Kết quả phân tích bài kiểm tra, đánh giá dạng đề kết hợp các phương pháp

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn kinh tế chính trị MácLênin ở trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 98 - 104)

V- Câu trả lời ngắn: Yêu cầu trả lời được những nội dung cơ bản sau:

2.3.4. Kết quả phân tích bài kiểm tra, đánh giá dạng đề kết hợp các phương pháp

duy cho sinh viên, ngoài ra đây còn là phương pháp phân loại đánh giá SV rất hiệu quả. Tuy nhiên, dạng đề này cũng có mặt hạn chế là chỉ có thể phát huy hiệu quả đối với SV có học lực trung bình khá trở lên, còn những SV có học lực yếu, kém sẽ khó làm bài. Do vậy, chúng ta cần hạn chế sử dụng độc lập phương pháp này, mà trong quá trình kiểm tra cần khéo léo sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để SV có học lực trung bình và yếu hơn có thể làm được bài đạt yêu cầu.

2.3.4. Kết quả phân tích bài kiểm tra, đánh giá dạng đề kết hợp cácphương pháp phương pháp

Bảng 5: Kết quả thực nghiệm dạng đề TNKQ kết hợp phương pháp tự luận

Lớp Số SV Giỏi Khá Trung bình Yếu-Kém

Khối lớp thực nghiệm

(K4 T.Văn & K1 V.Lý) 98 19,1 63 17,9 0

Khối lớp đối chứng

(K1 Hoạ & K1 Nhạc) 72 6,6 27,8 61,4 4,2

Biểu đồ 4. Kết quả thực nghiệm dạng đề TNKQ kết hợp phương pháp tự luận

So sánh kết quả đã tập hợp ở bảng 5 và biểu đồ 4 của hai khối thực nghiệm và khối đối chứng ta thấy: tỷ lệ điểm giỏi và khá ở lớp thực nghiệm cao hơn rất nhiều so với khối đối chứng (tỷ lệ điểm trung bình ở lớp thực

nghiệm thấp hơn khối đối chứng trong khi đó điểm yếu kém ở khối thực nghiệm không có thì khối đối chứng vẫn còn 4,2%. Như vậy, tỷ lệ điểm giữa hai nhóm có sự chênh lệch nhau khá rõ, cụ thể:

- Điểm giỏi lớp thực nghiệm là 19,1%, lớp đối chứng chỉ đạt 6,6%. - Điểm khá của lớp thực nghiệm là 63,0%, lớp đối chứng là 27,8%. - Điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 17,9% nhưng điểm trung bình của lớp đối chứng chiếm tỷ lệ rất cao, lên tới 61,4%.

- Điểm yếu, kém của lớp thực nghiệm không có, nhưng lớp đối chứng vẫn còn 4,2%.

Như vậy, chúng ta thấy đối với bài kiểm tra thông thường mà trước đây giáo viên vẫn thường sử dụng, kết quả khá - giỏi của SV đạt thấp hơn đề kiểm tra có đổi mới, đặc biệt số SV đạt điểm khá ở lớp thực nghiệm rất cao, trong khi đó lớp đối chứng làm đề kiểm tra thông thường chưa có đổi mới lại rất thấp và vẫn tồn tại điểm yếu, kém. Vậy, với đề kiểm tra trước khi chưa có sự tác động thực nghiệm, giáo viên chỉ có thể kiểm tra, đánh giá được kết quả học tập của SV trong phạm vi hẹp của chương trình. Chất lượng đánh giá cũng chỉ tập trung vào khả năng ghi nhớ kiến thức, các yêu cầu tổng hợp, khái quát kiến thức, yêu cầu thực hành của môn học chưa được đặt ra.

Vậy, sau khi có sự đổi mới, kết quả của lớp thực nghiệm qua điểm số đã chứng minh bài kiểm tra sử dụng kết hợp phương pháp TNKQ và tự luận có đổi mới thì tính toàn diện của nội dung kiểm tra và tính chính xác, khách quan cao hơn bài kiểm tra thông thường khi chưa đổi mới.

