527 130,15

Nguồn tài trợ tạm thời 130.419 90.054 124.838 -40.365 69,05 34.784 138,63

Nguồn hoạt động

thuần 81.674 119.156 180.080 37.482 145,89 60.924 151.13

Mặt khác, để có thể đưa ra các nhận xét chính xác và toàn diện về tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, khi phân tích các nhà phân tích có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu về cân bằng tài chính trong năm 2009 của Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh như: Hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời, hệ số vốn chử sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên, hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn và hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn qua bảng phân tích 3.4 như sau:

Bảng 3.5. Phân tích các chỉ tiêu về cân bằng tài chính trong năm 2009

Chỉ tiêu Công thức tính Đầu

năm Cuối năm Chênh lệch 1. Hệ số tài trợ thường xuyên

Nguồn tài trợ thường xuyên

Tổng nguồn vốn 0,811 0,801 -0,01

2. Hệ số tài trợ tạm thời

Nguồn tài trợ tạm thời

Tổng nguồn vốn 0,189 0,199 0,01

3.Hệ số VCSH so với nguồn tài trợ thường xuyên

Vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ thường xuyên

0,944 0,943 -0,001

4. Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn

Nguồn tài trợ thường xuyên

Tài sản dài hạn 1,446 1,558 0,112 5. Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn 2,323 2,443 0,12

(Nguồn: chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu trên báo cáo tài chính năm 2009 của Tổng

công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh)

Qua bảng 3.4 ta thấy, tỷ trọng nguồn tài trợ thường xuyên trong tổng nguồn vốn giảm 1% vào cuối năm, tương ứng từ 81,1% đầu năm và xuống 80,1% vào cuối năm. Khi nguồn tài trợ thường xuyên trong tổng nguồn vốn giảm đồng nghĩa với tỷ

trọng nguồn tài trợ tạm thời sẽ tăng lên. Điều này cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn, và xu hướng này thể hiện tính cân bằng và ổn định về mặt tài chính của Tổng công ty đang có xu hướng giảm, nhưng với mức giảm ít và Tổng công ty vẫn có sự độc lập về mặt tài chính.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong nguồn tài trợ thường xuyên là rất cao đạt 94,4% đầu năm và 94,3% ở cuối năm, chứng tỏ Công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư tài sản dài hạn. Nó chứng tỏ là khả năng độc lập tài chính của Công ty là rất cao.

Chỉ tiêu hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên trên tài sản dài hạn và hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần và trị số của hai chỉ tiêu này đều cao (> 1). Chứng tỏ sự ổn định và bền vững trong cân bằng tài chính của Tổng công ty.

Như vậy, qua sự phân tích trên cho thấy, trong hoạt động của mình, Tổng công ty đã rất chú ý đến sự cân bằng về tài chính. Điều này là tốt, bởi vì sự vững vàng trong cân bằng tài chính sẽ tạo điều kiện cho hoạt động ổn định, không phải đối mặt với khó khăn trong thanh toán. Tuy nhiên Tổng công ty cũng cần phải tính toán để biết được nên duy trì tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn thường xuyên, tỷ trọng của nguồn tài trợ thường xuyên trong tổng nguồn vốn bao nhiêu cho phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tránh lãng phí khi sử dụng vốn.

Thứ hai: Hoàn thiện phân tích các chỉ tiêu về tình hình công nợ tại Tổng công ty

Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã tiến hành phân tích sự biến động các khoản phải thu, các khoản phải trả và mối quan hệ giữa chúng khá chi tiết thông qua phương pháp so sánh đã đưa ra một số chỉ tiêu về hệ số thanh toán nhưng chưa sử dụng các chỉ tiêu tài chính để phản ánh chất lượng hoạt động tài chính của Tổng công ty. Khi hoạt động tài chính của một doanh nghiệp tốt thì khả năng thanh toán sẽ cao, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn, cũng như ít bị đi chiếm dụng vốn và ngược lại. Qua thực trạng phân tích tình hình và khả năng thanh toán tại Tổng công ty ở chương 2, tác giả mạnh dạn đề suất là Tổng

công ty nên tiến hành phân tích thêm chỉ tiêu tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả để thấy rõ hơn thực trạng công nợ của Tổng công ty, cụ thể là như sau:

Bảng 3.6: Các khoản phải thu so với các khoản phải trả tại MITRACO Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Tổng số nợ phải thu 42.213 57.926 142.857

2.Tổng số nợ phải trả 105.538 111.515 153.188

3.Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các

khoản nợ phải trả (3 = ½ * 100%) 40% 51,94% 93,26%

4. Tăng, giảm năm sau so với năm trước. - 11,94% 41,43%

(Nguồn: Chỉ tiêu được tính từ số liệu trên BCTC năm 2008, 2009 của MITRACO)

Qua bảng 3.5, ta thấy tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả qua các năm đều tăng cụ thể: năm 2007 là 40%, năm 2008 là 51,94%, năm 2009 là 93,26%. Mặt khác, tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả <100%, chứng tỏ là số vốn mà Tổng công ty bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn mà Tổng công ty đi chiếm dụng. Điều này thể hiện một tình trạng tài chính không lành mành, Tổng công ty vẫn còn phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Thứ ba: Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh

Khi tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh ở chương 2 mặc dù Tổng công ty đã phân tích tương đối kỹ; nhưng cũng mới chỉ đề cập đến các chỉ tiêu về suất sinh lời của tài sản, suất sinh lời của doanh thu, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, tỷ suất doanh lợi doanh thu mà chưa đi phân tích các chỉ tiêu nói đến hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản. Chính vì vậy mà Tổng công ty nên tiến hành phân tích thêm các chỉ tiêu như: sức sản xuất của tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định, suất hao phí của tài sản cố định.

