Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 27 - 32)

Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp là việc xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ cho phép các nhà quản lý, nhà đầu tư, chủ nợ và ngân hàng… đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp cụ thể: Một doanh nghiệp nếu có tiền lực tài chính tốt, thì khả năng thanh toán sẽ cao, doanh nghiệp sẽ có ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn và ngược lại; từ đó giúp họ có những quyết định đúng đắn trong đầu tư, kinh doanh.

* Phân tích tình hình thanh toán: Tình hình thanh toán của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh nợ phải thu và nợ phải trả. Về mặt tổng

Nguồn tài trợ tạm thời

Hệ số tài trợ tạm thời =

Tổng nguồn vốn

Hệ số giữa tài ngắn Tài sản ngắn hạn

hạn so với nợ ngắn hạn =

thể, khi phân tích tình hình thanh toán các nhà phân tích sẽ tiến hành tính toán, so sánh rồi đưa ra nhận xét dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu sau đây:

- Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả:

( (1.16)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn so với các khoản mà doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn. Chỉ tiêu này >100% chứng tỏ doanh nghiệp bị chiến dụng vốn lớn hơn so với số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của doanh nghiệp khác và ngượi lại.

- Hệ số quay vòng các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi những khoản phải thu của doanh nghiệp

(1.17)

( (1.18)

Nếu số vòng quay càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.

- Hệ số quay vòng các khoản phải trả: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động nguồn vốn để trả những khoản nợ của doanh nghiệp.

-

(1.19)

(1.20)

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu Tổng số nợ phải thu

= x 100 so với các khoản nợ phải trả Tổng số nợ phải trả

Hệ số quay vòng các khoản Doanh thu thuần =

phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu

Số dư bình quân các khoản Tổng số nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ =

phải thu 2

Hệ số quay vòng các khoản Giá vốn hàng bán =

phải trả Số dư bình quân các khoản phải trả

Số dư bình quân các khoản Tổng số nợ phải trả đầu kỳ và cuối kỳ =

Nếu số vòng quay lớn chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tiền hàng lớn và ngược lại. Nhưng nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp vì chứng tỏ doanh nghiệp đã huy động mọi nguồn lực để trả nợ.

* Phân tích khả năng thanh toán: Khi phân tích khả năng thanh toán các nhà phân tích thường dùng các chỉ tiêu phản ánh khả năng mà doanh nghiệp trả được các khoản nợ phải trả khi đến hạn thanh toán. Trị số các chỉ tiêu này càng cao thì phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại. Nó được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu cơ bản sau đây:

- Hệ số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Chỉ tiêu khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán các nguồn có thể huy động dùng để trả nợ và nhu cầu thanh toán các khoản nợ cần phải trả trước mắt hoặc trong thời gian ấn định.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

(1.21)

Trong đó:

Nhu cầu thanh toán bao gồm: Nhu cầu thanh toán ngắn hạn (các khoản phải thanh toán ngay: nợ quá hạn, phải nộp ngân sách, phải trả tiền vay, phải trả người lao động, trả người bán, các khoản nợ đến hạn…), nhu cầu thanh toán dài hạn và các khoản phải thanh toán trong thời hạn tới.

Khả năng thanh toán bao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn (các khoản có thể dùng để thanh toán ngay: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tương đương tiền khác) và các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới.

Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán =

Hệ số khả năng thanh toán có thể được tính cho cả kỳ hoặc cho từng giai đoạn (ngắn hạn, dài hạn, tháng, quí tới…). Giá trị của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp sẽ không bảo đảm khả năng thanh toán và càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán, còn nếu gần bằng 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán. Còn ngược lại nếu giá trị này lớn hơn 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện hành hoặc là hệ số khả năng thanh toán chung).

Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả. Phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo.

Hệ số này được tính như sau:

(1.22)

Nếu trị số của chỉ tiêu này <1 có nghĩa là tổng tài sản nhỏ hơn tổng nợ phải trả, như vậy toàn bộ số tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ, chứng tỏ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, gặp khó khăn trong tài chính và có nguy cơ phá sản. Ngược lại nếu trị số của chỉ tiêu này >1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán. Nếu trị số của chỉ tiêu này = 1 thì điều đó đồng nghĩa với vốn chủ sở hữu bằng không, như vậy toàn bộ tài sản được tài trợ bằng nguồn nợ phải trả, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tình hình thanh toán nợ. Nhưng nếu quá cao thì cần phải xem xét lại vì khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ kém hiệu quả. Thông thường hệ số này bằng 2 thì được đa số các chủ nợ chấp nhận.

- Hệ số khả năng thanh toán nợ hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn _ Current ratio)

Tổng số tài sản

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát=

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

(1.23)

Trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Để đánh giá hệ số này của doanh nghiệp tốt hay xấu cần phải quan tâm tới tính chất ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu tài sản ngắn hạn, hệ số quay vòng của từng loại tài sản ngắn hạn.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Đây là thước đo về việc huy động các tài sản có khả năng chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà các chủ nợ yêu cầu hay đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

(1.24)

Nếu hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, và có thể doanh nghiệp phải bán tài sản với giá bất lợi để trả nợ và giảm uy tín với bạn hàng. Nếu hệ số này quá lớn lại phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn, mất cân đối của tài sản ngắn hạn do tập trung quá nhiều vốn bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn. Cũng giống như hệ số khả

Hệ số khả năng Tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn thanh toán nợ ngắn hạn =

Tổng số nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

năng thanh toán hiện thời, giá trị của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ.

- Hệ số khả năng thanh toán ngay:

Các chỉ tiêu “hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh” tính toán dựa trên số liệu của bảng cân đối kế toán nên trong nhiều trường hợp các chỉ tiêu này không phản ánh đúng với tình hình thực tế vì mang tính thời điểm. Để khắc phục nhược điểm các nhà phân tích đã sử dụng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán ngay” Chỉ tiêu này được tính như sau:

(1.25)

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ quá hạn và đến hạn bằng dòng tiền thuần tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ hay không. Do tính chất của các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành, trong điều kiện cho phép, chỉ tiêu này có thể được xác định riêng cho từng hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính).

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)