Phân tích tình hình công nợ và khả thanh toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 62 - 69)

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán được thực hiện thông qua phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả và hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh.

* Phân tích tình hình công nợ: Tình hình công nợ được phân tích qua các chỉ tiêu các khoản phải thu và các khoản phải trả để đánh giá được tình hình tài chính của Tổng công ty cũng như mức độ bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn của Tổng công ty.

Qua bảng 2.4 ta thấy, tổng các khoản phải thu vào cuối năm tăng hơn so với số đầu năm là 84.930.336.895 đồng, tương ứng 46,62% chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng còn các khoản phải thu dài hạn không có sự biến động. Trong các khoản phải thu ngắn hạn thì khoản phải thu của khách hàng là tăng mạnh 58.630.722.996 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 83,87% trong khi đó nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động của Tổng công ty trong năm 2009 ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 135.364.066.090 đồng. Điều này chứng tỏ trong năm 2009 Tổng công ty chưa có chính sách thu nợ hợp lý, để duy trì được số lượng sản phẩm bán ra thì Tổng công ty vẫn thực hiện chính sách bán chịu. Tổng công ty đang bị chiếm dụng vốn khá lớn. Ngoài ra chỉ tiêu như: trả trước cho người bán tăng 1.227.689.620 đồng, chiếm tỷ trọng 26,21%; các khoản phải thu khác cũng tăng đầu năm chiếm tỷ trọng 22,43%, cuối năm chiếm tỷ trọng 27,47%, tương ứng với 26.247.172.610 đồng, góp phần làm cho tổng các khoản phải thu tăng lên. Bên cạnh đó thì các khoản phải thu nội bộ giảm 1.175.248.331 đồng nhưng do các khoản phải thu nội bộ chiếm tỷ trọng ít (đầu năm 3,1% cuối năm 0,43%) trong tổng các khoản phải thu nên không gây ảnh hưởng nhiều đến tổng nợ phải thu. Nhìn vào sự phân tích sơ bộ ở trên ta thấy, trong năm qua Tổng công ty quản lý chưa tốt công nợ phải thu.

Cùng với việc phân tích các khoản phải thu, Tổng công ty còn tiến hành phân tích các khoản nợ phải trả. Cũng qua bảng 2.4 ta thấy, tổng các khoản phải trả

cũng tăng lên khá nhiều cuối năm so với đầu năm 2009 tăng 41.672.088.634 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 37,37%. Nợ phải trả tăng chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn với mức tăng 34.786.145.754 đồng, chiếm tới 83,48% mức tăng của nợ phải trả, còn nợ dài hạn chỉ tăng 6.885.942.880 đồng, chiểm 16,52% mức tăng của nợ phải trả. Qua đây cho thấy trong cơ cấu nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn nên áp lực thanh toán đối với Tổng công ty trong thời gian ngắn là tương đối lớn. Trong các khoản nợ phải trả ngắn hạn thì khoản phải trả cho người bán tăng nhiều nhất 42.874.440.612 đồng, sau đó đến chỉ tiêu người mua đặt tiền trước tăng 21.499.014.285 đồng, chi phí phải trả tăng 13.109.330.341 đồng, chỉ tiêu phải trả người lao động tăng không đáng kể, trong khi đó các chỉ tiêu vay và nợ ngắn hạn; thuế và các khoản phải nộp nhà nước; các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác giảm nhẹ không làm thay đổi đáng kể đến tổng các khoản phải trả.

Trong các khoản nợ dài hạn thì chỉ có hai khoản phát sinh là vay và nợ dài hạn và dự phòng trợ cấp mất việc làm trong đó vay và nợ dài hạn tăng 7.000.000.000 đồng, bằng 137,63% số đầu năm; dự phòng trợ cấp mất việc làm lại giảm 114.057.120 đồng

Như vậy trong năm 2009, cá khoản phải thu và các khoản phải trả của Tổng công ty thương mại và khoáng sản Hà Tĩnh đều tăng lên với tỷ lệ khá cao. Điều này thể hiện tình trạng công nợ còn dây dưa, kéo dài làm cho tình hình tài chính của tổng công ty không lành mạnh. Trong đó tốc độ tăng của các khoản phải thu lớn hơn tốc độ tăng của các khoản phải trả điều này thể hiện Tổng công ty đang bị chiếm dụng vốn tăng nhanh hơn là đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác.

