V- Câu trả lời ngắn: Yêu cầu trả lời được những nội dung cơ bản sau:
3.1.2. Quy trình xây dựng đề kiểm tra, đánh giá môn KTCT Mác-Lênin
Quy trình xây dựng đề vấn đáp và tự luận để đánh giá kết quả học tập môn KTCT Mác-Lênin của SV trường CĐSP Lạng Sơn cần tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Xác định các mục tiêu cần đánh giá
Để xây dựng đề kiểm tra cần phải biết rõ mục tiêu dạy học nào cần đánh giá và tương ứng với nó là những nội dung gì. Những mục tiêu và nội dung đó phải được cụ thể hóa thành những ý để có thể xây dựng thành các câu hỏi. Mục tiêu học tập càng được trình bày cụ thể bao nhiêu thì càng có nhiều khả năng thực thi bấy nhiêu, mục đích là để tìm xem SV đã thực hiện có hiệu quả các mục tiêu học tập đã đề ra như thế nào. Từ mục tiêu cụ thể của bài học cho phép xác định đối tượng đánh giá và nội dung kiến thức xây dựng câu hỏi.
Mục tiêu của mỗi nội dung dạy học cụ thể là kết quả mong muốn SV phải đạt được qua học tập, nghiên cứu, mục tiêu đó cần được diễn đạt bằng các tiêu chí, mức độ, các giá trị của tri thức, kỹ năng có thể lượng hóa được, chúng có các mức độ thể hiện khác nhau. Hiện nay người ta có nhiều cách cụ thể hóa mục tiêu dạy học như: Cụ thể hóa theo chất lượng, theo chức năng trí tuệ, theo các dấu hiệu của năng lực…
* Cụ thể hóa mục tiêu về mặt chất lượng
Đây là những tiêu chí nói lên tính chất của kết quả học tập mà SV phải đạt được, mục tiêu này có hai nhóm phản ánh hai trình độ lĩnh hội nội dung dạy học.
- Phản ánh nội dung dạy học đã được thu nhận, nghi nhớ, nhóm này gồm: trình độ đủ, chiều sâu; tính cụ thể; tính hệ thống; tính liên tục và tính
mở rộng của các tri thức đã lĩnh hội. Nhóm này phản ánh kết quả dạy học ở trình độ tri thức, tức là mới nắm được tri thức, chưa biến thành phẩm chất, nhân cách của SV.
- Phản ánh nội dung dạy học đã được biến đổi thành phẩm chất nhân cách của SV, nhóm này gồm: Tính mềm dẻo, linh hoạt của tư duy, tính cơ động, tính ý thức, tính bền vững của các đặc điểm nhân cách. Đây là kết quả dạy học đã biến thành phẩm chất, năng lực của SV, bảo đảm cho SV có thể vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn cuộc sống.
* Cụ thể hoá mục tiêu về mặt số lượng tri thức, kỹ năng đã lĩnh hội
Cụ thể hóa số lượng tri thức, kỹ năng thành bốn mức tương đương với bốn trình độ lĩnh hội nội dung dạy học với các mục tiêu sau:
- Mục tiêu kiến thức
+ Trình độ 1: Nhận biết được kiến thức đã được lĩnh hội khi được nhắc lại.
+ Trình độ 2: Tái hiện kiến thức đã lĩnh hội không cần tiếp xúc lại. + Trình độ 3: Có thể vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống đã biết, đã quen thuộc hoặc tình huống đã mô tả.
+ Trình độ 4: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức đã được lĩnh hội vào hoàn cảnh thực tiễn.
- Mục tiêu kỹ năng;
Sau khi học xong SV có thể vận dụng sáng tạo những kiến thức lý luận vào hoàn cảnh tương đương cho phù hợp với thực tiễn.
* Cụ thể hóa mục tiêu theo chức năng trí tuệ
Đây là cách thức cụ thể hóa mục tiêu dạy học theo kết quả phát triển các chức năng trí tuệ của SV mà quá trình dạy học đã tạo ra. Có các trình độ phát triển trí tuệ với các biểu hiện của nó như:
- Trình độ ghi nhớ, tái hiện: có thể tái hiện được thông tin đã lĩnh hội và tái hiện được chúng.
- Trình độ thông hiểu: Có thể truyền đạt thông tin cho người khác và giải thích được thông tin đó.
- Trình độ vận dụng: Vận dụng thông tin dưới dạng các quy tắc, nguyên tắc, phương pháp, khái niệm… vào tình huống mới mà không cần sự gợi ý.