Kết quả này một lần nữa khẳng định tính ưu việt hơn hẳn của việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV.

Bảng 6: Kết quả thực nghiệm dạng đề kết hợp phương pháp TNKQ với bài tập và phương pháp tự luận

Lớp Số SV Giỏi Khá Trung bình Yếu-Kém

Khối lớp thực nghiệm

(K1 Tin học) 31 13,3 58,4 25,6 2,7

Khối lớp đối chứng

(K1 Hoạ & K1 Nhạc) 72 6,6 27.8 61,4 4,2

Biểu đồ 5: Kết quả thực nghiệm dạng đề kết hợp phương pháp TNKQ với bài tập và phương pháp tự luận

Qua bảng 6 và biểu đồ 5 về kết quả thực nghiệm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy:

Tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi và khá của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng rất nhiều, tỷ lệ sinh viên có điểm trung bình và yếu thấp hơn so với lớp đối chứng, cụ thể:

- Điểm giỏi của lớp thực nghiệm là 13,3% trong khi đó lớp đối chứng chỉ đạt 6,6%.

- Điểm khá của lớp thực nghiệm là 58,4%, lớp đối chứng là 27,8%. - Điểm trung bình của lớp thực nghiệm rất ít chỉ còn 25,6%, trong khi đó lớp đối chứng tỷ lệ sinh viên đạt điểm ở mức độ trung bình lại rất đông, chiếm 61,4%.

- Điểm yếu, kém ở lớp thực nghiệm còn 2,7% và lớp đối chứng là 4,2%. Điều này chứng tỏ việc áp dụng biện pháp kết hợp giữa câu hỏi TNKQ và bài tập với phương pháp tự luận có đổi mới bước đầu đã đạt hiệu quả, phản ánh đúng thực chất và trình độ của SV, phân loại sinh viên rất rõ nét. Các số liệu trên cho thấy phương pháp kiểm tra đánh giá có sự kết hợp của phương

pháp TNKQ với phương pháp bài tập và phương pháp tự luận đã đảm bảo được tính khách quan và độ tin cậy, đặc biệt kích thích được tính sáng tạo cho những SV có khả năng tư duy suy luận tốt. Nên nó thực sự đem lại chuyển biến cũng như cách thức học tập của SV. Khi sử dụng phương pháp này sẽ hạn chế được vấn đề may rủi, học tủ, học lệch, rèn luyện khả năng tư duy nhanh nhẹn, trình bày lôgic của SV. Kết quả mỗi bài kiểm tra đều thể hiện đúng, chính xác năng lực học tập của SV, tránh được cách đánh giá chủ quan của giáo viên. Vì vậy, phương pháp này cần được lựa chọn áp dụng vào thực tiễn trong kiểm tra, đánh giá môn kinh tế chính trị Mác-Lênin ở trường CĐSP Lạng Sơn.

Sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã lấy ý kiến của giáo viên bộ môn và SV tham gia thực nghiệm, kết quả thu được như sau:

* ý kiến của giáo viên:

Chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn và giáo viên tham gia thực nghiệm. Phần lớn giáo viên đều thừa nhận việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học nói chung và đổi mới kiểm tra đánh giá môn kinh tế chính trị nói riêng là rất cần thiết và nên sử dụng thường xuyên. Vì việc sử dụng các dạng đề kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới thực sự mang lại hiệu quả về nhiều mặt.

Nhiều ý kiến cho rằng: Các dạng đề kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới có thể đảm bảo việc đánh giá khách quan, chính xác hơn, toàn diện hơn trong việc chấm bài của SV. Các phương pháp kiểm tra này hạn chế được việc “học tủ”, “học lệch” ở SV và kích thích SV hứng thú học tập hơn, thúc đẩy SV tự giác hơn, tích cực tìm tòi cách giải quyết các bài tập. Từ đó rèn luyện cho SV kỹ năng vận dụng những điều kiện đã học vào thực tiễn một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất.