Bảng 3.7: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu 2008 2009 2009 so với 2008

+/- %

1. Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ (triệu

đồng) 69.198 55.275 -13.923 79,88

2. DTBH và cung cấp DV (triệu đồng) 479.033 343.669 -135.364 71,74 3. Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 30.822 19.840 -10.982 64,37 4. Sức sản xuất của TSCĐ (4)=(2)/(1) 6,923 6,217 -0,706 89,8 5. Sức sinh lời của TSCĐ (5)=(3)/(1) 0,445 0,359 -0,086 80,67 6. Suất hao phí của TSCĐ (6)=(1)/(2) 0,144 0,161 0,017 111,81

(Nguồn: Chỉ tiêu được tính từ số liệu trên BCTC năm 2008, 2009 của MITRACO)

Qua bảng 3.6 ta thấy, năm 2009 Tổng công ty thu hẹp quy mô sản xuất, giảm đầu tư vào tài sản cố định, giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định giảm 13.923 triệu, tương ứng với tỷ lệ giảm 20,12%, so với năm 2008. Chính điều này đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2009 giảm 135.364 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 28,26% đây là một sự giảm sút khá mạnh. Do đó mà dẫn tới lợi nhuận sau thuế năm 2009 giảm 10.982 triệu tương ứng với tỷ lệ giảm 35,63% so với năm 2008 là hợp lý. Mặt khác do tốc độ giảm của Doanh thu bán hàng lớn hơn tốc độ giảm giá trị còn lại của TSCĐ nên dẫn tới sức sản xuất của TSCĐ năm 2009 giảm 0,706 triệu tương ứng với tỷ lệ giảm 10,2%, sức sinh lời của TSCĐ năm 2009 giảm 19,33% so với năm 2008 trong khi đó suất hao phí của TSCĐ năm 2009 lại tăng 11,81% so với năm 2008. Nguyên nhân chính của sự biến động này là trong năm 2009 sự đầu tư về tài sản cố định có sự sụt giảm do MITRACO đang từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh doanh nên những TSCĐ không cần dùng đến đã bị thanh lý, nhượng bán mà tốc độ giảm của TSCĐ lớn hơn tốc độ tăng của TSCĐ, bên cạnh đó cũng cho thấy là hiệu quả sử dụng tài sản cố định chưa cao tưng xứng với tiền lực TSCĐ hiện có, chưa sử dụng hết công suất. Ngoài ra cũng có nguyên nhân khách quan là do sự sụt giảm của nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã tác động đến quá trình sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm của Tổng công ty. Điều này đã làm cho sức sinh lời của tài sản cố định giảm mạnh 19,33%. Do đó, Tổng công ty cần có những biện pháp để tăng sản lượng sản xuất các mặt hàng, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị hiện có.

Ngoài ra khi phân tích hiệu quả kinh doanh Tổng công ty nên phân tích hiệu quả của tài sản ngắn hạn thông qua các chỉ tiêu: số vòng quay của tài sản ngắn hạn, thời gian của một vòng quay, hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn….; Phân tích hiệu quả của việc sử dụng vốn vay.

Bảng3.8: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

Chỉ tiêu 2008 2009 Năm 2009 so với 2008

+/- %

1.Tài sản ngắn hạn bình quân (triệu đồng) 210.651 257.063 46.412 122,03 2.Tổng số luân chuyển thuần (triệu đồng) 450.164 368.188 -81.976 81,79 3.Số vòng quay của TSNH (3) = (2)/(1) 2.14 1,43 -0,71 66,82

4.Thời gian của kỳ phân tích (ngày) 360 360 - -

5.Thời gian của 1 vòng quay (5) =(4)/(3) 168,22 251,75 83,53 149,66 6.Hệ số đảm nhiệm của TSNH (6)=(1)/(2) 0,468 0,698 0,23 149,15

(Nguồn: Chỉ tiêu được tính từ số liệu trên BCTC năm 2008, 2009 của MITRACO)

Qua bảng 3.7 ta thấy, năm 2009 số vòng quay của tài sản ngắn hạn giảm 33,18%, đồng nghía với thời gian của một vòng quay sẽ tăng lên. Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn tăng lên. Trong năm, 2008 cần 0,468 đồng tài sản ngắn hạn để tạo ra 1 đồng luân chuyển thuần nhưng đến năm 2009 phải cần tới 0,698 đồng tài sản ngắn hạn để tạo ra 1 đồng luân chuyển thuần. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Tổng công ty có chiều hướng không tốt.

Bện cạnh phân tích hiệu quả của tài sản ngắn hạn thì Tổng công ty nên tiến hành phân tích hiệu quả của việc sử dụng vốn vay để làm căn cứ cho các nhà quản trị đưa ra quyết định có nên vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh hay không, nhằm đảm bảo và phát triển vốn cho doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử

dụng tiền vay ta thường xác định chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay. Cụ thể đối với Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh được phân tích cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.9: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

1 Lợi nhuận kế toán trước thuế (triệu đồng) 36.024 24.307 -11.717

2. Chi phí lãi vay (triệu đồng) 7.421 992 -6.429

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 81 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)