- Trình độ phân tích: phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
- Trình độ tổng hợp: Có thể cải tổ, khái quát hóa thông tin từ nhiều nguồn khác nhau tạo nên nhận thức mới.
* Cụ thể hóa theo các dấu hiệu của năng lực
Đây là cách cụ thể hóa mục tiêu dạy học theo kết quả phát triển năng lực của SV trong quá trình dạy học. Các khả năng đó cùng với các dấu hiệu để đánh giá sự phát triển của nó như sau:
- Khả năng hiểu thuật ngữ, khái niệm, có thể hiểu và diễn đạt đúng ý nghĩa của thuật ngữ, khái niệm.
- Nhớ các sự kiện: Nắm được các sự kiện đã lĩnh hội được trong nội dung dạy học.
- Hiểu các nguyên tắc, quy luật: Ngoài việc nghi nhớ… SV còn có thể vận dụng những nguyên tắc, quy luật vào hoàn cảnh, tình huống cụ thể.
- Giải thích các mối tương quan giữa các hiện tượng, quy luật, tình huống thực tế.
- Tính toán trên cơ sở những tri thức môn học. - Đưa ra hành động, giải pháp thích hợp.
- Dự kiến tình huống thực tiễn, xây dựng kế hoạch, biện pháp, phương án hành động hợp lý.
Mỗi cách cụ thể hóa mục tiêu dạy học cho ta phương án phân tích nội dung dạy học nhằm xây dựng các câu hỏi kiểm tra, đánh giá. Tùy theo mục đích của kỳ kiểm tra, tùy theo đặc điểm, nội dung môn học và đối tương SV cần đánh giá để lựa chọn cách ra đề thích hợp.
Bước hai: Lựa chọn nội dung cần đánh giá.
Căn cứ vào mục tiêu cụ thể của việc kiểm tra và nội dung chương trình những câu hỏi kiểm tra, đánh giá sẽ được xây dựng. Lựa chọn nội dung cần kiểm tra, đánh giá giúp cho việc xác định chính xác số câu hỏi cho từng mục tiêu cần đạt và nó còn giúp cho chúng ta đo được cái cần đo mà ta đã định sẵn (đo được cái gì và ở mức độ nào?).
Hệ thống các câu hỏi kiểm tra phải là một mẫu tiêu biểu cho những điều giảng dạy, phải chứa đựng các mục tiêu học tập và các yêu cầu mà SV cần phải giải quyết liên quan đến những chủ đề đã trình bày ở bài giảng. Số lượng câu hỏi phải tương xứng với tầm quan trọng của nội dung kiến thức và hình thức kiểm tra, đồng thời cũng phải tương xứng với thời lượng phân bổ cho từng nội dung. Mặt khác, các câu hỏi cần đo được những mức độ mà nó cần đo. Cụ thể hơn, đề kiểm tra phải đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau, các mức độ này cũng cần có sự định rõ, phân bố cụ thể, hợp lý ở nội dung kiến thức nhất định, sự chuẩn bị chu đáo như vậy sẽ tránh được việc thiết kế ra các câu hỏi có nội dung vụn vặt và đơn giản, chỉ đo được những mức độ nhận thức thấp. Bởi những câu hỏi như vậy thường dễ xây dựng nhưng không có độ phân loại cao.
Để đạt được mục tiêu trên, cần phải phân tích kỹ lưỡng toàn bộ chương trình, tìm ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong giảng dạy và học tập. Sau đó xác định tầm qua trọng của từng nội dung và thời gian phân bố cho nội dung đó, định ra các trọng số cụ thể theo thứ tự nội dung tổng quát, nội dung chi tiết. Mặt khác phải xác định rõ những mức độ đánh giá khác nhau đối với SV, chỉ rõ các mức độ đánh giá đó nằm ở chương nào, nội dung kiến thức nào…
3.1.2.1. Quy trình xây dựng đề vấn đáp và tự luận
Đây là công đoạn đòi hỏi tính chính xác cao, người thiết kế câu hỏi phải bám sát kế hoạch đã vạch ra, đồng thời cần tuân thủ các yêu cầu sau: (thông thường mỗi giáo viên được phân soạn câu hỏi sâu về một phần hay một chương).
Thứ nhất: Thiết kế câu hỏi kiểm tra vấn đáp và tự luận
- Câu hỏi vấn đáp, phải xác định rõ yêu cầu, nội dung vấn đáp để xây dựng hệ thống câu hỏi chính và những câu hỏi phụ có tính chất gợi ý.