T T NỢ PHẢI THU số đầu năm Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)

A CÁC KHOẢN PHẢI THU 57.926.227.976 100 142.856.564.871 100 84.930.336.895 246,62

I Các khoản phải thu ngắn hạn 130 56.426.227.976 97,41 141.356.564.871 98,95 84.930.336.895 250,51

1 Phải thu của khác hàng 131 7.479.609.870 12,91 66.110.332.866 46,28 58.630.722.996 883,87

2 Trả trước cho người bán 132 36.217.073.101 62,52 37.444.762.721 26,21 1.227.689.620 103,39

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 1.790.157.687 3,10 614.909.356 0,43 -1.175.248.331 34,35

4 Các khoản phải thu khác 135 12.997.203.582 22,43 39.244.376.192 27,47 26.247.172.610 301,94

4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 (2.057.816.264) (3,55) (2.057.816.264) (1,44) 0 100

II Các khoản phải thu dài hạn 210 1.500.000.000 2,59 1.500.000.000 1,05 0 100

1 Phải thu dài hạn khác 218 1.500.000.000 2,59 1.500.000.000 1,05 0 100

B CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 111.515.504.090 100 153.187.592.724 100 41.672.088.634 137,37

I Nợ ngắn hạn 310 90.051.606.547 80,75 124.837.752.301 81,49 34.786.145.754 138,63

1 Vay và nợ ngắn hạn 311 25.449.334.489 22,82 18.414.476.494 12,02 -7.034.857.995 72,36

2 Phải trả người bán 312 0 0 42.874.440.612 27,99 42.874.440.612 -

3 Người mua trả tiền trước 313 0 0 21.499.014.285 14,03 21.499.014.285 -

4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 4.816.309.908 4,32 0 0 -4.816.309.908 0

5 Phải trả người lao động 315 9.379.039.267 8,41 10.838.461.248 7,07 1.459.421.981 115,56

6 Chi phí phải trả 316 15.249.477.162 13,67 2.140.146.821 1,40 -13.109.330.341 14,03

7 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 35.157.445.721 31,53 29.071.212.841 18,98 -6.086.232.880 82,69

II Nợ dài hạn 21.463.897.543 19,25 28.349.840.423 18,51 6.885.942.880 132,08

1 Vay và nợ dài hạn 334 18.600.000.000 16,68 25.600.000.000 16,71 7.000.000.000 137,63

2 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 2.863.897.543 2,57 2.749.840.423 1,80 -114.057.120 96,02

*Phân tích khả năng thanh toán:

Bên cạnh tình hình công nợ thì khả năng thanh toán cũng là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. MITRACO cũng đã tiến hành phân tích khả năng thanh toán bằng cách tính các chỉ tiêu như: hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty năm 2009

Bảng 2.5: Phân tích khả năng thanh toán trong năm 2009

Chỉ tiêu Công thức Đầu

năm Cuối năm Chênh lệch 1. Hệ số thanh toán tổng quát Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả 4,27 4,1 -0,17 2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn

Tổng giá trị thuần của TSNH

Tổng số nợ ngắn hạn 2,32 2,44 0,12 3. Hệ số khả năng

thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn 1,13 1,71 0,58

(Nguồn: Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh năm 2009)

Qua bảng 2.5, ta thấy, hệ số khả năng thanh toán tổng quát có xu hướng giảm, cụ thể là cuối năm giảm so với đầu năm là 0,17 nhưng cả đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1. Điều đó có nghĩa là MITRACO vẫn bảo đảm được khả năng thanh toán công nợ, tình hình tài chính của Tổng công ty không có sự biến động quá lớn và vẫn khả quan.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 0,12, và hệ số này vẫn cao hơn 1 (đầu năm là 2,32 đến cuối năm là 2,44), điều này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của Tổng công ty là cao, Tổng công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là khả quan.

Mặt khác ta lại thấy chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty đã tăng 0,58 điều này càng chứng tỏ tình hình thanh toán nhanh các khoản nợ tại Tổng công ty đã được tăng lên đáng kể.

2.2.2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh

Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh là một vấn đề quan trọng, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp đó. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải kinh doanh có lãi. Để làm được điều này thì đầu tiên là các doanh nghiệp phải duy trì được hoạt động kinh doanh ngày hàng và duy trì được lợi nhuận thặng dư để tái sản xuất và mở rộng quy mô. Thấy được tầm quan trọng đó nên trong những năm qua Tổng công ty đã tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách so sánh từng chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo giữa năm 2009 với năm 2008 thông qua bảng phân tích số liệu 2.6.

Qua bảng 2.6, ta thấy hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ hàng hóa và hoạt động tài chính là hai hoạt động chính, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của Tổng công ty. Nên việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty hầu như chỉ chú trọng vào hai hoạt động này.

Nhìn một cách tổng thể ta năm 2008 và năm 2009 Tổng công ty làm ăn đều có lãi ( Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2008 là 36.024.434.888 đồng, năm 2009 là 24.306.788.562 đồng) nhưng so với năm 2008 thì Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Tổng công ty đã giảm 11.717.646.326 đồng, và chỉ bằng 67,47% so với năm 2008. Sự giảm sút này do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 so với năm 2008 giảm mạnh 135.364.066.090 đồng, tức là giảm 71,74% so với năm 2008 nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh này là do ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là khai thác và chế biến các loại khoáng sản, quặng có chất phóng xạ mà nguồn thiên nhiên ngày càng cạn kiệt nên việc khai thác ngày càng gặp nhiều khó khăn chính vì vậy mà sự đầu tư vào lĩnh vực này của Tổng công ty đang giảm xuống để chuyển sang đầu tư cho lĩnh vực thương mại, dịch vụ nên việc giảm sút về doanh thu bán hàng là bình thường. Khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm thì việc giảm các

khoản giảm trừ doanh thu năm 2009 so với 2008 là 25.441.670.588 đồng và giá vốn hàng bán giảm 39.176.488.549 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 87,92% so với năm 2008 là lợp lý.

