V- Câu trả lời ngắn: Yêu cầu trả lời được những nội dung cơ bản sau:
2.3.2. Kết quả phân tích đề kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp TNKQ Bảng 3: Kết quả thực nghiệm dạng đề TNKQ
Bảng 3: Kết quả thực nghiệm dạng đề TNKQ
Lớp Số SV Giỏi Khá Trung bình Yếu-Kém
Khối lớp thực nghiệm
(K1 Vật lý & K1 Hoạ) 82 7,68 64,44 26,56 1,32 Khối lớp đối chứng
(K1 Tin học & K4 T.Văn) 83 1,8 35,5 52,6 10,1
Dựa vào số liệu ở bảng 3 chúng tôi minh hoạ kết quả kiểm tra với dạng câu hỏi TNKQ bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Kết quả thực nghiệm dạng đề TNKQ
Tổng hợp kết quả thu được từ bảng 3 và biểu đồ 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy: tỷ lệ đạt được của SV hai lớp ở mức độ gỏi, khá, trung bình, yếu - kém có sự chênh lệch khá lớn. Trong đó tỷ lệ giỏi của lớp đối chứng thấp hơn (chỉ đạt 1,8%) lớp thực nghiệm là 7,68%.
- Điểm khá của lớp đối chứng 35,5%, lớp thực nghiệm 64,44%. Trong khi đó tỷ lệ trung bình ở lớp đối chứng lại rất cao (52,6%) và còn tồn tại nhiều điểm yếu-kém hơn lớp thực nghiệm: Lớp thực nghiệm là 1,32%, lớp đối chứng là 10,1%, trênh nhau tới 9,78%.
Kết quả này chứng tỏ:
- Với bài kiểm tra tự luận truyền thống SV khó đạt kết quả cao hơn, điểm số thường thiếu ổn định do cách ra đề nên không tạo được hứng thú học tập cho SV, SV không tự đánh giá được kết quả học tập của mình, khó phân loại được SV.
Đối với bài kiểm tra TNKQ được thiết kế với nhiều loại câu hỏi khác nhau được xây dựng một cách chặt chẽ, nội dung rộng và bao quát, nên đáp ứng được mục tiêu của môn học, giáo viên dễ phân loại được SV, SV cũng tự đánh giá được kết quả học tập của mình, qua đó tự điều chỉnh cách học.
Bài kiểm tra dạng đề TNKQ xây dựng hệ thống cho điểm khách quan, nên bài kiểm tra có độ chính xác và độ tin cậy cao, tạo được hứng thú cho SV… thông qua kết quả thực nghiệm có thể bước đầu đưa ra nhận xét là việc sử dụng dạng đề kiểm tra TNKQ trong KT, ĐG kết quả học tập môn KTCT Mác-Lênin đảm bảo mục tiêu giáo dục, đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy, đem lại hiệu quả cao hơn trong việc KT, ĐG kết quả học tập của SV.