- Nên đặt câu hỏi có tính chất kích thích tính tích cực, độc lập tư duy, phát triển hứng thú nhận thức của SV. Hạn chế đặt những câu hỏi chỉ cần trả lời có hoặc không và những câu hỏi có tính chất gài bẫy.
- Phần nội dung của câu hỏi: Phải lựa chọn những tư tưởng, những quan điểm, nội dung kiến thức điển hình sao cho khi làm bài SV có thể lý giải được bằng hệ thống tri thức đã được học.
- Phần câu hỏi bao gồm:
+ Một hệ thống câu hỏi (xây dựng ngân hành câu hỏi) trong đó các câu hỏi phải thật cụ thể rõ ràng, đảm bảo về kỹ thuật và văn phong… sao cho người làm bài thấy được giới hạn của các câu trả lời và có thể trả lời một cách ngắn gọn, chính xác.
+ Câu hỏi được xác định rõ sao cho chỉ có một cách trả lời là tốt nhất. + Câu hỏi phải đại diện nhiều nhất cho mục tiêu đã xác định và với trọng số phù hợp được xác định trong bảng đặc tính.
+ Đảm bảo phù hợp với đối tượng.
+ Khi soạn câu hỏi cần tính toán, cân đối các yếu tố như: Thời gian, nội dung kiểm tra, tính khách quan, chính xác của câu hỏi kiểm tra.
Thứ hai: Lấy ý kiến của giảng viên bộ môn và ý kiến của nhà chuyên
môn.
- Sau khi soạn câu hỏi xong, chúng ta nên rà soát lại nhiều lần nhằm tránh những sơ suất chủ quan. Với những câu hỏi còn có sự vướng mắc, cần trao đổi với giáo viên bộ môn và các nhà chuyên môn nhằm mục đích chỉnh lý hoàn thiện câu hỏi.
- Câu hỏi cần được xem xét, phân tích, góp ý trên các phương diện sau: + Phân tích sự phù hợp của câu hỏi đối với từng nội dung cần đánh giá. + Phát hiện, sửa chữa hoặc loại bỏ những câu chưa đạt yêu cầu về kiến thức, những câu có thể hiểu và trả lời theo nhiều cách khác nhau.
+ Phân tích sự hợp lý giữa các dữ kiện trong từng nội dung của câu hỏi đặt ra
+ Xem xét các tiêu chí đánh giá ở từng câu hỏi.
+ Xem xét sự phù hợp của từng câu hỏi với thời gian làm bài. + Xem xét sự chính xác của thuật ngữ, các mệnh đề, các câu hỏi. Sau khi đã tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn và các nhà chuyên môn, tất cả những ý kiến đóng góp phải được nghi chép đầy đủ. Trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh lại câu hỏi theo yêu cầu cần bổ sung sửa chữa.
Lưu ý: Câu hỏi sau khi được xây dựng cần sắp xếp vào hệ thống để tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho việc lưu giữ, cũng như có được căn cứ để lựa chọn nhanh chóng, hợp lý các câu hỏi đưa vào bài kiểm tra.
Các câu hỏi kiểm tra cần được sắp xếp như sau:
+ Xếp theo từng chủ đề của môn học để dễ dàng khi lựa chọn (Xếp theo chương, bài, đơn vị học trình, học phần…)
+ Cần ghi ký hiệu riêng cho mỗi loại câu hỏi.
+ Cần ghi kèm cho mỗi câu hỏi các chỉ số về độ khó, độ phân biệt để dễ dàng xác định đề kiểm tra tương đương.
Thứ ba: Ghép các câu hỏi thành đề.
* Ghép câu hỏi thành đề.
- Khi ghép câu hỏi thành các đề cần lưu ý:
+ Các câu hỏi phải được sắp xếp lôgic của vấn đề theo trật tự từ dễ đến khó và các yêu cầu đưa ra với SV phải rõ ràng, chính xác.
+ Các câu hỏi phải có nội dung nằm trong phạm vi chương trình mà SV được học, được ôn tập.
+ Số câu hỏi được thiết kế phải đáp ứng được mục tiêu kiến thức, đảm bảo độ tin cậy.
+ Đề kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu phân bổ các câu hỏi theo trọng số và bao quát tất cả nội dung, cụm chuyên đề. Đồng thời đảm bảo đánh giá
được trình độ của người học so với yêu cầu đề ra. Mỗi đề nên có câu hỏi thuộc loại dễ, có câu hỏi ở mức độ trung bình và tương đối khó và cuối cùng là câu hỏi khó nhằm phân loại SV.