Lợi nhuận khác giảm 667.331.402 đồng so với năm 2009 do tốc độ tăng của các khoản thu nhập khác (năm 2009 tăng 6.542.273.764 đồng so với năm 2008) chậm hơn tốc độ tăng các khoản chi phí khác (năm 2009 tăng 7.209.605.166 đồng so với năm 2008)

Bên cạnh hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng nhưng hoạt động khác có kết quả giảm sút giữa năm 2009 so với năm 2008 thì hoạt động tài chính có lãi cụ thể: năm 2009, doanh thu hoạt động tài chính đạt 27.848.388.580 đồng, tăng 32,14% so với năm 2008, trong khi đó chi phí tài chính giảm 6.428.781.068 đồng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính năm 2009 đạt 26.855.892.674 đồng, tăng, trong khi năm 2008 hoạt động tài chính đang lỗ 976.947.257 đồng. Nguyên nhân chính là do trong năm 2009 Tổng công ty đã tiết kiệm đáng kể chi phí tài chính, mặt khác Tổng công ty đã chứ trọng đẩy mạnh các hoạt động ra ngoài, đầu tư thêm vào công ty con, góp vốn vào công ty liên kết để tăng lợi nhuận, góp phần làm tăng thêm nguồn thu nhập trong điều kiện Tổng công ty đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh doanh thì đây là một việc làm rất cần thiết. Chính do hoạt động tài chính trong năm 2009 có lãi đã làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cũng như lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp mặc dù vẫn giảm hơn so với năm 2008 nhưng vẫn có lãi.

TT CHỈ TIÊU số

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2009 so với năm 2008

Số tiền (đồng) Số tiền (đồng) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 479.032.892.482 343.668.826.392 -135.364.066.090 71,74

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 41.665.510.326 16.223.839.738 -25.441.670.588 38,94

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 437.367.382.156 327.444.986.654 -109.922.395.502 74,87

4 Giá vốn hàng bán 11 324.340.312.271 285.163.823.722 -39.176.488.549 87,92

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 113.027.069.885 42.281.162.932 -70.745.906.953 37,41

6 Doanh thu hoạtđộng tài chính 26 6.444.329.717 27.848.388.580 21.404.058.863 432,14

7 Chi phí tài chính 22 7.421.276.974 992.495.906 -6.428.781.068 13,37

-Trong đó: lãi vay 23 7.421.276.974 992.495.906 -6.428.781.068 13,37

8 Chi phí bán hàng 24 58.647.289.392 31.187.014.466 -27.460.274.926 53,18

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 22.360.548.442 17.958.071.270 -4.402.477.172 80,31

10 Lợi nhuận thuần từ hoạtđộng kinh doanh 30 31.042.284.794 19.991.969.870 -11.050.314.924 64,4

11 Thu nhập khác 31 6.352.512.587 12.894.786.351 6.542.273.764 202,99

12 Chi phí khác 32 1.370.362.493 8.579.967.659 7.209.605.166 626,11

13 Lợi nhuận khác 40 4.982.150.094 4.314.818.692 -667.331.402 86,61

14 Tộng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 36.024.434.888 24.306.788.562 -11.717.646.326 67,47

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 5.202.343.307 4.467.117.041 -735.226.266 85,87

Bên cạnh việc phân tích kết quả kinh doanh, Tổng công ty còn tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu về sức sinh lời của doanh thu, sức sinh lời của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, tỷ suất doanh lợi doanh thu.

Bảng 2.7: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời năm 2009

TT Chỉ tiêu Công thức Năm

2008

Năm 2009

Chênh lệch

1 Sức sinh lời của doanh thu

(ROS)

Lợi nhận sau thuế

Doanh thu thuần 0,07 0,06 -0,01

2 Sức sinh lời của tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân 0,06 0,04 -0,02

3 Sức sinh lời của vốn chủ sở

hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thế

Vốn chủ sở hữu bình quân 0,10 0,05 -0,05

4 Tỷ suất doanh lợi doanh thu Lợi nhuận từ hoạt động KD

Doanh thu thuần 0,07 0,06 -0,01

(Nguồn: Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh năm 2009)

Qua bảng 2.7, ta thấy, các chỉ tiêu về sức sinh lời năm 2009 giảm so với năm 2008 với mức giảm không đáng kể là: Sức sinh lời của doanh thu giảm 0,01% (năm 2008 thì 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng sang năm 2009 thì 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế); Sức sinh lời của tài sản giảm 0,02%; Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm 0,05%; Tỷ suất doanh lợi doanh thu giảm 0,01%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do sự suy thoái của kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, mặt khác do Tổng công ty đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh doanh nên cũng đã ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sản và kết quả kinh doanh của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)