Về tính hệ thống và đồng bộ

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn kinh tế chính trị MácLênin ở trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 135 - 138)

L yý kin ca giáo viên v nh chuyên môn à

3.3.2. Về tính hệ thống và đồng bộ

Để việc đổi mới phương pháp KT, ĐG thực sự đem lại hiệu quả khi được đổi mới đồng bộ tất cả các khâu của quá trình đào tạo, bồi dưỡng, xác định nhu cầu người học, xây dựng chương trình, giáo trình, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, định giá, kiểm đinh chất lượng dạy học, có sự phân biệt về mục tiêu, nội dung của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau… Từ đó xác định yêu cầu, nội dung trong kiểm tra, đánh giá ở từng chương, bài… để tránh sự trùng lặp. Đồng thời đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá cần được tiến hành đồng bộ giữa các chương, các phần và các lớp để tạo sự thống nhất đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nói chung.

Cần áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào các khâu của quá trình KT, ĐG như chấm bài, làm bài, xử lý kết quả… để có thể giảm bớt gánh nặng trong việc coi thi, chấm thi… nhằm tăng tính hiệu quả và độ tin cậy cao của KT, ĐG.

Tóm lại: Không thể đổi mới quá trình dạy học nếu không đặt dạy học và kiểm tra vào một quá trình thống nhât.

Kết luận chương 3

Nâng cao chất lượng KT, ĐG trong dạy học môn KTCT Mác-Lênin ở tường CĐSP Lạng Sơn được thực hiện bằng một hệ thống các biện pháp tác động vào các yếu tố chi phối chất lượng KT, ĐG. Đây thực chất là quá trình chuẩn bị tâm thế và các điều kiện cần thiết khác cho người học, tránh tình trạng bị động, đối phó trong kiểm tra, đánh giá, đồng thời thực hiện tốt các khâu, các bước trong kiểm tra từ ra đề, lựa chọn phương pháp, phương tiện kiểm tra đến chấm bài và đánh giá kết quả d!!^ạy học.

Các phương pháp đã nêu có vai trò, vị trí không ngang bằng nhau nhưng có mối quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau, phát huy ưu điểm của nhau và khác phục nhựơc điểm cho nhau trong một chỉnh thể thống nhất do đó cần phải tiến hành đồng bộ, vận dụng khéo léo, không xem nhẹ hay bỏ qua phương pháp nào. Tuy nhiên, tình hình, đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ và đối tượng SV ở trong trường không hoàn toàn giống nhau, nên các phương pháp cần được nghiên cứu và vận dụng phù hợp với từng trường, từng giai đoạn để mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học môn KTCT Mác-Lênin.

Kết luận

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học là một bộ phận hợp thành quan trọng và tất yếu của quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá vừa đóng vai trò bánh lái vừa giữ vai trò động lực của quá trình dạy học. Việc nâng cao tính khoa học, tính khách quan và tính toàn diện, sự hấp dẫn…là mục tiêu cần đạt khi cải tiến khâu kiểm tra, đánh giá. Vì thế, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học cần bổ sung và hoàn thiện việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. Đây là một trong những công việc hết sức cần thiết và quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học.

Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học môn KTCT ở trường CĐSP Lạng Sơn thấy rằng, chất lượng kiểm tra, đánh giá môn KTCT vừa tuân thủ những quy luật chung của chất lượng thi và kiểm tra vừa phản ánh tính đặc thù trong dạy học bộ môn. Các biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá mà luận văn đề xuất nhằm tác động vào các bước chuẩn bị cho việc KT, ĐG như: chuẩn bị nội dung ra đề, tiến hành kiểm tra, chấm bài và đánh giá… Đây chính là quy trình chuẩn bị tâm thế chủ động cho SV, tránh tình trạng bị

động, đối phó trong kiểm tra, đánh giá, đồng thời nâng cao tính khoa học của các câu, các bước thực hiện kiểm tra, đánh giá.

Quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cho ta được liên hệ ngược từ SV đến giáo viên, liên hệ này càng thường xuyên bao nhiêu thì khả năng điều khiển quá trình dạy học càng rộng lớn bấy nhiêu. Vì kết quả kiểm tra, đánh giá thường phản ánh rõ nét cách dạy của thày và cách học của trò. Nên đổi mới KT, ĐG phải nhằm hướng tới sự phát triển trí thông minh, óc sáng tạo của SV. Khuyến khích SV vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống với những thái độ và niềm tin vào quá trình đổi mới. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức KT, ĐG phải bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học cho phù hợp với các cấp, các ngành học. Câu hỏi phải đo được các mục tiêu đã xác định một cách đáng tin cậy. Nội dung KT, ĐG không chỉ về kiến thức mà còn phải gắn với mục tiêu về kỹ năng, thái độ và hành vi. Các công cụ kiểm tra, đánh giá phải được lựa chọn phù hợp và thực hiện theo đúng quy trình của định hướng đổi mới.

Mỗi đề kiểm tra nên kết hợp nhiều phương pháp và các giải pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Qua đó vừa thu được kết quả chính xác, vừa tác động tích cực, có ý nghĩa giáo dục đối với quá trình dẫn đến kết quả đó.

Như vậy, việc xây dựng nội dung, kết hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá mà đề tài nghiên cứu phần nào đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay, đó là đổi mới nội dung phải gắn liền với đổi mới phương pháp. Đây là một yêu cầu quan trọng cần phải tiếp tục được nghiên cứu và thực hiện phổ biến nhằm tạo ra những biến đổi về chất trong giáo dục nói chung và trong quá trình dạy học KTCT Mác-Lênin nói riêng.

Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận văn, kết quả nghiên cứu này mang tính hệ thống, logic, phù hợp với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra. Các biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá đã được

thực nghiệm có kêt quả và được chứng minh là đúng và mang tính khả thi

Bất cứ một kết quả nghiên cứu nào cũng chỉ có giá trị trong những điều kiện nhất định, trong khi đó thực tiễn lại luôn vận động, phát triển, biến đổi không ngừng. Vì vậy, với thời gian và điều kiện nghiên cứu trong khuân khổ nhỏ hẹp của một luận văn nên còn nhiều vấn đề mà chúng tôi mới chỉ nêu ra chưa có điều kiện giải quyết hết được. Nên kết quả nghiên cứu của luận văn còn những điều bỏ ngỏ sẽ được triển khai, nghiên cứu và hoàn thiện trong quá trình áp dụng và trong những công trình tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn kinh tế chính trị MácLênin ở trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w