Các đề kiểm tra này đã nhằm vào số đông SV, có sự phân hóa tích cực theo các mức độ từ dễ đến khó để kiểm tra đối tượng khác nhau. Nhờ đó phân loại được SV ở các trình độ khác nhau. Trên cơ sở đó giáo viên và SV có cơ sở để điều chỉnh cách dạy và cách học của mình, cải tiến phương pháp

dạy học, nâng cao chất lương dạy học bộ môn đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục và thời đại.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá mới đã thực sự giúp SV củng cố và phát triển trí tuệ, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo.

* ý kiến sinh viên

Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi còn thu thập ý kiến SV qua mẫu phiếu điều tra AK2. Phần lớn các em đều mong muốn giáo viên và nhà trường có sự cải tiến cách thức kiểm tra, đánh giá. Qua phiếu điều tra và quan sát trực tiếp các em đều thừa nhận việc kiểm tra theo phương pháp mới này đòi hỏi các em phải học một cách toàn diện và thường xuyên ôn tập, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu… Muốn làm được bài kiểm tra đạt chất lượng cao các em phải học thật tốt các nội dung môn học, cần suy nghĩ kỹ để hiểu các vấn đề và tạo thói quen rèn luyện khả năng suy luận, lập luận, khả năng đưa ra ý kiến, khảng định ý kiến cá nhân và biết liên hệ lý luận vào thực tiễn cuộc sống.

Tóm lại: Các đề kiểm tra theo phương pháp mới này nhìn chung đã đánh giá đúng năng lực của SV, hiện tượng căng thẳng, lo lắng trong khi làm bài đã giảm, đặc biệt là hiện tượng gian lận trong thi cử đã giảm đi rõ rệt. SV có thể tự đánh giá được kết quả bài làm của mình tương đối chính xác. Qua việc sử dụng phương pháp kiểm tra mới, những kiến thức, kỹ năng còn yếu, chưa chắc chắn đã được phát hiện để kịp thời điều chỉnh. Việc sử dụng phương pháp kiểm tra mới rất phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay và đạt yêu cầu về mặt giáo dục.

Kết luận chương 2

Thông qua kết quả thực nghiệm, trao đổi với giáo viên và SV. Chúng tôi nhận thấy rằng: Việc thực nghiệm được tổ chức một cách hợp lý theo đúng yêu cầu và quy trình tổ chức thực nghiệm đối với môn KTCT mà luận văn đã đưa ra là hoàn toàn đúng đắn, khách quan, các số liệu thực nghiệm đã thu thập và sử lý, phân tích đảm bảo tính khách quan, chân thực nên có thể đem áp dụng vào thực tiễn ở trường CĐSP Lạng Sơn.

Qua kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, việc ra đề, hướng dẫn SV ôn tập và kiểm tra theo hướng đổi mới đã đánh giá đúng thực chất năng lực nhận thức và thái độ học tập của SV, phát huy được năng lực của SV trong quá trình học tập. Phương pháp mới đã giúp họ đào sâu thêm kiến thức, kỹ năng học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của SV.

Việc kiểm tra cũng đã giúp giáo viên đánh giá đúng kết quả học tập của SV một cách khách quan, công bằng và toàn diện hơn. Qua kiểm tra giáo viên đã nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng SV để từ đó có sự điều chỉnh cách dạy cho phù hợp.

Sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá mà chúng tôi tiến hành theo phương pháp đổi mới đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn KTCT Mác-Lênin theo hướng tích cực hóa hoạt động dạy học. Kết quả trên chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết thực nghiệm và các biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học môn KTCT ở trường CĐSP Lạng Sơn mà đề tài đã đề xuất.

Chương 3

Quy trình và đIều kiện xây dựng đề kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới trong dạy học

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn kinh tế chính trị MácLênin ở trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w