Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 32 - 38)

“Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt được hiểu quả cao nhất” [6,t235]. Mỗi doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì đều có đích đến cuối cùng là lợi nhuận càng cao càng tốt. Để đi đến cái đích cuối cùng đó thì đòi hỏi quá trình kinh doanh phải được tiến hành một các có hiệu quả cả trong tổ chức và quản lý sản xuất. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý và người sử dụng thông tin có thể đánh giá được thực trạng tài chính, tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai, và triển vọng của doanh nghiệp, đáng giá được khả năng sinh lời và tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp cũng như những nhân tố, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng sinh lời. Thực chất của việc phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về

Tiền

Hệ số khả năng thanh toán ngay =

kết quả kinh doanh hiện thời với quá khứ, giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh và đó là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai. Các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu như: Sức sinh lời của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận so với chi phí, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu cụ thể như sau:

- Sức sinh lời của tài sản:

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi vay. Chỉ tiêu này cho biết tài sản được sử dụng hiệu quả như thế nào, đồng thời cho biết việc thực hiện chức năng của ban quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

(1.26)

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này rất quan trọng với người cho vay vì lợi nhuận trước thuế và lãi vay là nguồn để trả lãi vay.

- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

(1.27)

Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay Sức sinh lời của tài sản =

Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu =

- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí:

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu động lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

(1.28)

Chỉ tiêu này đánh giá trình độ tổ chức sản xuất, sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất.

- Lãi cơ bản trên cổ phiếu:

Chỉ tiêu này cho biết, các cổ đông đầu tư 1 đồng cổ phiếu phổ thông theo mệnh giá thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng hớp dẫn các nhà đầu tư.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

(1.29)

Thông qua chỉ tiêu này để xem xét khả năng tạo ra lợi nhuận của mỗi cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ phân tích của doanh nghiệp.

- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định:

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định chịu ảnh hưởng bởi tình hình trang bị tài sản cố định trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp trang bị tài sản cố định hiện đại, đúng mục đích sử dụng sẽ thúc đẩy các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu phân tích chủ yếu sau:

Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận kế toán trước thuế

= x 100 so với chi phí Tổng chi phí trong kỳ

Lãi cơ bản Lãi (lỗ) được chia cho các cổ phiếu phổ thông =

+ Sức sản xuất của tài sản cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định đem lại bao nhiêu đơn vị tổng giá trị sản xuất.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

(1.30)

Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao; Ngược lại, sức sản xuất của tài sản cố định sẽ càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng thấp. Trong đó: Tổng giá trị sản xuất = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ± Chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang + Giá trị nguyên vật liệu nhận gia công cho khách hàng (1.31)

+ Sức sinh lời của tài sản cố định:

Chỉ tiêu này phàn ánh một đơn vị giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

(1.32)

Tổng giá trị sản xuất Sức sản xuất của TSCĐ =

Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ

Lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế

Sức sinh lời của TSCĐ =

Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng lớn và ngược lại.

+ Sức hao phí của tài sản cố định:

Chỉ tiêu này cho biết, để có một đơn vị tổng giá trị sản xuất, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

(1.33)

Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng nhỏ và ngược lại.

- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:

Tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Để xác định tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn các nhà phân tích thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Số vòng quay của tài sản ngắn hạn:

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh, tài sản ngắn hạn quay được mấy vòng.

Công thức tính như sau:

(1.34)

Trong đó tài sản ngắn hạn bình quân được xác định bằng trung bình cộng giữa tài sản ngắn hạn tồn đầu kỳ và tài sản ngắn hạn tồn cuối kỳ.

Trị số của chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng thấp và ngược lại.

+ Thời gian của một vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn:

Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ

Suất hao phí của TSCĐ =

Tổng giá trị sản xuất

Tổng mức luân chuyển thuần Số vòng quay của tài sản ngắn hạn =

Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho tài sản ngắn hạn quay được một vòng.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

(1.35)

Thời gian một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn càng lớn và ngược lại.

+ Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn:

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng luân chuyển thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để đầu tư. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.

Công thức tính của chỉ tiêu này như sau:

(1.36)

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay:

Tiền vay của doanh nghiệp bao gồm: vay ngắn hạn và vay dài hạn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định có cần vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh hay không? nhằm đảm bảo và phát triển vốn cho doanh nghiệp. Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay thường được xác định bằng chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp cụ thể như sau:

(1.37)

Thời gian của Thời gian của kỳ phân tích

một vòng quay =

tài sản ngắn hạn Số vòng quay của tài sản ngắn hạn trong kỳ

Hệ sốđảm nhiệm Tài sản ngắn hạn bình quân =

của tài sản ngắn hạn Tổng số luân chuyển thuần

Khả năng thanh toán lãi vay Lợi nhuận kế toán trước thuế + chi phí lãi vay

Chỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lợi của vốn vay càng tốt, đó là sự hấp dẫn của nhà đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu trên, khi phân tích báo cáo tài chính các nhà phân tích có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua báo cáo kết quả kinh doanh bằng phương pháp so sánh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)