+ Khi xây dựng đề cần ước lượng thời gian trả lời cho từng câu. + Trong đề có chỉ dẫn về thời gian, thang điểm và điều kiện làm bài. - Sau khi ghép câu hỏi thành các đề, chúng ta tiến hành lên mẫu để kiểm tra
Bước bốn: Xây dựng đáp án và thang điểm.
Căn cứ vào đề kiểm tra, giáo viên xây dựng đáp án chi tiết cho từng câu hỏi. Tương ứng với đáp án cho từng câu hỏi là biểu điểm:
- Thiết kế đáp án phải nhằm vào những mục đích sau:
+ Chỉ rõ được kết quả đúng cho mỗi câu hỏi. Hướng dẫn cho điểm từng câu hỏi. Đối với câu hỏi dạng đề vấn đáp và tự luận, để phát huy tính tích cực, sáng tạo của SV, giáo viên cần tôn trọng cách diễn đạt khác nhau của họ, không bắt buộc SV phải trả lời đúng hoàn toàn như trong đáp án mà chỉ cần đảm bảo đủ ý…
Ví dụ: Bảng mẫu đáp án và thang điểm
Câu hỏi
ý Nội dung Điểm thànhphần Tổngđiểm
Câu 1 ý 1 ý 2 …. Câu 2 ý 1 ý 2 …
- Duyệt lại đề kiểm tra và in ấn, nhân bản để kiểm tra, đánh giá.
- Đáp án và biểu điểm cần thiết kế chi tiết, chính xác và khoa học sao cho sau đó chính là thước đo chính xác nhất để đo lường kết quả học tập của SV trong kỳ kiểm tra đó.
- Hệ thống câu hỏi cần được xem xét, điều chỉnh, sửa chữa, thay mới ở mức độ nhất định để đảm bảo tính cập nhật.
Bước năm: Tiến hành kiểm tra, đánh giá
- Tiến hành kiểm tra: Quá trình tổ chức cho SV làm bài kiểm tra được tiến hành, thực hiện theo đúng quy chế tổ chức thi của Bộ giáo dục - Đào tạo và văn bản hướng dẫn của trường, bao gồm ba công đoạn:
+ Phát đề kiểm tra
+ Giám sát làm bài kiểm tra (hay điều khiển tổ chức kiểm tra nếu kiểm tra vấn đáp)
+ Thu bài kiểm tra: Đảm bảo đúng giờ, đủ số lượng và niêm phong cẩn thận.
- Phân tích kết quả
+ Câu hỏi tự luận chấm theo đáp án và thang điểm đã xây dựng sẵn (ở bước bốn)
+ Tập hợp điểm số trên cơ sở các kết quả kiểm tra đưa ra các biện pháp để điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập, điều chỉnh các mục tiêu cần đánh giá, điều chỉnh câu hỏi khi đưa vào kiểm tra ở những lần sau…
Trên cơ sở kết quả thu được sau khi lượng giá, giáo viên tiến hành phân tích toàn bộ để xác định gá trị tổng thể đạt được. Sau đó phân tích kỹ hơn ở những đối tượng đặc biệt cần lưu ý (bài đạt điểm giỏi, bài có điểm yếu, kém, bài gây ấn tượng…) Từ đó tổ hợp lại để tìm nguyên nhân kết quả đạt được, rút ra những mặt mạnh để phát huy, những mặt yếu cần khắc phục…
Những kết quả thu được phải thông báo cho SV trong thời gian sớm nhất. Đây chính là bước trả và chữa bài kiểm tra (đối với kiểm tra thường
xuyên và bài kiểm tra học trình), nhận xét để họ tự rút ra kinh nghiệm và
điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân. Không những vậy, giáo viên cần 115
giới thiệu những bài làm tốt, sáng tạo, có ý tưởng độc đáo để SV khác tham khảo hoặc tổng hợp mộ số lỗi cần tránh, lắng nghe ý kiến phản hồi của SV để có sự giải đáp thỏa đáng.
Vậy, để xây dựng và sử dụng câu hỏi tự luận một cách có hiệu quả trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV cần tuân thủ theo quy trình trên. Có thể khái quát quy trình xây dựng câu vấn đáp và tự luận theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Quy trình xây dựng câu hỏi vấn đáp và tự luận